Thực trạng cạnh tranh cung ứng sản phẩm phần mềm của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần MISA trên thị trƣờng nội địa (Trang 28 - 35)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến nâng cao năng lực cạnh

2.1.1 Thực trạng cạnh tranh cung ứng sản phẩm phần mềm của Việt Nam hiện nay

hiện nay

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang đến cho các doanh nghiệp công nghệ những động cơ tăng trưởng mới. Đi kèm với đó là thị trường cơng nghệ phần mềm thế giới và Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng trở nên hấp dẫn.

Trong năm 2015 vừa qua, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lần lược đứng ở vị trí 20 và 18 trong danh sách các thành phố hấp dẫn hàng đầu về gia công công nghệ phần mềm. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp gia công phần mềm trên cả nước đang được rất nhiều đối tác trên thết giới biết đến. Đây cũng là minh chứng cho sự đúng đắng của đảng và nhà nước ta trong việc phát triển các lĩnh vực cơng nghệ cao nói chung và cơng nghệ phần mềm nói riêng. Hiện nay chúng ta vẫn đang tiếp tục đổi mới và cải tạo mơi trường đầu tư để có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phần mềm có thể ổn định và phát triển hơn nữa. Chính nhờ sự quan tâm của chính phủ và sự hợp sức của các doanh nghiệp phần mềm mà nước ta đã lần đầu tiên đứng đầu trong danh sách các nước hấp dẫn về dịch vụ gia cơng quy trình doanh nghiệp trên tồn thế giới.

Năm 2016, doanh thu của lĩnh vực công nghiệp phần mềm đạt khoảng 3 tỷ USD với mức tăng trưởng 16,8% so với năm 2015. Song song với đó, số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng đã được cải thiện đáng kể. Tính đến hết năm 2016, Việt Nam đã có 05 doanh nghiệp phần mềm đạt chứng chỉ CMMI mức 5 và 19 doanh nghiệp phần mềm có chứng chỉ CMMI mức 3, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng các công ty đạt được chứng chỉ này.Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với gia cơng phần mềm và cung cấp các dịch vụ th ngồi.

Việt Nam đang ngày càng có vai trị lớn hơn trong ngành công nghệ phần mềm thế giới khi liên tục cải thiện thứ hạng và lọt Top 30 thế giới về gia công phần mềm. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam phần lớn cho 2 thị trường chính là Mỹ và Nhật (theo Vinasa).

Việt Nam chủ yếu vẫn ở cấp thấp trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây Việt Nam đã nỗ lực để bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành phần mềm.

Biểu đồ 2.1: Giá trị ngành công nghệ phần mềm thế giới năm 2016

(Nguồn: Nasscom, Vinasa, Bộ thông tin và truyền thơng)

Năm 2016, tập đồn nghiên cứu và tư vấn Gartner đánh giá Việt Nam là 1 trong 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao cơng nghệ tồn cầu. - “Vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã và đang mở rộng kinh doanh, đưa sản phẩm, giải pháp phần mềm của Việt Nam sang thị trường các nước đang phát triển. Dự báo trong những năm tới thì ngành cơng nghệ phần mềm của Việt Nam cịn có sự phát triển vượt bậc hơn nữa. ( theo báo cáo ngành CNTT – MSC ).

Có thể nói, đây là một sự phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm nói chung và cho cơng ty MISA nói riêng. Vị thế của Việt Nam trong ngành công nghệ phần mềm ngày càng có những bước chuyển biến tích cực góp phần khơng nhỏ để tạo bước đà thuận lợi cho công ty MISA không chỉ nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của doanh nghiệp mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh cũng như thực hiện mục tiêu trở thành công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm phổ biến trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ. Khi thị trường công nghệ phần mềm ngày càng phát triển thì kéo theo đó là sự gia nhập của các doanh nghiệp mới tham gia với vai trò nhà cung ứng. Lúc này, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành gia tăng, đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải chủ động có những chính sách, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.

24% 3% 2% 1% 70% Ấn Độ Trung Quốc Philipines Việt Nam Các quốc gia khác

2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty cổ phần MISA

a. Nhân tố bên ngồi

- Đối thủ cạnh tranh của công ty MISA

Do thị trường và khách hàng của hoạt động kinh doanh phần mềm tại Việt Nam đang những bước đầu phát triển, do vậy công ty MISA chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào cung cấp các sản phẩm phần mềm về kế toán, phần mềm quản trị, quan hệ khách hàng, nhân sự… trong đó có các cơng ty sau là những đối thủ chủ yếu của công ty MISA:

- Công ty Cổ phần FAST

- Công ty TNHH phần mềm FPT (FSoft)

- Công ty Cổ phần Global Cybersoft Viet Nam (GCS) - Công ty Cổ phần phần mềm Bravo

- Công ty Cổ phần công nghệ Tinh Vân - Công ty Cổ phần Dtsoft

- Công ty Cổ phần công nghệ CMC

Đây đều là những cơng ty có mức độ cạnh tranh cao bởi kinh nghiệm lâu dài, thâm niên trong khoảng 15 đến 25 năm trên thị trường, sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm giữ khá lớn thị phần...Họ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MISA không chỉ về sản phẩm cung cấp, giá cả, hệ thống đại lí, chi nhánh…mà các cơng ty này có thể cung cấp và theo đuổi cũng như thực hiện tổng thể các dự án về phần mềm bao gồm cả việc cung cáp giải pháp, tư vấn.

Ngồi ra, tại Việt Nam hiện nay có khoảng vài trăm cơng ty phần mềm: Lạc Việt, Tường Minh, Bình Minh, ISB Việt Nam, DEK technogies Việt Nam…cũng là những công ty thu hút một số lượng khách hàng đáng kể.

- Khách hàng trong việc ứng dụng phần mềm

Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ phần mềm vào kinh doanh, sản xuất, văn hóa-xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng… mọi lĩnh vực như hiện nay. Việc sử dụng phần mềm trong đời sống xã hội mang lại rất nhiều sự tiện ích cũng như việc tiết kiệm thời gian, nhân lực và tăng năng suất lao động…Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng phần mềm ngày càng gia tăng cùng với tốc độ toàn cầu hóa. Mặt khác, với sự gia nhập thị trường của rất nhiều cơng ty, cụ thể Việt Nam hướng tới có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 thì đây là thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm của công ty dành cho khối doanh nghiệp.

Hiểu được sự phát triển đó, MISA liên tục cho ra đời các sản phẩm để phục vụ tối đa nhất nhu cầu của khách hàng: từ những sản phẩm dành cho doanh nghiệp như kế tốn, quản trị, kê khai thuế, hóa đơn điện tử; phần mềm dành cho hành chính sự nghiệp như quản lí trường học, quản lí cán bộ, hộ tịch hay những sản phẩm dành cho khối hộ cá thể, cá nhân như: phần mềm quản lí cửa hàng thời trang, quản lí nhà hàng…

Việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt được xu thế phát triển của nhu cầu khách hàng giúp cơng ty có những chiến lược, chính sách để tạo dựng ưu thế về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm.

b. Nhân tố bên trong

- Nguồn lực tài chính của cơng ty

Nguồn lực tài chính (vốn) là điều kiện tiên quyết khơng thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Để tiến hành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì sức mạnh hay khả năng cạnh tranh kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101234150, đăng ký lần đầu ngày 22 tháng 04 năm 2002, thay đổi lần 10 ngày 23 tháng 01 năm 2014 do Phòng Đăng ký kinh doanh số 02 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ của Công ty: 50.000.000.000 VND (Năm mươi tỷ đồng chẵn).

Từ thực tiễn hiện tại, khi mới thành lập mọi hoạt động huy động vốn trở nên khó khăn, cơ chế sử dụng nguồn vốn càng quan trọng, quyết định sự thành bại của công ty. Cơng ty ra quyết định hồn thiện chính sách sử dụng nguồn vốn hợp lí hiệu quả. Tiết kiệm chi phí vận hành, quản lý doanh nghiệp. Tập trung vốn cho những ngành nghề kinh doanh chủ lực của công ty: ban đầu khi công ty mới thành lập tập trung vào sản xuất phần mềm đóng gói, mà nổi bật là phần mềm kế tốn SME.NET.

Hiện nay, nguồn vốn của cơng ty là một trong những cơng cụ chính để nâng cao năng lực cạnh tranh, được sử dụng toàn diện ngoài sản xuất các khối phần mềm thì cịn đầu tư vào thuê mặt bằng cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô cũng như thị phần của công ty nhân sự, marketing… và nâng cấp, đổi mới công nghệ các phần mềm hướng tới nhu cầu ngày càng cao của thị trường…

- Nguồn nhân lực

Trải qua 23 năm phát triển, giá trị lớn nhất MISA tự hào có được khơng phải là máy móc, là đất đai mà chính là con người. Tất cả các cán bộ, nhân viên của MISA đều được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp với sự hỗ trợ đầy đủ của các trang thiết bị tốt hiện đại, có nhiều cơ hội thăng tiến và được hưởng mức thu nhập

tương xứng với khả năng, năng lực bản thân cùng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động như BHXH và BHYT, ốm đau, thai sản,…

Đối với nhân viên mới tuyển dụng, trước khi được tiếp nhận, các ứng viên sẽ tham gia một khóa đào tạo miễn phí các nghiệp vụ, kĩ năng, văn hóa…gắn với cơng việc sắp tới của mình trong vịng 3 đến 4 tuần.

Đối với cán bộ, nhân viên chính thức, trong q trình làm việc, căn cứ vào tình trạng thực tế nâng cao trình độ của cá nhân và cơng ty, cán bộ nhân viên của MISA sẽ được được cử đi học ở các lớp chun ngành với kinh phí do cơng ty đài thọ.

Với mục đích tơn vinh sự tận tâm, khả năng sáng tạo của những người đã đóng góp vào sự phát triển hùng mạnh của cơng ty MISA, cùng với hàng loạt chính sách khen thưởng tức thời, định kì, đột xuất theo cơng việc, chiến dịch…bằng vật chất, đề bạt các chức vị quan trọng…cho những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc: Giải thưởng gấu vàng là đỉnh cao của sự tôn vinh các thành viên có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của MISA được xét theo định kì hàng năm với tổng kinh phí lên tới gần 800 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, cơng tác chúc mừng, động viên cán bộ nhân viên trong các các dịp lễ tết, sinh nhật, hay thăm hỏi, chia sẻ, động viên, khuyến khích, phụ cấp, trợ cấp cho các thành viên khi hỷ, lúc hiếu, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao... được MISA đặc biệt quan tâm.

Bảng 2.1: Bảng số liệu nhân sự của cơng ty MISA theo trình độ học vấn giai đoạn 2014 - 2016

Trình độ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lao động bình quân ( người) Tỷ trọng (%) Số lao động bình quân ( người) Tỷ trọng (%) Số lao động bình quân ( người) Tỷ trọng (%) Trình độ trên đại học 22 3,81 23 3,25 30 3 Trình độ đại học 442 73,54 550 74,12 769 75,4 Trình độ cao đẳng 105 17,47 133 17,89 175 17,1 Trình độ trung cấp 17 2,78 18 2,44 30 3 Khác 15 2,4 17 2,3 16 1,5 601 100 741 100 988 100

Đến năm 2017, số lượng lao động MISA đã tăng lên con số ấn tượng là 1277 người với lao động trẻ, có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao. Cơng ty tập trung vào những khóa đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ cho nhân viên cũ, đồng thời có những lớp đào tạo miễn phí cho những nhân viên mới tuyển dụng. Ngồi ra, MISA khuyến khích các nhân viên tự nâng cao các kiến thức về ngoại ngữ và chuyên môn để đáp ứng ngày càng tốt công việc…

Có thể thấy, đội ngũ nhân viên, lao động của công ty MISA là một đội ngũ chất lượng, chun nghiệp, có trình độ học vấn cao, là một thuận lợi của cơng ty trong q trình kinh doanh bán sản phẩm, giúp cho MISA nhanh chóng trở thành cơng ty hàng đầu về giải pháp phần mềm trong cả nước. Đây là một yếu tố làm cho MISA có được ưu thế trong cạnh tranh bởi lực lượng lao động liên quan trực tiếp đến năng suất lao động và mang lại lợi nhuận cho công ty. Với một đội ngũ lao động chất lượng, chuyên nghiệp như thế, MISA đang ngày càng khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Chất lượng sản phẩm công ty cung ứng trên thị trường

Với tiêu chí tiên phong trong sứ mệnh phục vụ, đi đầu về cơng nghệ thì MISA ln tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng. Công ty đi đầu trong ứng dụng AI vào phần mềm tích hợp trên ứng dụng mobile để tối đa lợi ích của khách hàng khi sử dụng phần mềm. Các phần mềm sẽ được triển khai dưới dạng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây, tạo ra một hệ thống phần mềm có tính liên kết rất mật thiết với nhau và ở phạm vi rộng lớn mà phần mềm truyền thống không thể làm được. Với chiến lược phát triển này thì vấn đề an tồn và bảo mật thơng tin được đặt lên hàng đầu. Điều này không chỉ đảm bảo hệ thống trong nội bộ công ty được vận hành trơn tru mà khách hàng cũng có thể hồn tồn n tâm về tính bảo mật, an tồn thơng tin từ các sản phẩm, dịch vụ mà MISA cung cấp.

Ngồi ra, cơng ty chú trọng trong công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ của trung tâm phát triển phần mềm, đây là đội ngũ cốt lõi tạo ra sản phẩm, trực tiếp quyết định đến chất lượng của sản phẩm trên thị trường.

- Giá cả sản phẩm

Về giá cả sản phẩm, công ty MISA khơng để giá sản phẩm của mình ở mức quá thấp hay quá cao so với các công ty khác kinh doanh cùng loại sản phẩm. Đồng thời có nhiều mức giá sản phẩm hợp lí theo gói dựa trên quy mơ, nghiệp vụ phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng. Tùy từng giai đoạn thúc đẩy hoạt động kinh doanh mà MISA cịn triển khai những chính sách khuyến mại đến khách hàng như: Tặng thêm thời gian gia hạn sử dụng phần mềm; giảm giá sản phẩm đối với khách hàng mua gia hạn nhiều năm liên tiếp; tặng kèm dịch vụ đào tạo về sản phẩm cho khách hàng những dịp đặc biệt, tri ân khách hàng cũ…

Đối với nhưng sản phẩm phần mềm đi kèm với những dịch vụ như đào tạo, tư vấn triển khai thì cơng ty có chính sách tách riêng để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Tức, đối với những khách hàng nào có nhu cầu sử dụng gói dịch vụ thì sẽ trả phí thêm, bởi phần mềm của MISA khá phổ biến và đã có số lượng người biết dùng khá lớn, mặt khác MISA ln có sự hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong quá trình sử dụng phần mềm hay nâng cấp phiên bản phần mềm sau bán.

Bảng 2.2: Bảng báo giá sản phầm phần mềm kế tốn SME2017.NET của cơng ty MISA

Tên sản phẩm Giá

Gói Express

Đầy đủ 16 phân hệ:

Số lượng chứng từ được nhập vào phần mềm tối đa là 150 chứng từ/năm

Miễn phí

Gói Starter

Đầy đủ 16 phân hệ:

Số lượng chứng từ được nhập vào phần mềm tối đa là 1000

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần MISA trên thị trƣờng nội địa (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)