Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn aranya, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ du lịch haco (Trang 47)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng

nhà hàng của khách sạn Aranya

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động luôn là mục tiêu quan trọng và quyết định đến hiệu quả kinh doanh, luôn được doanh nghiệp hướng đến. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sao cho hợp lý, có hiệu quả, giảm chi phí sức lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế là một vấn đề cần các doanh nghiệp có các giải pháp phù hợp. Qua thời gian thực tập tại khách sạn Aranya, từ những vấn đề còn tồn tại cũng như xu hướng phát triển của khách sạn trong thời gian tới em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya.

3.2.1. Xác định định mức lao động phù hợp

Bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya cần xác định định mức lao động cho phù hợp với khối lượng công việc kinh doanh ăn uống của khách sạn và số lượng nhân viên của trong từng tổ bàn và bếp sao cho hợp lý, không bị quá tải vào thời điểm chính vụ và nhàn rỗi vào thời điểm trái vụ. Định mức lao động có một vai trị quan trọng trong công tác quản lý của khách sạn. Để xác định định mức lao động hợp lý cho nhân viên các bộ phận cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học và điều kiện của khách sạn đồng thời cũng phải đảm bảo tính bình qn tiên tiến. Có như vậy mới có thể động viên được tính chủ động, tích cực của nhân viên trong bộ phận và cơng tác định mức lao động thực sự là động lực thúc đẩy người lao động

làm việc. Bộ phận nhà hàng nên khoán cụ thể cho từng bộ phận một chỉ tiêu khối lượng cụ thể, từ đó các trưởng bộ phận sẽ tính tốn theo u cầu cụ thể của bộ phận và đưa ra định mức hợp lý, linh hoạt trong từng thời điểm để khơng gây lãng phí chi phí tiền lương, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Để xác định định mức lao động hợp lý, bộ phận nhà hàng cần sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp phân tích, tính tốn trên cơ sở khoa học. Phương pháp thống kê kinh nghiệm căn cứ trên định mức lao động của những năm trước, bảng báo cáo về mức hồn thành cơng việc của nhân viên. Tuy nhiên do những yếu tố tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của khách sạn như: Đối tượng khách hàng, các điều kiện về cơ sở vật chất, các yếu tố về kinh tế, chính trị… do đó bộ phận nhà hàng cần có sự phân tích, đánh giá lại định mức lao động của năm trước để phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của năm sau trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó cũng phải dựa vào khối lượng cơng việc, tính chất cơng việc của từng thời điểm và khả năng làm việc của nhân viên để xác định định mức lao động sao cho hợp lý, vào thời điểm chính vụ định mức lao động của nhân viên bàn: giám sát 12 bàn / 1 ca / 1 người, nhân viên bàn cũ 6 bàn / 1 ca / 1 người, nhân viên bàn mới 4 bàn / 1 ca / 1 người , nhân viên bếp là 35 khách / 1 ca và sẽ thay đổi vào trái vụ định mức cho như vậy sẽ hạn chế được sự quá tải do tính thời vụ gây nên trong hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Với việc xác định được định mức lao động phù hợp bộ phận nhà hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong công tác quản lý nhân viên cũng như sắp xếp được công việc cho nhân viên, trên cơ sở dựa vào định mức lao động sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng lao động trong từng thời kỳ kinh doanh, qua đó sẽ có được những kế hoạch phù hợp trong cơng tác bố trí và sử dụng lao động, đánh giá năng lực làm việc của nhân viên, có kế hoạch trong việc tuyển dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống của khách sạn.

3.2.2. Phân công lao động hợp lý

Lao động tại tại bộ phận nhà hàng làm việc chưa đúng với khả năng, năng lực, sở trường, nguyện vọng của nhân viên. Vì vậy bộ phận nhà hàng cần phải đánh giá một cách chính xác hơn khả năng cũng như sở trường của họ, hơn thế nữa cần phải lắng nghe nguyện vọng của nhân viên để bố trí lao động hợp lý vào từng cơng việc, tạo cảm giác thoải mái cho người lao động khi làm việc vì một trong những mục tiêu bố trí và sử dụng lao động là phải đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động. Trong mỗi ca làm việc phân cơng lao động cần có sự xen kẽ

nhân viên nam và nữ, nhân viên lâu năm và nhân viên mới, vừa thuận lợi cho người lao động mà vẫn đảm bảo đủ số lượng nhân viên phục vụ trong thời gian làm viêc. Bộ phận nhà hàng cần có sự bố trí hợp lý trong việc phân cơng lao động trong chính vụ và trái vụ để đảm bảo tránh các đột biến về nhân sự trong quá trình kinh doanh do tác động của tính thời vụ trong kinh doanh hay tác động đến từ hưu trí, bỏ việc, thuyên chuyển cơng tác…

Bộ phận nhà hàng có hai bộ phận chủ yếu là bộ phận bàn và bộ phận bếp, cần có sự tăng cường hợp tác lao động giữa hai bộ phận. Hợp tác lao động cần phải phối hợp cả về không gian và thời gian, phối hợp một cách tích cực hài hịa và hợp lý nhất nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác lao động giữa các nhân viên của cùng một bộ phận, để cho nhân viên có cơ hội học hỏi, kèm cặp lẫn nhau, các trưởng bộ phận nên có sự phân cơng cơng việc theo nhóm làm việc khoảng 2-3 người, các nhân viên có kinh nghiệm hơn sẽ phải giúp đỡ hỗ trợ các nhân viên mới trong q trình tác nghiệp, cần có người giám sát làm việc và can thiệp trong những trường hợp cần thiết.

3.2.3. Tiết kiệm chi phí lao động

Qua kết quả phân tích hiệu quả sử dụng lao động có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động không tốt là do trong năm qua tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, dẫn đến lợi nhuận ăn uống của khách sạn giảm và chỉ tiêu lợi nhuận bình quân 1 lao động của bộ phận nhà hàng giảm. Nguyên nhân do bộ phận nhà hàng chưa tiết kiệm được chi phí, bị lãng phí nhiều và hiệu quả sử dụng chi phí thấp. Vậy nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có thể thơng qua việc tiết kiệm chi phí lao động bằng cách tiết kiệm lao động và thời gian lao động. Để tiết kiệm lao động cần thanh lọc nhân viên, giữ lại những nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao, những nhân viên khơng có khả năng đáp ứng u cầu cơng việc có thể đợi để chấm dứt hợp đồng. Ngồi ra tiết kiệm chi phí cũng là q trình bộ phận nhà hàng phải chú trọng đến cơng tác quản trị sử dụng lao động, cần có những kế hoạch quản lý hàng chờ, sắp xếp hàng chờ hợp lý để khách hàng không phải đợi quá lâu, phục vụ khách hàng kịp thời từ đó giảm thời gian lao động, chi phí lao động.

Bộ phận nhà hàng nên cắt giảm bớt số nhân viên phục vụ bàn vì với quy mơ và khối lượng cơng việc của khách sạn thì số lượng nhân viên bàn thường xuyên dư thừa, nhàn rỗi, như vậy sẽ giảm bớt được chi phí tiền lương đồng thời nâng cao năng suất lao động đem lại lợi nhuận cao hơn cho khách sạn. Bộ phận nhà hàng cũng nên cắt giảm những chi phí khơng cần thiết để tăng hiệu quả sử dụng của chi phí tiền lương, yêu cầu nhân viên sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước, thực

phẩm trong quá trình chế biến nhằm nâng cao ý thức của người lao động trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Bên cạnh vấn đề tiết kiệm các nguồn năng lượng như điện, nước, tiết kiệm hơn nữa thực phẩm trong q trình chế biến, có thể nói đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu và lợi nhuận của khách sạn, trên thực tế nếu kiểm soát tốt những vấn đề này khách sạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khơng đáng có, nhưng quan trọng là nó ảnh hưởng tốt hơn rất nhiều đến ý thức của người lao động.

Thực hiện tốt được các kế hoạch trên thì chắc chắn hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn Aranya trong năm 2015 và những năm tới sẽ thực sự tốt. Với số lượng lao động được coi là dư thừa nếu được thanh lọc để đơn giản hơn sự cồng kềnh của bộ phận phục vụ thì hàng năm khách sạn sẽ tiết kiệm được một khoản khá lớn từ tiền lương cho nhân viên, nhưng nếu cắt giảm bớt nhân viên thì sẽ thiếu nhân sự vào mùa đơng khách vì thế nhà hàng cũng phải lên kế hoạch trước về vấn đề thuê thêm nhân viên parttime.

3.2.4. Hồn thiện cơng tác tuyển dụng nhân sự

Cơng tác tuyển chọn lao động có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng lao động của bộ phận nhà hàng của khách sạn. Đây là nội dung quan trọng trong cơng tác quản trị nhân lực có ảnh hưởng và quyết định rất lớn đến chất lượng của nguồn nhân lực, nếu làm tốt bước này coi như doanh nghiệp đã thành công một nửa. Tuyển dụng nhân sự trước hết phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của bộ phận nhà hàng, đặc điểm của từng vị trí nhằm tạo ra và cung ứng kịp thời số lao động đủ tiêu chuẩn cho nhu cầu nhân lực của nhà hàng tại khách sạn. Do tính đặc thù của lao động kinh doanh khách sạn là phần lớn nhân viên phải tiếp xúc với khách hàng nên các nhà tuyển dụng khách sạn phải tuyển chọn được những nhân viên biết cách phục vụ khách hàng một cách thân thiện và có chất lượng cao đối với mọi đối tượng khách hàng. Khách sạn nên tuyển chọn nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là những nguồn lao động có chất lượng cao, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn như trường đại học Thương mại, trường Kinh tế quốc dân, trường cao đẳng Du lịch hay viện đại học Mở… Hoặc có thể tuyển dụng qua các văn phòng giới thiệu việc làm, nhân viên đang làm việc ở các nhà hàng của các khách sạn khác có nhu cầu chuyển cơng tác.

Giám đốc cần xây dựng các chương trình, kế hoạch thi tuyển và nội dung bài thi. Về cơ bản các ứng viên khi thi tuyển cần phải trải qua quá trình tuyển dụng gồm:

- Thu nhận hồ sơ và sơ tuyển

- Phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra tay nghề - Kiểm tra sức khỏe

- Ra quyết định tuyển dụng

Trong quy trình tuyển dụng tại bộ phận nhà hàng tại khách sạn Aranya cần bổ sung thêm các bước đó là kiểm tra tay nghề và kiểm tra sức khỏe. Bởi quy trình tuyển dụng của bộ phận nhà hàng tại khách sạn hiện nay còn quá đơn giản, nhân viên nếu khơng có tay nghề và sức khỏe tốt sẽ khơng làm việc ở nhà hàng ổn định và lâu dài được, và như vậy rất tốn kém trong việc tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên. Thông qua kiểm tra tay nghề hội đồng tuyển dụng có thể đánh giá trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp của từng ứng viên. Ngoài ra hội đồng tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống cụ thể để các ứng viên có thể giải quyết tình huống, qua cách xử lý tình huống của từng ứng viên hội đồng tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ và khả năng xử lý tình huống của các ứng viên. Kiểm tra sức khỏe để đảm bảo các ứng viên tuân thủ các yêu cầu về mặt sức khỏe đã đề ra cho nhân viên trong nhà hàng như: không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da… do nhân viên trong nhà hàng phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách, với món ăn, đồ uống. Ngồi ra, thơng qua kiểm tra sức khỏe để lựa chọn ứng viên đảm bảo yêu cầu về ngoại hình, phù hợp với cơng việc cụ thể.

3.2.5. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nhân viên trong bộ phận nhà hàng tại khách sạn cần nâng cao về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp với khách hàng trình độ quản lý, nhân sự và nắm bắt kịp thời những thông tin và kiến thức mới.

Bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya có 1/7 nhân viên có trình độ cao đẳng nhưng lại không phải là nhân viên tốt nghiệp chuyên ngữ như vậy số nhân viên có thể giao tiếp thành thạo ngoại ngữ là q ít, 6 nhân viên khác có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ trình độ A, B hoặc C. Vì vậy, việc đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên nhà hàng là hết sức cần thiết. Làm thế nào để nhân viên bộ phận nhà hàng thường xuyên tiếp xúc với khách có thể giao tiếp với khách một cách thành thạo, đòi hỏi bộ phận nhà hàng của khách sạn cần có kế hoạch tổ chức các lớp ngoại ngữ cho nhân viên. Thứ nhất, khách sạn có thể th các giáo viên từ bên ngồi về dạy cho tập thể nhân viên trong nhà hàng, phương pháp này có ưu điểm là nhiều nhân viên có thể cùng học một lúc, nhưng khó có thể sắp xếp được thời gian để các nhân viên có thể cùng rỗi vào cùng một thời điểm. Thứ hai, khách sạn có thể tạo điều kiện, cử một số nhân viên trong bộ phận nhà hàng đi học bên ngồi. Phương pháp

này có ưu điểm là chủ động trong việc sắp xếp thời gian của một số nhân viên và hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn vì những người được chọn là những người có khă năng và thật sự cần đến ngoại ngữ trong quá trình làm việc. Để thực hiện các chương trình đào tạo khách sạn cần tạo điều kiện về thời gian và bố trí ca kíp làm việc hợp lý để người lao động có thể tham gia các chương trình đào tạo.

Nhân viên bộ phận nhà hàng có khả năng giao tiếp kém, thường xuyên để khách phàn nàn cần được đào tạo về cách ứng xử, giao tiếp với khách. Cần tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, thảo luận theo chủ đề giữa nhân viên, nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên có khả năng giao tiếp kém. Các chủ đề thảo luận liên quan đến cách ứng xử của nhân viên với khách hàng, có thể đưa ra các tình huống để tất cả nhân viên đều cho ý kiến từ đó đưa ra cách giải quyết cuối cùng. Thông qua những buổi thảo luận và trao đổi kinh nghiệm nhân viên có cách giải quyết tốt hơn trong giao tiếp với khách hàng.

Để các phương pháp trên thực sự có hiệu quả thì giám đốc khách sạn phải thực sự quan tâm, giám sát chặt chẽ kế hoạch đào tạo và phải quán triệt cho mọi thành viên trong bộ phận nhà hàng thấm nhuần và luôn luôn coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

3.2.6. Một số giải pháp khác

* Hoàn thiện quy chế làm việc tại bộ phận nhà hàng:

Xây dựng hoàn thiện các quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bộ phận nhà hàng cần xây dựng các quy định rõ ràng về quy tắc làm việc, trang phục, thái độ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nhân viên tại bộ phận nắm rõ và bắt buộc thực hiện, nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy chế tùy theo mức độ mà sẽ bị cảnh cáo, trừ lương hoặc đuổi việc. Giờ nghỉ ăn giữa ca quy định trong vòng 30 phút là khơng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn aranya, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ du lịch haco (Trang 47)