Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng tour du lịch nội địa tại công ty cổ phần nam thái bình dương (Trang 34)

6. Kết cấu khóa luận

3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng

du lịch nội địa tại cơng ty Nam Thái Bình Dương

3.1.1. Xu hướng phát triển kinh doanh Tour du lịch nội địa

Ngành du lịch đang đứng trước cơ hội lớn trở thành ngành công nghiệp lớn nhất khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần thay thế sức lao động, giúp con người có nhiều thời gian rảnh để đi du lịch. Trong khi mảng du lịch quốc tế tăng trưởng, giảm sút thất thường thì du lịch nội địa lại tăng trưởng liên tục từ hàng chục năm nay. Đây chính là “mỏ vàng” để khai thác và cịn có thể gia tăng nguồn thu nhiều hơn nữa. Vào các kì nghỉ lễ như 30-4 và 1-5, gần như các điểm du lịch, từ Vũng Tàu đến Đà Lạt, Hạ Long, Sầm Sơn, Sapa... đều kín khách. Dự báo trong thời gian tới, sẽ cịn nhiều đợt cao điểm như vậy vì xu hướng đi du lịch, nghỉ ngơi vào các kỳ nghỉ lễ hay dịp cuối tuần của du khách trong nước vẫn tăng, tạo nên một lượng khách hàng lớn cho ngành du lịch.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, lượng khách nội địa tăng trưởng đều đặn từ năm 2000 đến nay. Năm 2000, cả nước chỉ có 11,2 triệu lượt khách nội địa nhưng đến năm ngoái 2016, số lượng này đã tăng lên đến 62 triệu lượt và có thể lên đến 66,7 triệu lượt vào năm nay. Cứ mỗi năm, ngành du lịch đều đặn có thêm vài triệu lượt khách hàng mới ngay tại thị trường trong nước, với mức chi tiêu cũng tăng lên theo thời gian. Trước đây, phần lớn khách hàng chỉ có nhu cầu tham quan và nghỉ dưỡng thì nay có thêm nhiều yêu cầu khác như hội họp, các chương trình du lịch đặc biệt... giúp doanh thu doanh nghiệp tăng lên. Với thị trường này, doanh nghiệp có thể bán những chương trình tour trọn gói và cả những dịch vụ riêng lẻ. Xu hướng chung là càng nhiều khách hàng mua những dịch vụ riêng lẻ như khách sạn, vé máy bay, dịch vụ hướng dẫn, đặt một số bữa ăn đặc biệt tại điểm đến.

Khách hàng có xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hóa bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với mơi trường. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khỏe, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, các cơng ty du lịch triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ thân thiện với mơi trường.

Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ như hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành cơng gói sản phẩm Free and Easy chỉ gồm vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua Tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Như vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng

này cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quản xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook, Twitter...

Khách hàng có xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thu ồn ào, đến những nơi yên tĩnh, biệt lập. Đây là một xu hướng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Như vậy, việc xuất khẩu các dịch vụ du lịch mang lại tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thương mại. Theo đó các cơng ty du lịch đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mơ hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.

3.1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh Tour du lịch nội địa tại cơng ty NamThái Bình Dương Thái Bình Dương

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch để Việt Nam trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong những năm tới, bên cạnh đó phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất, cơng ty Nam Thái Bình Dương đã có những phương hướng phát triển kinh doanh lữ hành như sau:

- Mở rộng thị trường khách Inbound, khách nội địa của công ty; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành trong nước cũng như khơng ngừng hồn thiện nâng cao chất lượng Tour du lịch trong nước cũng như quốc tế, khẳng định thương hiệu của công ty.

- Tiếp tục giữ vững lượng khách hàng truyền thống vì đây là nguồn khách chính của cơng ty và là đối tượng khách trung thành trong nhiều năm qua. Chính vì vậy đây là nền tảng vững chắc cho việc thu hút nhiều khách hàng mới ở các nước lân cận.

- Công ty sẽ thiết lập nhiều chương trình mới lạ, có tính chất phục vụ riêng cho từng đối tượng khách, đồng thời quảng bá các chương trình và các dịch vụ của công ty thông qua các phương tiện nhằm giúp cho mọi người đều biết tới, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để đón tiếp khách.

- Nâng cao bộ máy quản lý chất lượng Tour du lịch theo tiêu chuẩn của ngành, đa dạng hóa các loại hình du lịch, thiết kế chương trình ln mới mẻ và có sự sáng tạo để tránh sự lặp lại.

- Ký kết hợp đồng với các đơn vị có chất lượng dịch vụ tốt, giữ uy tín và hình ảnh cho các dịch vụ của các nhà cung cấp trong con mắt khách hàng bằng việc quảng bá và tuyên truyền cho họ khi thực hiện các chương trình du lịch.

- Tiếp tục ổn định cơng tác nhân sự, tìm kiếm và thu hút người lao động có trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề, tạo điều kiện cho nhân viên trong cơng ty tham gia các khóa học tại nước ngồi để nâng trình độ chun mơn nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường và xây dựng các Tour du lịch nội địa phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ của công ty. Chất lượng Tour đa dạng và phong phú,

đồng thời luôn luôn sáng tạo và cập nhật các đối tác có chất lượng dịch vụ tốt để tạo thành mạng lưới Tour có sự liên kết chặt chẽ đạt chất lượng tốt phù hợp với mọi thị hiếu của khách hàng.

- Xác định mục tiêu kinh doanh cần đạt được, xác lập thị trường mục tiêu rõ ràng và cụ thể trong từng phân đoạn thị trường, tổ chức triển khai, thực hiện các kế hoạch và tiêu chí nâng cao chất lượng Tour du lịch và hoạt động kinh doanh của cơng ty.

- Duy trì và phát huy các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả của cơng ty, tn thủ quy trình quản lý chất lượng Tour du lịch, khơng ngừng tìm kiếm mở rộng các thị trường mới và bồi dưỡng kiến thức chun mơn cho nhân viên, khơng ngừng hồn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên.

- Tăng cường việc quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nói chung, đặc biệt là các Tour du lịch nội địa gói nhằm góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu về số lượng khách nội địa, chỉ tiêu tài chính trong thời gian vừa qua.

3.1.3. Quan điểm nâng cao chất lượng tour du lịch nội địa tại cơng ty Nam Thái Bình Dương

Đối với cơng ty Nam Thái Bình Dương nâng cao chất lượng Tour du lịch trước hết phải đảm bảo sự tin cậy của dịch vụ du lịch đối với khách hàng: các trông đợi của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian do đó việc cung cấp dịch vụ đảm bảo sự tin cậy phụ thuộc vào q trình cải tiến khơng ngừng của cơng ty. Cơng ty ln có những kế hoạch phù hợp với từng thời điểm giai đoạn sao cho thích ứng kịp thời với nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao chất lượng Tour du lịch là đảm bảo trật tự an ninh, an tồn cho khách du lịch trong q trình thực hiện Tour du lịch: Công ty tư vấn, thuyết phục và tiến hành mua bảo hiểm cho tất cả các du khách khi mua Tour của công ty; liên kết chặt chẽ với cơ sở y tế, trạm y tế của những điểm du lịch mà du khách đến đồng thời trang bị những thiết bị y tế cần thiết khi du khách đi xe, tàu hỏa, du thuyền,…; phối hợp với các loại hình dịch vụ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Tổng cục du lịch về kinh doanh lữ hành.

Nâng cao chất lượng Tour luôn đi kèm với những biện pháp bảo vệ mơi trường, bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc khi thực hiện Tour du lịch: Du lịch trách nhiệm với môi trường là xu hướng tất yếu và là cơ sở để ngành du lịch phát triển bền vững. Trọng tâm của ngành du lịch là xây dựng môi trường du lịch xanh, sạch cùng với sự ủng hộ chung tay của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Công ty sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất thông qua sự phối hợp với các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch mà du khách tham quan.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Tour du lịch tại cơng ty Nam Thái Bình Dương

3.2.1. Áp dụng khoa học cơng nghệ du lịch

Sự tăng trưởng nhanh chóng của cả khối lượng và yêu cầu về chất lượng của du khách địi hỏi cơng nghệ thơng tin mạnh mẽ để quản lý các thông tin mở rộng. Các điểm đến và ngành du lịch cần các phương pháp mới để phục vụ các loại nhu cầu mới. Việc sử dụng CNTT trong Ngành được thúc đẩy bởi cả sự phát triển của quy mô và sự phức tạp của nhu cầu du lịch cũng như sự mở rộng nhanh chóng và sự tinh tế của các sản phẩm du lịch mới nhằm giải quyết các phân đoạn thị trường nhỏ.

Người tiêu dùng hiện nay “ít khi sẵn lịng chờ đợi hoặc chịu đựng những sự chậm trễ, đến mức độ kiên nhẫn là một phẩm chất biến mất nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch và tồn tại lâu dài thì khơng có sự lựa chọn nào khác ngồi việc kết hợp cơng nghệ và nâng cao tính tương tác với thị trường ngày càng phát triển. Chình vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng cơng nghệ thơng tin vào kinh doanh du lịch nội địa nhiều hơn và hiệu quả hơn. Với hạn chế của doanh nghiệp về việc khách hàng gặp khó khăn trong q trình đặt mua tour trực tuyến, thường xuyên phải đến mua trực tiếp, thì doanh nghiệp cần tập trung phát triển trang web, tính năng mua bán và thanh toán qua mạng để thuận lợi cho khách hơn. Khách hàng có thể truy cập thơng tin về các sản phẩm, tour du lịch ngay lập tức, không tốn kém, tương tác, gần như không phụ thuộc vào các tác động khác có ảnh hưởng xấu nhiều.

Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thơng qua việc tăng cường các nỗ lực quản lý tiếp thị và quản lý chiến lược thông qua việc thực hiện tất cả các chức năng bằng các CNTT tiên tiến.

Áp dụng CNTT sẽ góp phần cải thiện dịch vụ và cung cấp trải nghiệm du lịch liền mạch, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường phát triển hiện đại.

3.2.2. Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và các nhàcung ứng khác cung ứng khác

Sự thành công của các Tour du lịch không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ hướng dẫn viên của cơng ty mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng dịch vụ. Các nhà cung ứng dịch vụ là một mắt xích quan trọng trong quá trình thực hiện Tour du lịch của cơng ty, chính vì vậy muốn tạo ra một Tour du lịch thành cơng địi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa công ty và các nhà cung ứng.

- Khách hàng thường xuyên phàn nàn về vấn đề hướng dẫn viên dẫn khách vào những điểm mua sắm đắt đỏ, chính vì vậy, cơng ty cần đàm phán với nhà cung cấp mức giá hợp lí hơn hoặc lựa chọn lại những nhà cung cấp có chất lượng tốt, giá cả hợp lý để làm thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng tối đa.

- Đặt thêm nhiều hàng với các nhà cung cấp dịch vụ mới, nó đồng nghĩa với việc tiêu dùng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp.

- Đối với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, công ty nên tạo lập mối quan hệ bằng cách cùng chấp nhận rủi ro với họ, với việc mua phịng trọn gói theo tháng hoặc q. Có nghĩa là cơng ty vẫn trả tiền cho một số lượng phịng nhất định mà cơng ty đã đặt trước ngay cả khi khơng có khách, điều đó sẽ thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp.

- Giữ uy tín và nâng cao hình ảnh cho các dịch vụ của các nhà cung cấp trong con mắt của khách hàng bằng việc quảng bá và tuyên truyền cho họ khi thực hiện các Tour du lịch.

- Các cán bộ quản lý cấp cao của cơng ty nên có những cuộc tiếp xúc trao đổi thường xuyên với những lãnh đạo cao cấp của các công ty cung cấp dịch vụ du lịch. Việc tạo mối quan hệ cấp cao này sẽ luôn là lợi thế cho cơng ty trong q trình hồn thiện và cạnh tranh về sản phẩm với các công ty du lịch khác.

Tạo nhiều mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng giúp công ty dễ dàng thực hiện Tour du lịch, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt đôi bên cùng có lợi cũng như mang lại sự hài lịng cho du khách.

3.2.3. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ Tour du lịch

Nhận thức được về tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ Tour du lịch là điều kiện tiên quyết để nhà quản trị cùng nhân viên có những hành động đúng đắn để phát triển nâng cao Tour du lịch. Nếu khơng nhận thức được tầm quan trọng thì doanh nghiệp sẽ khơng thể nào có những biện pháp thích hợp để duy trì và nâng cao chất lượng Tour.

Công ty cần làm tốt công tác tư tưởng cho tất cả nhân viên ở mọi cấp bậc vị trí để họ nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng Tour du lịch đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, việc đảm bảo chất lượng những dịch vụ tối thiểu cung cấp cho khách chính là yêu cầu của chất lượng Tour du lịch. Việc nâng cao tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong công ty giúp mọi người hiểu rõ hơn về trách nhiệm và nhiệm vụ cá nhân, giúp nhân viên hết mình làm việc qua đó mang lại chất lượng tốt trong quá trình thực hiện Tour du lịch.

- Đối với xã hội: Nâng cao chất lượng Tour du lịch giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị cao trong nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm này có cơ hội được tiêu thụ mạnh trên thị trường sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước, góp phần đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp dịch vụ phát triển trong thời gian tới.

- Đối với khách hàng: Nâng cao chất lượng Tour du lịch là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt hơn, khách hàng sẽ được hưởng các dịch vụ có chất lượng cao hơn với mức giá phù hợp, khi đó khách hàng sẽ thu lợi hơn so với chi phí bỏ ra khi tham gia Tour du lịch.

- Đối với doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng Tour du lịch luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của cơng ty lữ hành, nó quyết định tới sự thành bại của một doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng tour du lịch nội địa tại công ty cổ phần nam thái bình dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)