Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần MISA trên thị trƣờng nội địa (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

2.3.1 Những thành tựu đạt được

- Sau 23 năm thành lập, MISA đã khẳng định được thương hiệu của mình khơng chỉ ở thị trường Việt Nam mà cịn vươn xa ra thế giới được thể hiện bằng hàng loạt các giải thưởng cao quý như Sao Khuê, Cúp vàng CNTT… và hiện nay được đánh giá là một trong năm đơn vị hàng đầu Việt Nam về CNTT. Bằng những đóng góp của MISA vào sự phát triển của lĩnh vực CNTT nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, MISA đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba, Thủ tướng trao tặng Cờ thi đua Chính phủ. Bên cạnh đó, MISA cịn nhận được hàng trăm giải thưởng, danh hiệu, bằng khen uy tín của các Bộ, ban ngành trung ương, Cờ Thi đua và Bằng khen của UBND các tỉnh, thành phố, bằng khen của các Hiệp hội, tổ chức…Đồng thời nhận được những chứng chỉ danh giá của thế giới về vấn đề bảo mật thông tin khách hàng như ISO27000, ISO9001, CMMi cấp độ 3… là những chứng chỉ mà có ít các doanh nghiệp sản xuất phần mềm nhận được. Những giải thưởng, công nhận này là một điều kiện thuận lợi để khách hàng có lịng tin vào sản phẩm mà MISA cung cấp.

- Về sản phẩm MISA cung cấp trên thị trường thì theo tạp chí Forbes Việt Nam (8/2016) cơng bố một con số ấn tượng về sự phổ biến của phần mềm MISA: Cứ 05 doanh nghiệp tư nhân có 01 doanh nghiệp sử dụng phần mềm của MISA! Đây thực sự là một thành tựu nổi bật của công ty trong suốt chặng đường 23 năm vừa qua. Độ phủ sóng rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ trong nước tạo bước đà cho công ty phát triển rộng hơn ra cả thế giới.

- Về cơ sở vật chất được đầu tư trang thiết bị hiện đại, có riêng trung tâm phát triển phần mềm và lợi thế hơn so với công ty phần mềm khác là dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán khi mà MISA có một trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/24, góp phần sự tin tưởng và lịng trung thành của khách hàng với cơng ty và những sản phẩm phần mềm của công ty.

- Đội ngũ lao động trẻ trung, năng động, sáng tạo, nắm bắt, cập nhật kịp thời sự hiện đại, thay đổi liên tục của công nghệ thông tin…giúp cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ phần mềm ngày càng tốt hơn cũng như việc thực hiện mục tiêu.

- Ngồi ra, cơng ty có bộ máy quản lý phù hợp với hoạt động kinh doanh của cơng ty và có tầm chiến lược về con người thể hiện ở những lớp đào tạo, nâng cao chuyên sâu kĩ năng, trình độ nghiệp vụ… Đội ngũ quản trị có khả năng cao về lãnh đạo công ty cũng như xét năng lực của đội ngũ quản lí một cách rõ ràng, minh bạch và cơng bằng tạo nên hoạt động quản lí hiệu quả.

2.3.2 Những hạn chế cịn tồn tại

- Về bộ máy quản trị tuy có những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong khả năng làm việc giao dịch quốc tế hay khả năng cập nhật tri thức mới trên thế giới.

- Hoạt động marketing của công ty chưa thực sự sơi nổi, cịn nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung vào việc tuyển dụng, liên kết với các trường đại học,cao đằng khổi ngành kinh tế mà chưa chú trọng vào hoạt động quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Trong năm 2018 mới có chính sách về hoạt động marketing tuy nhiên chưa có chiến lược dài hạn, cũng như chưa có phịng marketing riêng của cơng ty.

- Hiện nay, cơng ty vẫn cịn đi th mặt bằng. Đây là khoản chi phí tương đối lớn, để tính đến sự tồn tại và phát triển lâu dài, cơng ty nên có trụ sở, văn phịng làm việc riêng hạn chế được chi phí trang thiết bị hay thuê mặt bằng.

- Cơ chế hoạt động kinh doanh chưa thực sự được đẩy mạnh và hiệu quả khi số lượng nhân sự, chi phí (nhất là chi phí về mặt bằng) có tốc độ tăng tương đối cao so với tốc độ tăng của lợi nhuận công ty thu được.

- Đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, năng động, sáng tạo nhưng còn yếu kém về mặt kĩ năng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề, giao tiếp cũng như năng lực nắm bắt tâm lý khách hàng…

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

+ Do sự khác nhau về ngơn ngữ cũng như chính sách, hoạt động kinh doanh của

các quốc gia trên thế giới khác nhau mà MISA mới chỉ dừng lại thị trường trong nước, chưa có những bước phá để thực hiện mục tiêu vươn ra thế giới.

+ Công ty Cổ phần MISA là một doanh nghiệp uy tín trên thị trường phần mềm doanh nghiệp, tuy nhiên cùng với sự phát triển của cơng ty cũng có rất nhiều doanh nghiệp khác phát triển cùng kĩnh vực trên thị trường khá mạnh, là đối thủ cạnh tranh trên thị trường như BRAVO, FAST, CMC, Tinh Vân…đây là những doanh nghiệp lớn cạnh tranh gây gắt với cơng ty cổ phần MISA. Bên cạnh đó, mạng lưới kinh doanh của công ty vẫn tồn tại nhiều yếu điểm, thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác hoàn toàn, hoạt động kinh doanh trên các thị trường chưa đông đều, chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn. Chính do những yếu tố này dẫn đến việc hoạt động kinh doanh chưa thực sự được đẩy mạnh và hiệu quả.

+ Hiện nay, chính sách Nhà nước chưa thực sự được tối đa trong việc hỗ trợ về mặt bằng kinh doanh, đầu tư xây dựng, xúc tiến thương mại lĩnh vực công nghệ phần mềm chưa hiệu quả.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Do định hướng phát triển của MISA mới chỉ dừng lại việc tập trung phát triển trong nước và chủ định tập trung vào chất lượng sản phẩm mà chưa tập trung vào những yếu tố xung quanh.

+ Sản phẩm phần mềm của MISA chủ trương phục vụ số đông khách hàng, khơng phục vụ số ít nên chưa khai thác tốt thị trường. Để khắc phục điều này, cơng ty cần có các chiến lược, chính sách mở rộng hơn để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng một cách tối đa hơn.

+ Về hoạt động marketing chưa hiệu quả là do cơng ty chưa thực sự nhận thấy vai trị quan trọng của các hoạt động này đối với việc nâng cao doanh thu để mang lại lợi nhuận cho cơng ty. Do đó, cơng ty chưa có sự đầu tư thích đáng.

+ MISA mới chỉ tập trung vào công tác tuyển dụng và đào tạo, chưa thực sự chú trọng vào lộ trình bồi dưỡng, chọn lọc cán bộ nhân viên trong q trình đang làm việc tại cơng ty.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần MISA trên thị trƣờng nội địa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)