6. Kết cấu khóa luận
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không AIRIMEX
a. Nhân tố khách quan Nhân tố kinh tế
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào thị trường thế giới và là bộ phận quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập giúp Cơng ty tìm được nhiều đối tác hơn, tìm được nhiều sản phẩm nhập khẩu tốt hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Nhưng Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các tập đồn lớn mạnh đến từ nước ngồi và có thể mạnh hơn Cơng ty ở nhiều mặt, vì vậy Cơng ty phải phát triển cả về quy mô, chất lượng, thương hiệu để đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Chính trị, pháp luật
Pháp luật nước ta vẫn cịn trong thời kỳ hồn thiện nên còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty AIRIMEX:
+ Do các chính sách thuế khơng ổn định làm giảm tính chủ động trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Chưa có sự thống nhất trên văn bản pháp luật dẫn tới giải quyết thủ tục vô cùng phức tạp, thời gian xử lý hồ sơ kéo dài, ảnh hưởng đến q trình kinh doanh của Cơng ty.
+ Sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề kinh tế cịn chậm và thiếu chính xác, gây nên thiệt hại khơng nhỏ cho Cơng ty.
Bên cạnh đó, các yếu tố chính trị, pháp luật có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động cạnh tranh của Công ty như:
+ Thơng tư số 32/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định một số mặt hàng nhập khẩu của Công ty được miễn thuế, giúp tăng nguồn lợi nhuận của Công ty.
+ Luật hàng không yêu cầu chất lượng chuyến bay ngày phải được nâng cao và hồn thiện, đi cùng với đó là các tiêu chuẩn đánh giá, giám sát chất lượng sẽ thắt chặt hơn.. Điều này giúp Airimex có được lợi thế cạnh tranh rất lớn, do Airimex đi đầu về cung ứng thiết bị phụ tùng tồn ngành, lại có uy tín về chất lượng lẫn thời gian hoạt động hơn 25 năm qua.
Đối thủ cạnh tranh
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, việc cá lớn nuốt cá bé khơng cịn xa lạ. Vì vậy trong q trình thâm nhập thị trường Cơng ty phải biết rõ mình là ai, khả năng của mình đến đâu, cũng như hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình thế nào để có chính sách thật phù hợp. Công ty đang phải cạnh tranh với một số đối
thủ để tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình như: Cơng ty cổ phần cung cấp thiết bị dịch vụ Hàng không - AVPM, Công ty kỹ thuật máy bay – VAECO, Công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV, Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay….
Khách hàng
Với nhu cầu vận chuyển khách hàng và hàng hóa khơng ngừng tăng trong những năm qua, việc mở rộng các tuyến đường bay, tăng chuyến bay đã dẫn đến việc bắt buộc đầu tư mua sắm máy bay mới và trang thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý cho các chuyến bay. Là cơng ty có nhiệm vụ nhập khẩu các mặt hàng đặc chủng này nên khách hàng chủ yếu của Công ty là các đơn vị ngành Hàng khơng như Vietnam Airlines, các xí nghiệp bảo dưỡng máy bay, các sân bay, các công ty dịch vụ bay như SASCO, VASCO, NASCO…
Khách hàng chính của Cơng ty là các các đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, đặc biệt là Vietnam Airlines và Pacific Airlines. Trong năm 2017, Vietnam Airlines có giá trị nhập lớn nhất là 50.826.000 USD, tỉ trọng chiếm 52,4%, Pacific Airlines có giá trị nhập là 30.258.000 USD chiếm tỉ trọng 31,15%.
b. Nhân tố chủ quan
Số lượng và chất lượng lao động
Biểu đồ 2.4: Số lao động Công ty AIRIMEX giai đoạn 2012 – 2017
Đơn vị: Người 2012 2013 2014 2015 2016 2017 110 115 120 125 130 135 140 145 120 125 129 133 135 140 Số nhân viên Số nhân viên (Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2017Đơn vị: người Đơn vị: người 5 81 28 7 5 9 Thạc sỹ Đại học Cao đẳng
Công nhân kĩ thuật Trung cấp Sơ cấp
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)
- Về trình độ lao động: Năm 2017, số lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm 63,7%, phần lớn trong đó tốt nghiệp các ngành các ngành kinh tế, tài chính là những ngành học phù hợp với hoạt động SXKD của Công ty. Lực lượng công nhân kỹ thuật và trình độ khác chiếm 36,3%, được đào tạo cơ bản từ các trường đào tạo nghề trong và ngồi ngành… Với số lượng cán bộ có trình độ học thức cao, AIRIMEX sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe của khách hàng trong nước cũng như trong việc tìm đối tác kinh doanh nhằm củng cố thêm doanh thu của Cơng ty.
Tóm lại qua các năm gần đây thì tình hình nhân sự của Cơng ty tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này là một trong những ưu thế của Cơng ty trong việc hồn thành kế hoạch kinh doanh trong các năm tới. Tuy nhiên tỷ trọng lao động có trình độ của Cơng ty cần được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời buổi cạnh tranh hiện nay.
Chất lượng mẫu mã sản phẩm
- Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của Cơng ty. Chính vì vậy Cơng ty đã tìm mọi biện pháp để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm:
+ Tất cả các sản phẩm của AIRIMEX đều được xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2000.
+ Cơng tác quản lí chất lượng sản phẩm: Tiến hành kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm chu chuyển để tránh sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn lọt ra thị trường. Đồng thời mở các lớp đào tạo quản lý chất lượng, thử nghiệm cơ lý chất lượng sản phẩm, phổ biến kiến thức về ISO…cho cán bộ chuyên ngành cập nhật kiến thức.
- Về mẫu mã sản phẩm, Cơng ty đang tìm hiểu thêm nhiều mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tăng.
Bảng 2.6: Doanh thu và tỷ trọng hàng bán ra năm 2017
Đơn vị: tỷ đồng
TT Nội dung chỉ tiêu Doanh thu Tỉ trọng (%)
1 Phụ tùng máy bay Airbus 64,856 37,8
2 Phụ tùng máy bay Boeing 56,487 33,14
3 Phụ tùng máy bay ATR72 26,541 15,38
4 Phụ tùng máy bay Foker 6,325 3,55
5 Dụng cụ phục vụ hành khách 4,357 2,37
6 Thiết bị trạm xưởng 5,685 2,96
7 Thiết bị sân bay 2,312 1,18
8 Thiết bị khác 6,124 3,55
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Qua bảng trên ta thấy tỉ trọng phụ tùng máy bay lớn nhất, chiếm tới gần 90% tổng doanh thu tồn Cơng ty, trong khi đó các thiết bị phục vụ hành khách hàng khơng, các thiết bị sân bay lại có tỉ trọng rất thấp. Điều này chứng tỏ công ty chưa thực sự quan tâm đến việc đa dạng hóa các mặt hàng, làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty so với đối thủ khác trên thị trường. Trong tương lai Công ty cần nghiên cứu nhập khẩu thêm các thiết bị liên quan liên quan đến hàng khách và thiết bị sân bay hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn mở rộng sân bay của ngành hàng không và nhu cầu đi lại của người dân.
Giá
Công ty vẫn tâm niệm rằng “Muốn thu hút được khách hàng đến với mình thì sản phẩm khơng chỉ cần chất lượng tốt, phù hợp với sở thích thị hiếu của khách hàng mà một nhân tố quan trọng quyết định khơng kém đó là phải có một chính sách giá hợp lý”. Tuy nhiên vì là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, không phải doanh nghiệp sản xuất nên giá bán ra các mặt hàng của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá nhập vào của các mặt hàng đó.
Bảng 2.7: Giá bán một số sản phẩm Cơng ty AIRIMEX và Công ty VAECO (năm 2017)
Đơn vị: tỷ đồng
TT Sản phẩm Giá bán
AIRIMEX VAECO
1 Hộp momen xoắn máy bay Airbus 1,323 1,256
2 Thiết bị đầu cánh máy bay Boeing 15,612 14,578
3 Ghế hành khách máy bay ATR72 0,11 0,011
4 Đuôi máy bay Foker 12,125 11,245
5 Xe dỡ đồ sân bay 0,572 0,536
6 Thiết bị trạm xưởng 0,682 0,785
7 Đèn chỉ thị hạ cánh 0,005 0,005
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Nhìn vào bảng trên, so với đối thủ cạnh tranh là Cơng ty kỹ thuật máy bay – VAECO thì đa số các sản phẩm của Cơng ty AIRIMEX đều có mức giá đưa ra cao hơn so với đối thủ, dưới đây là một số nguyên nhân:
+ Do Công ty thường mua với số lượng ít, các đơn hàng lại không thường xuyên nên không được hưởng các ưu đãi về giá.
+ Do Công ty chỉ là một công ty thương mại thực hiện các hành vi mua đi bán lại chứ không thực hiện việc sản xuất nên Công ty không thể tự chủ được nguồn hàng nhập khẩu, vì vậy Cơng ty thường xuyên bị các nhà cung ứng ép giá.
Dịch vụ sau bán hàng
Cơng ty đã có nhiều chính sách như:
+ Vận chuyển, lắp đặt sản phẩm miễn phí trong khu vực.
+ Bảo hành sản phẩm trong 2 năm, đối với các phụ tùng linh kiện đặc biệt Công ty bảo hành lên tới 20 năm.
+ Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa miễn phí với các phụ tùng máy bay trong 2 năm đầu tiên….
Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của các dịch vụ sau bán dành tới người tiêu dùng, Công ty đã tạo được uy tín cho hàng hố và thương hiệu trên thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, để từ đó ngày càng hồn thiện và đổi mới sản phẩm của mình, ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty.