Thực trạng hoạt động xác định mục tiêu, thông điệp truyền thông thương hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần tâm đức cẩm phả, chi nhánh hà nội (Trang 29 - 33)

6 .Kết cấu khóa luận

2.2 Một số kết quả phân tích thực trạng chất lượng hoạt động truyền thơng thương

2.2.1 Thực trạng hoạt động xác định mục tiêu, thông điệp truyền thông thương hiệu

thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả, chi nhánh Hà Nội

2.2.1 Thực trạng hoạt động xác định mục tiêu, thông điệp truyền thôngthương hiệu thương hiệu

Thực trạng xác định mục tiêu truyền thông thương hiệu

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh chung của tồn cơng ty vê lợi nhuận và lợithế cạnh tranh thì các chương trình truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả cũng có những mục tiêu riêng.

Đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động truyền thơng để từ đó đưa hình ảnh thương hiệu của cơng ty vào tâm trí khách hàng.

Theo khảo sát ta có được số liệu như sau:

60% 12%

28%

Chưa biết Biết đến có nhắc nhở Đã biết

Biểu đồ 2.1: Mức độ biết đến thương hiệu của Công ty

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả

Qua kết quả khảo sát ta thấy 60% người tham gia khảo sát không biết đến thương hiệu Công ty Cổ Phần Tâm Đức Cẩm Phả. Nhận thấy được rằng thương hiệu Công ty chưa thực sự phổ biến với người tiêu dùng. Có đến hơn nửa người tham gia khảo sát không hề biết đến Công ty. Nguyên nhân một phần là do Công ty mới mở rộng chi nhánh ở thị trường Hà Nội chưa lâu và cũng chưa đẩy mạnh hoạt động truyền thơng. Chính vì vậy, rất nhiều người tiêu dùng chưa biết đến thương hiệu của Cơng ty. Do đó mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả trong thời gian tới là phải làm sao cho người tiêu dùng biết đến thương hiệu của công ty, đảm bảo chất lượng, hiệu quả truyền thông đối với công chúng. Nếu doanh nghiệp không thể thực hiện được mục tiêu này thì Cơng ty cũng khó có thể tồn tại được trên thị trường.

Cung cấp cho người tiêu dùng và cơng chúng có thêm thơng tin về thương hiệu Cơng ty

Chính vì thương hiệu Cơng ty mới xuất hiện chính thức trên thị trường Hà Nội do đó những thơng tin về Cơng ty chưa có nhiều. Thêm vào đó là đối với mặt hàng thực phẩm yêu cầu của người tiêu dùng lại càng khắt khe. Do đó khách hàng ngần ngại khi lựa chọn một doanh nghiệp mới thay vì các doanh nghiệp đã có tiếng trên thị trường.Từ số liệu khảo sát ta thấy có khoảng 12% số người tham gia khảo sát biết

đếnthương hiệu khi được nhắc nhở. Có số ít người cũng quan tâm tìm hiểu và so sánh giữa các thương hiệu của Công ty nhưng họ vấn chưa nhận biết và hiểu rõ. Do đó, doanh nghiệp cần có thêm những hoạt động truyền thơng thương hiệu cho thương hiệu của Công ty để cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó củng cố lịng tin cho người tiêu dùng và công chúng.

Củng cố vị thế của thương hiệu và đưa thương hiệu Công ty Cổ Phần Tâm Đức Cẩm Phả trở thành một thương hiệu phổ biến tại thị trường miền Bắc.

Bất kỳ một thương hiệu nào có mặt trên thị trường đều muốn có được vị thế và được cơng chúng cơng nhận. Tuy gia nhập thị trường Hà Nội sau nhiều các doanh nghiệp khác nhưng Cơng ty cũng có chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng với 28% người tham gia khảo sát có biết đến doanh nghiệp. Cơng ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông để xây dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Không ngừng nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông để cho mục tiêu truyền thơng có thể đạt hiệu quả cao.

Hiện nay Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả vẫn chưa xây dựng cho mình thơng điệp truyền thơng cụ thể. Đây cũng là thiếu sót trong hoạt động truyền thơng của Cơng ty. Hoạt động truyền thơng có chất lượng khơng thể thiếu thông điệp truyền thông. Thông điệp truyền thơng đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp, nó là đại diện rõ nét về doanh nghiệp, là những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người tiêu dùng.

Thực trạng chất lượng của truyền thông thương hiệu

Kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm Công ty luôn hướng tới đem lại các sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng. Các hoạt dộng truyền thông cũng như thông điệp mà công ty truyền tải ln gắn liền với hình ảnh Cơng ty "Tâm Đức". Từ đó khẳng định giá trị cốt lõi cũng như lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm của Công ty.

42%

24% 34%

Không biết Nghe qua

Biết

Biểu đồ 2.2 Mức độ nhận biết của chiến dịch truyền thông thương hiệu

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả

Từ biếu đồ 2.2 ta có thể thấy chiến dịch truyền thông của Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả vẫn chưa được truyền tải rộng rãi, cụ thể có đến 42% người tiêu dùng khơng hề biết đến các chương trình truyền thơng. Chiếm 24% là con số không nhỏ khách hàng có biết đến nhưng cũng chưa nắm bắt được những thơng tin mà chương trình truyền thơng thương hiệu truyền tải. Chỉ có 34% số người tham gia khảo sát biết đến mức độ chuyên sâu của chiến dịch truyền thông. Do đó, cơng ty cần có những thay đổi, điều chỉnh trong các chiến dịch để tiếp cận công chúng nhiều hơn và nhận nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Mức độ nhớ Mức độ hiểu 0 20 40 60 80 100 120 Khó hiểu, khó nhớ Bình thường Dễ hiểu, dễ nhớ

Biểu đồ 2.3. Đánh giá về các mức độ hiểu, nhớ về thông điệp của công ty

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả

Từ số liệu trong biểu đồ 2.3 ta thấy phần lớn người tiêu dùng khi được giới thiệu về thông điệp truyền thông của công ty đều đánh giá đây là thông điệp dễ hiểu và dễ nhớ. Điều này cho thấy thông điệp truyền thơng của cơng ty đã mã hóa phù hợp với người tiêu dùng để họ dễ dàng hiểu được. Bên cạnh đó là một bộ phận khơng nhỏ khách hàng vẫn chưa nắm bắt được thơng điệp. Vì vậy cơng ty nên sửa đổi để bám sát ý tưởng truyền tải, thông điệp truyền tải độc đáo và thuyết phục hơn với công chúng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần tâm đức cẩm phả, chi nhánh hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)