Kế hoạch kinh doanh của Nhà hàng Lackah năm 2017

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng lackah của khách sạn crowne plaza west hanoi, hà nội (Trang 37 - 45)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016 ± % 1 Tổng doanh thu trđ 52.439,5 78.965,6 +26.526,1 50,58 2 Tổng chi phí trđ 29.463,7 42.853,4 +13.389.7 45,44 Tỷ suất chi phí % 56,2 54,27 (-1,93) - 3 LNTT trđ 18.780,64 29.952,88 11.172,24 59,49 Tỷ suất LNTT % 35,81 37,93 (+2,12) -

Qua bảng 3.1., ta có thể thấy mục tiêu kinh doanh của Nhà hàng Lackah trong năm 2017:

- Tổng doanh thu mà Nhà hàng Lackah mong muốn đạt được và đề ra trong năm tới là 78.965,6 triệu đồng, tăng 50,58% tương ứng tăng 26.526,1 triệu đồng so với năm 2016.

- Tổng chi phí năm 2017 là 42.853,4 triệu đồng. Tốc độ tăng của tổng doanh thu sẽ mạnh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí, từ đó, tỷ suất chi phí giảm 1,93% so với năm 2016.

- Lợi nhuận trước thuế năm 2017 Nhà hàng mong muốn đạt được là 29.952,88 triệu đồng, tăng 59,49% tương ứng 11.172,24 triệu đồng so với năm 2016.

3.1.1.2. Phương hướng kinh doanh của Nhà hàng Lackah

- Tận dụng và phát huy triệt để những điều kiện thuận lợi mà nhà hàng đang có và sử dụng các nguồn lực của nhà hàng một cách hợp lý, có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh với các nhà hàng, khách sạn khác trên địa bàn Hà Nội.

- Bố trí và sử dụng lao động hợp lý: Cần phải định mức lao động chính xác, tổ chức phân công lao động, đánh giá năng lực làm việc và tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng làm việc của người lao động theo nguyện vọng và sở trường của người lao động, tăng cường kỷ luật lao động tạo ra văn hóa doanh nghiệp.

- Tăng cường chặt chẽ công tác tuyển dụng: Tuyển đủ số lượng, chất lượng và tránh tình trạng dư thừa nhân lực, bộ phận nhà hàng cần chú ý đến yếu tố mùa vụ của

trình tuyển dụng cũng chú ý kiểm tra tay nghề của nhân viên một cách chính xác, khi đó số lượng nhân viên.

- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo các yếu tố hấp dẫn để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng lao động.

- Đẩy mạnh đào tạo cho người lao động về ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc, các kỹ năng xử lí tình huống, ngoại ngữ...

3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah củaKhách sạn Crowne Plaza West Hanoi Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

- Hiệu quả sử dụng lao động chính là một nội dung của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi cần so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà hàng Lackah với chi phí lao động để từ đó nhận rõ được hiệu quả sử dụng lao động của Nhà hàng có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng.

- Bản chất của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi là với mọt chi phí lao động bỏ ra làm sao tạo ra được nhiều lợi nhuận, tăng doanh thu và đảm bảo được chất lượng phục vụ. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi là cần sử dụng lao động hợp lý, có biện pháp tiết kiệm chi phí sử dụng lao động đồng thời năng lực sản xuất của lực lượng lao động tăng cao. Nhà hàng Lackah cần đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động, phân công lao động hợp lý, xây dựng quy chế chặt chẽ để quản lý lao động, tổ chức chỗ làm việc phù hợp để người lao động phát huy được năng lực và sở trường của mình, tiết kiêm chi phí tiền lương và chi phí sử dụng lao động, hồn thiện công tác tuyển dụng để hiệu quả sử dụng lao động ngày càng được nâng cao.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàngLackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

3.2.1. Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động

Trình độ ngoại ngữ của Nhà hàng Lackah cịn ở mức trung bình: nhân lực đạt trình độ B, C tương đối lớn lần lượt chiếm 33,33% và 38,10% , trình độ A chỉ chiếm 28,57%. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên nhà hàng chưa được tốt, số nhân viên có thể nói thành thạo ngoại ngữ cịn ít, một số chỉ nghe hiểu được tên món ăn, đồ uống phục vụ cho khách đặt món cho thấy trình độ của nhân viên nhà hàng có trình độ tương đối thấp. Nhà hàng nên mở các lớp đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên, có thể phân thành các nhóm nhỏ để đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành theo từng bộ phận như bàn, bar, bếp...Nhà hàng có thể bố trí thời gian phù hợp, hỗ trợ một phần kinh phí, tạo điều kiện khuyến khích người lao động tham gia học tại các trung tâm ngoại ngữ, đảm bảo 100% nhân viên có thể giao tiếp ngoại ngữ thành thạo với khách hàng.

Trình độ chun mơn của lao động tại Nhà hàng Lackah ở mức khá: Lao động qua đào tạo cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ trọng tương đối lớn (chiếm 59,52 %), lao động qua đào tạo đại học chiếm 38,10%, lao động tốt nghiệp phổ thông chiếm 2,38%. Nhà hàng cũng cần mở các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp học cho nhân viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng chun ngành, kỹ năng xử lí tình huống theo tiêu chuẩn của Tập đồn.

Ngồi ra, nhà hàng có thể đào tạo nhân viên cả nghiệp vụ và ngoại ngữ bằng cách áp dụng các phương pháp kèm cặp, đào tạo luân phiên cơng việc giữa các bộ phận qua đó có thể thun chuyển lao động giữa các bộ phận. Như vậy sẽ tránh lãng phí nguồn nhân lực, đỡ tốn kém cho nhà hàng mà còn tạo sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức nhà hàng. Nhà hàng cần xây dựng các tình huống thực tế để thực hành giúp cho người lao động khơng bị lúng túng trong q trình tác nghiệp cũng như trong xử lý các thắc mắc, phàn nàn của khách, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của nhân viên.

3.2.2. Xây dựng quy chế chặt chẽ để quản lý lao động

Nhà hàng cần xây dựng các quy định rõ ràng về quy tắc làm việc, trang phục, thái độ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nhân viên tại nhà hàng nắm rõ và bắt buộc thực hiện, nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy chế tùy theo mức độ. Cụ thể là: Nhân viên phải tuân thủ đúng thời gian về các ca làm việc: ca sáng từ 6h15 đến 15h00 và ca chiều từ 14h30 đến 23h00. Nhân viên được nghỉ giữa ca để ăn trưa và tối trong vòng 30 phút, đối với ca sáng là vào lúc 11h00 và ca chiều lúc 17h00. Trong thời gian làm việc, nhân viên phải mặc đồng phục theo đúng quy định của từng bộ phận, giữ thái độ niềm nở, vui vẻ với khách hàng và đồng nghiệp. Nếu nhân viên vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy chế: lần thứ nhất bị cảnh cáo, lần thứ 2 bị trừ lương và lần thứ 3 vi phạm sẽ bị

khen thưởng người lao động. Những nhân viên hồn thành cơng việc tốt sẽ được biểu dương, thưởng theo tháng hoặc q, ngồi ra cần có những khoản thưởng đột xuất cho những nhân viên nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng, những nhân viên có sáng kiến làm tăng năng suất lao động. Thực hiện được điều này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, từ đó nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, đóng góp cho nhà hàng nhiều hơn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Ngồi ra nhà hàng phải bố trí nhân viên làm việc vào những ngày lễ, tết và có chính sách nghỉ bù, lương thưởng hợp lý cho những ngày làm việc này.

3.2.3. Tổ chức chỗ làm việc phù hợp để người lao động phát huy được năng lực vàsở trường của mình sở trường của mình

Nhà hàng cần chú ý nâng cao, cải tiến điều kiện làm việc về cơ sở vật chất kỹ thuật, có kế hoạch kiểm tra, sửa chữa thay thế các thiết bị, dụng cụ, máy móc khơng đảm bảo tính chất kỹ thuật như ở bộ phận bếp cần bảo quản liên tục hệ thống thông hơi, hút mùi để mùi thức ăn không sang khu vực của các bộ phận khác, các dụng cụ, máy móc chế biến món ăn phải đảm bảo vệ sinh, an tồn, sạch sẽ. Tổ chức chỗ làm việc phải đảm bảo được tính chun mơn hóa trong cơng viêc, chỗ làm việc thống mát, thoải mái cho nhân viên.

Nhà quản lý phải tạo khơng khí làm việc thoải mái, biết lắng nghe nhân viên, quan tâm đặc biệt đến đời sống của nhân viên như tặng quà vào dịp sinh nhật, lễ tết, thăm hỏi khi ốm, có chuyện buồn, tăng cường sự đồn kết tương trợ lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa nhân viên với các tổ trưởng, quản lý. Như vậy nhân viên có cảm giác mình được quan tâm và chính điều này sẽ thơi thúc họ làm việc nhiệt tình, phát huy hết khả năng của mình và trung thành với nhà hàng.

3.2.4. Tiết kiệm chi phí lương và chi phí sử dụng lao động

Động lực to lớn với người lao động được thể hiện qua chính sách lương, thưởng, phụ cấp. Góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động là một trong những địn bẩy kích thích nhân viên làm việc tích cực hơn: Do đặc thù cơng việc, Nhà hàng hoạt động 24/24 nên trong những ngày lễ tết, nhân viên có thể được tăng đôi hệ số lương hoặc nhân được tiền thưởng, hoặc những nhân viên làm ca đêm, tăng ca sẽ được nhận thêm tiền phụ cấp. Chỉ khi nào con người quan tâm đến việc nâng cao hiểu quả lao động của mình thì hiệu quả lao động trong doanh nghiệp, trong xã hội mới thực sự được nâng cao. Chi phí tiền lương cho nhân viên của nhà hàng năm 2016 tăng 54 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng 1,82%. Tuy nhiên cách tính lương thưởng của nhà hàng chưa hợp lý phần nào đó ảnh hưởng khơng tốt đến hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương như qua bảng 2.4 nhận thấy hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương năm 2016 so với năm 2015 theo chỉ tiêu doanh thu tăng 2,85 lần và theo chỉ tiêu lợi nhuận giảm 0,18 lần. Qua kết quả phân tích từ bảng 2.4 có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động

không tốt là do năm 2016 tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu so với năm 2015 dẫn đến lợi nhuận của nhà hàng giảm và chỉ tiêu lợi nhuận bình quân 1 lao động của bộ phận nhà hàng giảm. Nguyên nhân do nhà hàng chưa tiết kiệm được chi phí, hiệu quả sử dụng chi phí thấp. Vậy nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có thể thơng qua việc tiết kiệm chi phí lao động bằng cách tiết kiệm lao động và thời gian lao động. Một số biện pháp giúp tiết kiệm chi phí lương làm nâng cao hiệu quả chi phí lương: Nhà hàng có thể cắt giảm nhân lực - giảm bớt nhân viên chính thức, bởi kinh doanh Nhà hàng có tính thời vụ nên vào những ngày, mùa cao điểm Nhà hàng có thể gọi thêm nhân viên thời vụ để bổ sung. Trong những ngày vắng khách thì Nhà hàng có thể giarm bớt số nhân viên bằng cách cho một số nhân viên còn nhiều ngày nghỉ về nửa ca để đảm bảo chế độ ngày nghỉ hợp lí cho nhân viên mà Nhà hàng vẫn hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, Nhà hàng cũng nên cắt giảm những chi phí khơng cần thiết để tăng hiệu quả sử dụng của chi phí tiền lương, yêu cầu nhân viên sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước, nâng cao ý thức của người lao động trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng.

3.2.5 Hồn thiện cơng tác tuyển dụng tại nhà hàng

Do tính đặc thù của lao động tại Nhà hàng Lackah là phần lớn nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc tuyển chọn nhân viên biết cách phục vụ, khéo léo trong giao tiếp là vô cùng quan trọng đặc biệt là nhân viên bộ phận bàn, đối với bộ phận bếp nhân viên phải có sự hiểu biết về ẩm thực đa dạng. Công tác tuyển chọn lao động tại Nhà hàng Lackah cịn chưa khách quan, đơi khi là ưu tiên người thân quen do đó nên khi bố trí vào làm việc nhiều nhân viên khơng đáp ứng được yêu cầu công việc, giao tiếp với khách hàng yếu kém. Vì vậy nhà hàng cần có hình thức tuyển chọn cơng khai với bảng yêu cầu công việc cụ thể để đảm bảo tính cơng bằng cho các ứng viên. Nhà hàng có thể tìm kiếm nhân sự từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau như qua quảng cáo tuyển dụng, qua giới thiệu của nhân viên cũ, tuyển dụng tại các trường đại học, cao đẳng,…đặc biệt là các lao động có chất lượng cao được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành về dịch vụ. Khi tuyển chọn nhà quản lý phải kiểm tra trình độ chuyên mơn, trình độ ngoại ngữ, nhà quản lý cũng nên chú trọng vào hình thức của nhân viên vì đối với ngành dịch vụ hình thức được coi trọng và là một trong những điều kiện xét tuyển nhân viên đặc biệt nhà hàng cần phải bổ sung thêm bước kiểm tra tay nghề và trình độ tác nghiệp của nhân viên. Thông qua kiểm tra tay nghề hội đồng tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ chun mơn, kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp của từng ứng viên, có thể đưa ra các tình huống cụ thể để giải quyết tình huống, qua cách xử lý tình huống của từng ứng viên có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ

3.2.6. Các giải pháp khác

- Xác định định mức lao động hợp lý: Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne

Plaza West Hanoi cần xác định định mức lao động cho phù hợp với khối lượng công việc và số lượng nhân viên của trong từng bộ phận bàn, bar, bếp trong mỗi ca làm việc. Định mức lao động có một vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý của nhà hàng vì cơng tác quản lý nhân viên cũng như sắp xếp cơng việc cho nhân viên dễ dàng hơn, có thể động viên được tính chủ động, tích cực của nhân viên trong nhà hàng và công tác định mức lao động thực sự là động lực thúc đẩy người lao động làm việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các trưởng bộ phận sẽ tính tốn theo yêu cầu cụ thể của bộ phận và đưa ra định mức hợp lý, linh hoạt trong từng thời điểm để khơng gây lãng phí chi phí tiền lương, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cụ thể là: Bình thường, một nhân viên bàn đã có kinh nghiệm thường sẽ được phân cơng phục vụ 6 bàn, cịn trường hợp nhân viên mới làm việc và chưa có kinh nghiệm sẽ chỉ được trưởng ca phân công cho phục vụ từ 3 đến 4 bàn. Đối với những ngày đơng khách, có thể thay đổi định mức làm việc của nhân viên, nhân viên có kinh nghiệm có thể phục vụ 8 bàn , nhân viên mới phục vụ 5 bàn. Để xác định định mức lao động hợp lý tại nhà hàng cần sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp phân tích, tính tốn trên cơ sở khoa học, dựa vào khối lượng cơng việc, tính chất cơng việc của từng thời điểm và khả năng làm việc của nhân viên để xác định định mức lao động sao cho hợp lý.

- Phân công lao động hợp lý: Phân công lao động phù hợp theo số lượng khách:

vào những ngày đơng khách thì sẽ tăng cường thêm số lượng nhân viên, nếu khơng đủ có thể gọi thêm nhân viên thời vụ để bổ sung, vào những ngày ít khách thì có thể cắt giảm cho nhân viên nghỉ bù những ngày nghỉ theo đúng chế độ.

- Đa dạng hóa sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của nhà hàng là kinh doanh ăn uống

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng lackah của khách sạn crowne plaza west hanoi, hà nội (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)