Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn aranya, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ du lịch haco (Trang 41)

6. Kết cấu khóa luận

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn

khách sạn Aranya

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân

2.3.1.1. Ưu điểm

- Cơ cấu lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya khá ổn định và hợp lý phù hợp với đặc điểm yêu cầu của từng cơng việc. Tại bộ phận, có sự chun mơn hóa trong từng tổ bàn, bếp, phân chia công việc hợp lý, đảm bảo đúng người đúng việc. Tại bộ phận bàn, bếp lao động chủ yếu là nam giới, có độ tuổi trung bình thấp phù hợp với tính chất cơng việc địi hỏi sức khỏe, bền bỉ. Cơ cấu tổ chức của bộ phận nhà hàng gọn nhẹ, tạo được sự thống nhất trong quản lý.

- Mỗi bộ phận đều có khơng gian làm việc riêng, được sắp xếp các CSVCKT phù hợp với công việc của từng bộ phận (bộ phận bàn, bộ phận bếp).

2.3.1.2. Nguyên nhân

- Nhận thức về tầm quan trọng về nguồn nhân lực trong bộ phận kinh doanh ăn uống do đó khách sạn đã quan tâm và chú trọng đến công tác bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chú trọng đến việc phân bổ nhân viên về cơ cấu, độ tuổi, trình độ hợp lý để hỗ trợ nhau trong mỗi bộ phận và mỗi ca làm việc.

- Độ tuổi trung bình của đội ngũ LĐ tại bộ phận nhà hàng tương đối trẻ, chính vì vậy họ rất năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong cơng việc cũng như phục vụ khách.

- Nhân viên trong nhà hàng tại khách sạn được phân chia theo các ca phù hợp với yêu cầu công việc, và nguyện vọng của nhân viên.

- Ngồi ra bộ phận nhà hàng có sự phân công lao động nam nữ ở bộ phận bàn, bar và bếp tương đối đồng đều và phù hợp với đặc điểm yêu cầu công việc mà từng bộ phận đảm nhiệm, chủ yếu là lao động nam vì tính chất cơng việc của các bộ phận này đòi hỏi sự bền bỉ, sức khỏe.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Bộ phận nhà hàng xác định định mức lao động khơng hợp lý, thiếu tính chính xác, thiếu sự phân tích khoa học, chưa tính đến các nhân tố ảnh hưởng đến định mức lao động. Định mức lao động cho nhân viên bộ phận bàn là thấp nên lượng nhân viên dư thừa, thời gian rảnh rỗi nhiều làm năng suất lao động không

cao do không phát huy được hết năng lực, khả năng làm việc của nhân viên, hiệu quả sử dụng LĐ cịn thấp.

- Phân cơng lao động chưa hợp lý, chưa đúng với khả năng, năng lực, sở trường của từng nhân viên.

- Hiệu quả kinh doanh kém, hiệu quả sử dụng lao động ở bộ phận nhà hàng chưa tốt, chi phí tăng cao, gây lãng phí, dẫn đến giảm lợi nhuận.

- Sức sinh lời của chi phí tiền lương trong năm 2014 của các bộ phận đều giảm. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm do bộ phận nhà hàng chưa phát huy được hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương khơng chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực làm việc của nhân viên cả về giao tiếp, trình độ nghiệp vụ và khả năng ngoại ngữ của nhân viên, chưa phát huy hết hiệu quả làm việc của người lao động.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng năm 2014 đều giảm so với năm 2013, sức sản xuất kinh doanh và sức sinh lời của chi phí lương đều giảm. Hiệu quả thể hiện ở các chỉ tiêu là chưa tốt.

- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong nhà hàng của khách sạn ở mức thấp, tổng số nhân viên có thể giao tiếp tốt bằng tiếng anh khơng nhiều.

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình qn một lao động ăn uống giảm mạnh. Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh lợi nhuận trung bình của một nhân viên mang lại cho khách trong một kỳ kinh doanh.

- Cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao động tại nhà hàng còn gặp nhiều vấn đề bất cập. Nhân viên trong khách sạn khi được tuyển dụng khơng q khắt khe, khơng theo đúng quy trình tuyển dụng, nhân viên không cần phải kiểm tra tay nghề, khả năng tác nghiệp, giao tiếp với khách hàng. Nên khi bố trí vào làm việc, nhiều nhân viên khơng đáp ứng được yêu cầu công việc, giao tiếp với khách hàng yếu kém. Định mức công việc tại nhà hàng của khách sạn chỉ là sự tương đối.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Tổ chức quản lý chưa tốt, nhân viên chưa có nhận thức về trách nhiệm cá nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc chưa nghiêm túc. Công tác quản lý, giáo dục ý thức làm việc cho nhân viên chưa được chú trọng, hình thức thưởng phạt chưa rõ ràng. Nhân viên vẫn chưa thực hiện những quy định của nhà hàng về tác phong làm việc vẫn cịn tình trạng làm việc riêng trong giờ, tụ tập nói chuyện, sử dụng điện thoại nhiều.

- Công tác tuyển dụng không đảm bảo chất lượng, nhân viên được tuyển dụng khơng theo đúng quy trình, bỏ qua nhiều bước kiểm tra tay nghề, khả năng

tác nghiệp, giao tiếp với khách hàng, công tác tuyển chọn nhân viên còn chưa thực sự khách quan, phần lớn là ưu tiên con em cán bộ công nhân viên.

- Hoạt động kinh doanh nhà hàng có tính thời vụ cao nên việc bố trí và sử dụng lao động chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời vụ.

- Bộ phận nhà hàng cũng có tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên nhưng chưa xác định đúng đắn đối tượng cần đào tạo, đào tạo hàng loạt gây lãng phí hơn nữa phương pháp đào tạo cịn mang tính nghiệp vụ, khả năng xử lý tình huống cịn ít, đội ngũ lao động trong nhà hàng lại trẻ, ít kinh nghiệm làm việc.

- Tại bộ phận nhà hàng của khách sạn, kết quả kinh doanh trong năm 2014 giảm sút, lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước.

- Tổng số nhân sự của nhà hàng là 7 công nhân viên nhưng nhân viên hầu hết có trình độ chun mơn thấp, cịn trẻ và chưa đủ kinh nghiệm nên làm việc còn chưa có tính chun nghiệp.

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động ăn uống giảm là do trong năm 2014, doanh thu giảm nhanh hơn chi phí, và chi phí lương của người lao động trong năm qua tăng cao. Giá thành đầu vào năm 2014 tăng mạnh, trong khi giá thành dịch vụ bán giá tăng không đáng kể, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận bộ phận ăn uống giảm mạnh, từ đó khiến lợi nhuận bình qn 1 lao động ăn uống giảm.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG CỦA KHÁCH SẠN ARANYA , CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ - DU LỊCH HACO, HÀ NỘI 3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya

3.1.1. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn Aranya

* Mục tiêu kinh doanh của khách sạn Aranya:

Trong những năm qua tuy tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến động nhưng tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định, an ninh được đảm bảo. Chính phủ đã khơng ngừng xây dựng các chính sách mới, mở cửa và hội nhập tạo điều kiện cho kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của du lịch. Khách sạn Aranya là một khách sạn có thương hiệu trên địa bàn quận Hồn Kiếm, có vị trí thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao thương của khách lưu trú. Dựa trên những thuận lợi đó, năm 2015 khách sạn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch doanh thu thực hiện như sau:

Bảng 3.1. Kế hoạch kinh doanh của khách sạn Aranya năm 2015

STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 So sánh +/- % 1 Doanh thu Tr.đ 4.325 4.800 +475 10,98

1.Doanh thu lưu trú Tr.đ 1.770 1.800 +30 1,69

Tỷ trọng % 40,92 37,5 (-3,42) -

2.Doanh thu ăn uống Tr.đ 1972 2.000 +28 1,42

Tỷ trọng % 45,60 41,67 (-3,93) - 3. Doanh thu từ dịch vụ khác Tr.đ 583 1.000 +417 71,53 Tỷ trọng % 13,48 20,83 (+7,35) - 2 Tổng chi phí Tr.đ 3.610 3.710 +100 2,77 Tỷ suất chi phí % 83,47 77,29 (-6,18) -

3 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 715 1.090 +375 52,45

TSLN trước thuế % 16,53 22,71 (+6,18) -

4 Thuế GTGT Tr.đ 178,75 272,5 +93,75 52,45

Tỷ suất thuế GTGT % 4,13 5,68 (+1,55) -

5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 536,25 817,5 +281,2

5

52,45

* Phương hướng kinh doanh của khách sạn Aranya:

- Duy trì ổn định tình hình khách sạn, tăng cường chỉ đạo các hoạt động kinh doanh dịch vụ, nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác giáo dục cho người lao động để nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý.

- Tăng cường công tác quản lý lao động, quản lý kinh tế tài chính để nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động.

- Bố trí và sử dụng lao động hợp lý: Cần phải đánh giá năng lực làm việc và tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng làm việc của người lao động bằng cách bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý theo nguyện vọng và sở trường của người lao động.

- Hồn thiện cơng tác tuyển dụng: Tuyển đủ số lượng, chất lượng và tránh tình trạng dư thừa nhân lực, bộ phận nhà hàng cần chú ý đến yếu tố mùa vụ của ngành dịch vụ ăn uống, căn cứ vào đó để có kế hoạch tuyển dụng nhân viên, trong quá trình tuyển dụng cũng chú ý kiểm tra tay nghề của nhân viên một cách chính xác, khi đó số lượng NV cần dùng vẫn được đảm bảo tránh được tình trạng dư thừa nhân lực gây lãng phí.

- Có chính sách đãi ngộ phù hợp: Đãi ngộ nhân sự bao hàm cả những hoạt động nhằm chăm lo không những đời sống vật chất mà còn cả đời sống tinh thần cho người lao động tương ứng với cơng việc và những đóng góp của họ.

3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàngcủa khách sạn Aranya của khách sạn Aranya

- Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya đã nhận được sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo khách sạn, phương hướng năm 2015 của khách sạn có mục tiêu phương hướng tăng cường cơng tác quản lý lao động từ đó tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

- Phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động toàn diện, mọi bộ phận của nhà hàng. Sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển và quản lí có hiệu quả đối với đội ngũ lao động. Đội ngũ quản lý phải xác định định mức lao động phù hợp và phải phân công LĐ hợp lý giữa các bộ phận trong nhà hàng.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong bộ phận nhà hàng của khách sạn cần chú trọng đến việc hồn thiện cơng tác tuyển dụng nhân sự và tăng cường đào tạo và phát triển nguồn lực sao cho đáp ứng được yêu cầu của công việc và cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Phải trên cơ sở không ngừng nâng cao kết quả kinh doanh và tiết kiệm chi phí lao động. Bộ phận nhà hàng nên chú trọng đến việc tăng kết quả từ công việc kinh doanh, đảm bảo cho việc kinh doanh được hiệu quả từ tất cả các hoạt động, chú trọng và đặt việc tiết kiệm chi phí lên hàng đầu.

- Phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trước mắt cũng như lâu dài. Trước mắt cần phải chú trọng bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cũng như ngoại ngữ của nhân viên bằng các khóa tập huấn, giao lưu, học hỏi với các khách sạn, nhà hàng. Chú ý đào tạo một số nhân viên tiềm năng, tránh đào tạo sai mục đích, sai đối tượng, đào tạo khơng hiệu quả gây lãng phí chi phí đào tạo. Một phần chú trọng về lâu dài trong cơng tác tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng cũng như hồn thiện tốt chế độ đãi ngộ với nhân viên, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phậnnhà hàng của khách sạn Aranya nhà hàng của khách sạn Aranya

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động luôn là mục tiêu quan trọng và quyết định đến hiệu quả kinh doanh, luôn được doanh nghiệp hướng đến. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sao cho hợp lý, có hiệu quả, giảm chi phí sức lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế là một vấn đề cần các doanh nghiệp có các giải pháp phù hợp. Qua thời gian thực tập tại khách sạn Aranya, từ những vấn đề còn tồn tại cũng như xu hướng phát triển của khách sạn trong thời gian tới em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya.

3.2.1. Xác định định mức lao động phù hợp

Bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya cần xác định định mức lao động cho phù hợp với khối lượng công việc kinh doanh ăn uống của khách sạn và số lượng nhân viên của trong từng tổ bàn và bếp sao cho hợp lý, không bị quá tải vào thời điểm chính vụ và nhàn rỗi vào thời điểm trái vụ. Định mức lao động có một vai trị quan trọng trong công tác quản lý của khách sạn. Để xác định định mức lao động hợp lý cho nhân viên các bộ phận cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học và điều kiện của khách sạn đồng thời cũng phải đảm bảo tính bình qn tiên tiến. Có như vậy mới có thể động viên được tính chủ động, tích cực của nhân viên trong bộ phận và công tác định mức lao động thực sự là động lực thúc đẩy người lao động

làm việc. Bộ phận nhà hàng nên khoán cụ thể cho từng bộ phận một chỉ tiêu khối lượng cụ thể, từ đó các trưởng bộ phận sẽ tính tốn theo u cầu cụ thể của bộ phận và đưa ra định mức hợp lý, linh hoạt trong từng thời điểm để khơng gây lãng phí chi phí tiền lương, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Để xác định định mức lao động hợp lý, bộ phận nhà hàng cần sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp phân tích, tính tốn trên cơ sở khoa học. Phương pháp thống kê kinh nghiệm căn cứ trên định mức lao động của những năm trước, bảng báo cáo về mức hồn thành cơng việc của nhân viên. Tuy nhiên do những yếu tố tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của khách sạn như: Đối tượng khách hàng, các điều kiện về cơ sở vật chất, các yếu tố về kinh tế, chính trị… do đó bộ phận nhà hàng cần có sự phân tích, đánh giá lại định mức lao động của năm trước để phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của năm sau trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó cũng phải dựa vào khối lượng cơng việc, tính chất cơng việc của từng thời điểm và khả năng làm việc của nhân viên để xác định định mức lao động sao cho hợp lý, vào thời điểm chính vụ định mức lao động của nhân viên bàn: giám sát 12 bàn / 1 ca / 1 người, nhân viên bàn cũ 6 bàn / 1 ca / 1 người, nhân viên bàn mới 4 bàn / 1 ca / 1 người , nhân viên bếp là 35 khách / 1 ca và sẽ thay đổi vào trái vụ định mức cho như vậy sẽ hạn chế được sự quá tải

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn aranya, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ du lịch haco (Trang 41)