Kết quả phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần MISA trên thị trƣờng nội địa (Trang 35 - 39)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Kết quả phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần

Cổ phần MISA

2.2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty thông qua các chỉ tiêu

a. Các chỉ tiêu định lượng - Doanh thu

Đối với các doanh nghiệp nói chung, đối với cơng ty MISA nói riêng thì kết quả kinh doanh là vấn đề được quan tâm nhất trong hoạt động của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn kết hợp đồng thời với sự phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ họ cung cấp.

Bảng 2.3: Bảng kết quả kinh doanh của công ty cố phần MISA giai đoạn 2014-2016 ( Đơn vị : tỷ đồng ) Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thực hiện Tỷ lệ % 2015/2014 Thực Hiện Tỷ lệ % 2016/2015 Tổng doanh thu ( tỷ đồng) 286,3 341 129,85 422,8 146,25 Tổng chi phí (tỷ đồng) 186,3 241,4 129,58 300,1 124,32

Lợi nhuận sau thuế

(tỷ đồng) 94,987 89,541 94,26 110,345 123,23

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung doanh của công ty liên tục tăng qua 3 năm. Tổng doanh thu năm 2014 là 286,3 tỷ thì đến năm 2015 là 341 tỷ ( tăng trưởng 29,58%. Doanh thu năm 2016 đạt 442,8% so với năm 2015 là 341 tỷ (tăng trưởng 24,32%). Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 95,987 tỷ thì năm 2015 giảm nhẹ cịn 89,541 tỷ do chính sách thuế của nhà nước thay đổi từ 5% lên đến 10%. Đến năm 2016 thì lợi nhuận tăng lên 110,345 tỷ (tăng trưởng 23,23 % so với năm 2015)

Nhìn chung, trong những năm qua, mặc dù chi phí có tăng nhưng cơng ty vẫn có lợi nhuận tăng. Để đạt được tốc độ như vậy công ty không ngừng đầu tư vào các khâu trong quá trình kinh doanh từ bộ phận sản xuất phần mềm đến bộ nhận nhân sự, bán hàng. Đồng thời, áp dụng các chính sách, chiến lược kinh doanh hiệu quả và công tác quản lý của ban lãnh đạo ngày càng chặt chẽ hơn.

Nhìn vào sự tăng liên tục doanh thu qua các năm của cơng ty MISA có thể thấy tiềm lực tương đối cao về năng lực cạnh tranh của công ty, thể hiện sự tăng trưởng tốt, hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là cơ sở của nguồn lực để đầu tư, phát triển kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

- Thị phần

Với hơn 155.000 khách hàng Doanh nghiệp, HCSN và đơn vị xã/phường cùng hơn 1 triệu khách hàng cá nhân, MISA đã và đang trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của cộng đồng doanh nghiệp cũng như khối cơ quan nhà nước, cá nhân.

“Cứ 5 doanh nghiệp Việt Nam thì có 1 doanh nghiệp sử dụng phần mềm của MISA” là con số phản ánh rõ nhất về thị phần của cơng ty. Đây có thể coi là một ưu thế không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được trên thị trường Việt Nam.

Các khách hàng tiêu biểu bao gồm cấp bộ như: Bộ Ngoại thương, Bộ y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ thương mại…; cấp địa phương như: gồm các Sở, ban ngành phân bố rộng rãi trên khắp 64 tỉnh thành cả nước…cùng với hàng chục nghìn doanh nghiệp từ quy mơ nhỏ đến quy mơ lớn.

b. Các chỉ tiêu định tính - Uy tín, thương hiệu

Với 23 năm hình thành và phát triển, MISA là một cơng ty phần mềm có thâm niên lâu dài, cơng ty đã khẳng định được chỗ đứng nhất định của mình trong ngành. Đến nay hình ảnh và thương hiệu của MISA đã có những dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực cơng nghệ phần mềm. Sự phổ biến rộng rãi về thương hiệu phần mềm MISA thể hiện ở chỗ nhắc đến MISA, khách hàng đã có thể nhận diện được thương hiệu của công ty triển khai giải pháp phần mềm; những người làm kế toán, quản trị doanh nghiệp cả nước biết đến một thương hiệu phần mềm phổ biến nhất. Đồng thời với chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng cả trong và sau bán của

cơng ty để có được uy tín, thương hiệu, sự tin dùng của khách hàng như hiện nay. MISA tự hào khi đến tới bất cứ nơi đâu, kể cả những đơn vị chưa sử dụng phần mềm MISA, cũng đều nhận được câu nói “MISA à, tơi đã biết đến phần mềm này rồi”. Có rất nhiều cách để họ biết đến MISA: qua báo chí, qua tivi thấy MISA lên nhận các giải thưởng, do nhận được Tạp chí Tre làng MISA, đã vào trang Web của MISA để tìm hiểu, hoặc đã có nhiều đơn vị sử dụng hiệu quả và giới thiệu cho nhau tìm đến với sản phẩm của MISA…Theo “báo cáo cơ hội khách hàng” của cơng ty MISA, có đến 30% sản phẩm phần mềm bán được có từ cơ hội khách hàng tự tìm đến với MISA. Đây là một tỉ lệ không nhỏ trong việc mang lại doanh thu trực tiếp cho công ty. Điều này cũng thể hiện được giá trị uy tín, thương hiệu của MISA ở mức cao đối với khách hàng trong thị trường công nghệ phần mềm đa dạng và phát triển như hiện nay.

- Giá trị mang lại cho khách hàng

Giá trị cốt lõi của MISA là sự hài lịng của khách hàng: Ln lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động. Các sản phẩm, dịch vụ cũng như quy trình kinh doanh của MISA đều hướng tới nhu cầu của khách hàng. Mọi hoạt động của MISA đều nhắm tới mục đích mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng. MISA ln thay đổi phương thức tạo ra sản phẩm giúp khách hàng thực hiện cơng việc theo phương thức hồn tồn mới, hiệu quả hơn nhằm thay đổi năng suất và hiệu quả khơng chỉ của một cá nhân, tổ chức mà cịn góp phần thúc đẩy năng suất và hiệu quả của đất nước và các quốc gia trên thế giới.

Các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ MISA luôn thỏa mãn mọi yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nền tảng, sản phẩm, dịch vụ của MISA bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào. MISA có các kênh tư vấn, hỗ trợ khách hàng qua các trang web tra cứu tình huống, cộng đồng khách hàng sử dụng phần mềm MISA, hướng dẫn qua ultraview…MISA có riêng một trung tâm đội ngũ tư vấn, hỗ trợ khách hàng MISA luôn sẵn sàng phục vụ 365 ngày/năm và 24 giờ/ngày. Ngoài ra, MISA sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng, mang lại kiến thức thiết thực cho sinh viên, tham gia mạnh mẽ vào cơng tác xã hội hóa giáo dục. Ngồi việc tổ chức trải nghiệm miễn phí sản phẩm tại nhiều địa điểm trên cả nước thì với những doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MISA ln có những sản phẩm miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng chính là trách nhiệm xã hội mà MISA ln khao khát chia sẻ.

2.2.2 Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần MISA

Công ty MISA luôn quan tâm đến chiến lược phát triển thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành, giao diện, tính năng phần mềm một cách tồn diện để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như thực hiện mục tiêu là mong muốn trở

thành cơng ty phần mềm có sản phẩm dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất trong cả nước và quốc tế.

- Chiến lược và chính sách khách hàng mục tiêu. Các doanh nghiệp (phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, quản trị nguồn nhân lực); Doanh nhiệp vừa và nhỏ (phần mềm kế toán doanh nghiệp); Các bộ, ban, ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp (phần mềm kế tốn xã, kế tốn hành chính sự nghiệp); Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (hợp tác với các trường đưa phần mềm vào giảng dạy, học tập, thi)

- Chiến lược và chính sách bán sản phẩm: Xây dựng các phần mềm theo mơ hình hướng dịch vụ Áp dụng quy trình ISO và CMMi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Chuẩn hóa, đào tạo đội ngũ; tìm kiếm nhân tài; Duy trì cải thiện điều kiện làm việc nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thông tin thị trường bằng cách xây dựng đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ quan hệ, hợp tác, tìm kiếm thơng tin; mở rộng sản phẩm đến các thị phần mới bên cạnh hoạt động mở rộng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ; chú trọng đầu tư cho các hoạt động chính, điều tra và tìm hiểu thị trường tiêu thụ.

- Chiến lược và chính sách xúc tiến: chiến lược tăng cường quảng cáo thông qua sử dụng truyền thông, thông qua sự liên kết với các trường đưa phần mềm vào giới thiệu, giảng dạy để quảng cáo thương hiệu cho cơng ty, thiết kế đồng phục có in logo, biểu tượng của cơng ty, có những nét văn hóa riêng.

- Chiến lược và chính sách tạo ưu thế: Cơng ty tập trung vào ba chỉ tiêu chủ đạo là chất lượng, thương hiệu và giá cả. Chất lượng hàng đầu, thương hiệu uy tín, giá thành phù hợp.

+ MISA đến nay đã có thương hiệu uy tín 23 năm trên thị trường cung cấp phần mềm. Cơng ty tiếp tục gìn giữ và phát huy thế mạnh của việc sở hữu thương hiệu mà công ty đã cố gắng gây dựng.

+ Tăng cường các biện pháp quản lý về mọi mặt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng khi cơng ty có riêng một trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

+ Công ty định giá theo phương thức định giá cạnh tranh, cơng ty khơng để giá sản phẩm của mình ở mức quá thấp hay quá cao so với các công ty khác kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời công ty áp dụng nhiều mức giá sản phẩm theo gói dựa trên quy mơ, nghiệp vụ, số lượng nhân sự phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng. Cơng ty ln có sự khảo sát về giá ở các đối thủ cạnh tranh để có thể có được mức giá ưu đãi nhất dành cho khách hàng của mình. Ngồi ra cơng ty cịn giảm giá đối với khách hàng thanh toán ngay, điều chỉnh giá theo số lượng mua, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mua mà khách hàng sẽ được hưởng những chiết khấu khác nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần MISA trên thị trƣờng nội địa (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)