6. Kết cấu khóa luận
3.3. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện để nâng cao chất lượng Tour du lịch
3.3.1. Một số kiến nghị với Sở du lịch Hà Nội
Để đạt hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất lượng Tour thì sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng và Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan có vai trị rất quan trọng. Do vậy, cá nhân người nghiên cứu đề tài xin phép được đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Tăng cường công tác đào tạo nhân lực trong ngành du lịch: Ngành du lịch là một ngành dịch vụ cần rất nhiều lao động trực tiếp có tay nghề cao do đó muốn phát triển du lịch thì cần phải đầu tư phát triển con người. Hiện nay trong hệ thống đào tạo giáo dục của bộ giáo dục tuy có rất nhiều trường đào tạo về chuyên ngành du lịch nhưng kiến thức trên sách vở thường được chú trọng giảng dạy hơn kỹ năng nghiệp vụ thực hành, trình độ ngoại ngữ cịn yếu kém, phần lớn các lao động ngành du lịch hiện nay thường qua các khóa học ngắn, trường nghề, trường ngoại ngữ. Đây là một bất cập
lớn trong quá trình giảng dạy để đạo tạo nhân lực phát triển du lịch, do đó bên cạnh q trình đào tạo chun ngành cần có biện pháp tăng cường thực tế cho sinh viên để họ có thể dễ dàng tiếp nhận cơng việc ngay sau khi tốt nghiệp, nâng cao khả năng giao tiếp tiếng anh tránh tình trạng chỉ giỏi lý thuyết những khi bắt tay vào thực hiện thì lúng túng và khơng đạt u cầu cơng việc.
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vị trí, vai trị của
du lịch: Tăng cường tuyên truyền về vai trò của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân
nói chung và đối với mỗi cá nhân nói riêng trên các phương tiện thơng tin đại chúng như đài tiếng nói, đài phát thanh, báo in, báo điện tử; thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục người dân địa phương có nhận thức đúng đắn về du lịch và phát triển du lịch bền vững, đặc biệt đối với những cơ sở tư nhân cung cấp các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí thì cần phải có các buổi huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch của địa phương, đồng thời phổ biến cho họ kiến thức về du lịch tại địa bàn. Ngoài ra doanh nghiệp cần có các kiến nghị với nhà chức trách về các vấn đề có thể xâm hại đến mơi trường du lịch; có những quy định xử phạt nghiêm minh đối với những kẻ phá hoại tài nguyên du lịch, gây ô nhiễm mơi trường hoặc có những hành vi chèo kéo khách, yêu cầu tất cả những cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch phải niêm yết giá để tránh trường hợp khống giá so với mức quy định.
- Tăng cường đầu tư hợp lý cho ngành du lịch: Ngành du lịch cần được tăng ngân sách đầu tư phát triển hàng năm, ngân sách này dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra sự thuận tiện cho phát triển du lịch để nâng cấp, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống và khai thác các tài nguyên du lịch mới chưa được khám phá đưa vào sử dụng. Hiện nay có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng do thời gian, chiến tranh và các tác động từ thiên nhiên cần được Nhà nước và Tổng cục du lịch quan tâm để đưa vào sử dụng. Tổng cục du lịch cần quy hoạch xây dựng các khu du lịch và tìm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cần phải quảng bá du lịch tại các địa phương trên trang web của ngành và trong các cuộc hội thảo du lịch mang tính chất quốc tế nhằm kêu gọi vốn đầu tư. Ngoài ra Tổng cục du lịch nên nghiên cứu về các sản vật đặc trưng của từng vùng miền, địa phương để giúp các địa phương tìm được hướng đi riêng trong việc sản xuất các loại hàng hóa lưu niệm sao cho có sự độc quyền duy nhất của mỗi địa phương. Việc này tránh được tình trạng các loại hàng hóa của các nơi đến na ná nhau và du khách có thể mua bất cứ đặc sản địa phương của bất cứ một vùng nào trên đất nước mà chỉ phải đến một nơi. Sự tạo ra các loại hàng hóa đặc sắc là điều kiện để kích thích tiêu dùng của du khách nhưng lại là điểm yếu của du lịch Việt Nam hiện nay.
- Đảm bảo an ninh du lịch: Đây là công việc rất quan trọng đối với ngành du lịch, an ninh chính là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động du lịch của người dân, khi một xã hội an toàn, ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo thì hoạt động du lịch mới
diễn ra thuận lợi. Các địa phương cần lập ra các đội xung kích tại các điểm du lịch để đảm bảo an toàn cho du khách, ngăn chặn các hành vi trộm cắp, chèo kéo, ăn chặn tiền của khách cũng như triệt phá các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút chích, mại dâm,… Ngồi ra đội xung kích cịn có nhiệm vụ bảo vệ tài ngun du lịch, cấm phá rừng hay viết vẽ bậy lên các di tích lịch sử. Tất cả các cơng việc này được thực hiện nhằm đem lại một môi trường trong sạch, yên bình tạo ra sự yên tâm cho du khách tại điểm đến.
- Tập trung phát triển những loại hình du lịch mang bản sắc riêng của Hà Nội, đẩy mạnh khai thác thị trường khách quốc tế, tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Hà Nội trên khu vực và thế giới, tuyên truyền quảng bá du lịch thơng qua các ấn phẩm quảng cáo, đĩa hình, mạng internet
Ngồi ra, Sở Du lịch cần có những quy định tiêu chuẩn phục vụ cấp giấy phép kinh doanh cho từng đơn vị đạt tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ. Tăng cường việc quảng bá hình ảnh, video của đất nước, dịch ra nhiều thứ tiếng phổ biến trên tất cả các kênh truyền hình trong nước cũng như nước ngồi để hình ảnh đất nước con người Việt Nam khơng cịn xa lạ với người dân trên tồn cầu, tăng cường mở rộng các cơ quan đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngồi bằng cách lập các văn phịng du lịch đại diện. Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan trong việc sửa đổi cải tiến và đặc biệt là giảm các thủ tục phiền hà khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh cho khách du lịch. Hơn thế nữa cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước ngành du lịch từ Tổng cục Du lịch đến các Sở Du lịch, và cơ quan chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm mục đích đưa du lịch nước ta phát triển đúng hướng đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội ngày một cao hơn, đóng góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nến kinh tế quốc dân. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp lữ hành triển khai các Tour du lịch trong nước cũng như nước ngoài.