Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần tâm đức cẩm phả, chi nhánh hà nội (Trang 40 - 45)

6 .Kết cấu khóa luận

3.2 Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu

thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả, chi nhánh Hà Nội

3.2.1 Giải pháp từ phía cơng ty

Từ kết quả phân tích và đánh giá thực trạng đã cho thấy các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả, chi nhánh Hà Nội. Để giải quyết những nguyên nhân đã phát hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Một là, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân sự của công ty

Đầu vào nhân sự của cơng ty ưu tiên tuyển dụng những nhân sự có chun mơn về thương hiệu, marketing để đảm bảo họ có sẵn vốn kiến thức về hoạt động truyền thông thương hiệu. Như vậy, sẽ hạn chế thời gian cũng như chi phí cho việc đào tạo. Bên cạnh đó Cơng ty cũng có các chính sách đãi ngộ, lương thưởng hấp dẫn để thu hút nhân tài.

Thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ, nghiêp vụ của họ trong hoạt động truyền thơng thương hiệu. Khóa huấn luyện nhân viên trong giải quyết các vấn đề xảy ra trong hoạt động truyền thơng.

Ban lãnh đạo cũng khơng ngừng nâng cao trình độ để nhìn nhận, đưa ra chính sách, chiến lược đúng đắn. Đảm bảo hoạt động truyền thông thương hiệu tối ưu và hiệu quả nhất.

Gia tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho hoạt động truyền thông, đây là yếu tố vô cùng quan trọng, ngân sách sẽ ảnh hưởng để chiến lược và chất lượng của các dự án truyền thơng cụ thể. Ngồi ra, cần gia tăng ngân sách để phát triển và quản trị chất lượng.

Hai là, phát triển thông điệp truyền thơng thương hiệu

Hiện tại ta có thể thấy thơng điệp truyền thông của thương hiệu Công ty vẫn chưa rõ nét và gây được ấn tượng với người tiêu dùng.Thông điệp truyền thơng được mã hóa từ ý tưởng truyền thơng. Do đó, để có thể có những thơng điệp độc đáo và thu hút thì cần có sự thay đổi trong việc lên ý tưởng truyền thơng. Để có thể có những thơng

điệp truyền thơng ấn tượng cơng ty có thể hướng ý tưởng truyền thông thương hiệu vào giá trị cốt lõi cũng như sự đặc sắc của các sản phẩm mang thương hiệu. Điều đó có thể vừa cung cấp thơng tin cho khách hàng vừa có thể tạo sự thu hút và niềm tin từ họ.

Ba là, cần hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu

Logo của thương hiệu Tâm Đức Cẩm Phả có thiết kế đơn giản nhưng tên thương hiệu khá là khó nhớ đối với ngưịi tiêu dùng do vậy nó sẽ tạo ra sự khó khăn khi khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu. Thêm vào đó, hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty chưa đầy đủ và có sự thống nhất về các thành tố như: website, slogan,... Do đó cần hồn thiện và đồng bộ hóa những yếu tố này để tạo ra thiện cảm cũng như tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu cho khách hàng. Sự đầy đủ và thống nhất này sẽ tạo tiền đề khi đưa ra các hình thức và thơng điệp truyền thơng.Đồng phục của nhân viên cần có màu sắc thống nhất với màu sắc đại diện của thương hiệu và thể hiện rõ văn hóa doanh nghiệp cũng như nét đặc trưng của thương hiệu. Doanh nghiệp cũng cần đưa ra những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm như: giá sản phẩm, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm,….Tất cả những việc làm đó giúp khách hàng có thêm sự tin tưởng vào thương hiệu của Công ty.

Bốn là, xây dựng công cụ đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu

Như ta đã phân tích ở trên, hiện tại những hoạt động đánh giá kết quả truyền thông thương hiệu Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả chưa được chú trọng cũng như thực hiện. Từ đó đã gây ra rất nhiều những khó khăn cũng như rủi ro cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Chính vì vậy, vịêc cần làm bây giờ là doanh nghiệp nên xây dựng công cụ đo lường cho các hoạt động truyền thông. Công ty cần xây dựng một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả truyền thông với các tiêu chuẩn và thước đo cụ thể. Để từ những đánh giá đó doanh nghiệp có thể pháp hiện những thiếu sót, sai lầm trong các chiến dịch truyền thơng để có thể điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

Năm là, củng cố và giữ vững mối quan hệ với khách hàng

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, để có thể giữ vững mối quan hệ với khách hàng là một điều vơ cùng khó khăn. Tuy nhiên so với việc gây dựng những mối quan hệ mới với khách hàng thì việc duy trì những mối quan hệ cũ dường như đơn giản và ít tốn kém hơn nhiều. Để có thể giữ được mối quan hệ quan trọng đó thì doanh nghiệp cần đặt chữ tín với khách hàng lên hàng đầu. Đây sẽ là nền móng cơ bản để phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

3.2.2 Một số kiến nghị

Chất lượng truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động không chỉ từ các hoạt động của chính doanh nghiệp, mà cịn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, khách quan. Chính vì vậy, em xin đề xuất một số kiến nghị đối với một số đối tác liên quan như sau:

Các hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường việc giới thiệu, quảng bá nội dung truyền thông thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Kiến nghị với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (về việc tổ chức các khóa đào tạo và tăng cường các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức truyền thông thương hiệu...)

Kiến nghị với các phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, truyền hình, truyền thanh...)

KẾT LUẬN

Đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty

Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả, chi nhánh Hà Nội” đã đạt được các mục tiêu và nhiệm

vụ nghiên cứu, cụ thể là:

Đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu.Thứ nhất, đưa ra những nội dung cơ bản của chất lượng: khái niệm, vai trò và đặc điểm của chất lượng, nêu lênmối quan hệ giữa nâng cao chất lượng truyền thông thương hiệu với xây dựng thương hiệu. Thứhai,đặc điểm, tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động truyền thơng thương hiệu. Thứba, nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu từ mơi trường bên ngồi (kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa, thị trường và khách hàng, đối thủ cạnh tranh) đến mối trường bên trong (con người, công nghê, kỹ thuật, vật liệu...).Thứ tư, khái quát nội dung, quy trình hoạt dộng truyền thơng thương hiệu.

Đã phân tích và đánh giá thực trạng của các hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả,chi nhánh Hà Nội thông qua các nội dung cơ bản của hoạt động phát triển truyền thơng thương hiệu. Qua đó nhận ra những thành công cũng như tồn tại của hoạt động truyền thông thương hiệu.

Đã đề xuất 5 giải pháp đểnâng cao chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu cho thương hiệu Công ty. Cụ thể: Một là, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân sự

của công ty; Hai là, phát triển thông điệp truyền thơng thương hiệu ;Ba là, cần hồn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu; Bốn là, xây dựng công cụ đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu; Năm là, củng cố và giữ vững mối quan hệ với khách hàng.

Đồng thời, một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng được đề xuất trong khóa luận để hỗ trợ hoạt dộng cho các doanh nghiệp trong đó có Cơng ty.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi công ty đều đang đứng trước một ngưỡng cửa mới, đó có thể là cơ hội nếu doanh nghiệp biết nắm bắt và ngược lại nó sẽ trở thành vật cản rất lơn.Để có thể biến những sự thay đổi này thành cơ hội thì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu đủ mạnh. Để thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp cần phải tăng cường các hoạt động truyền thông thương hiệu. Tuy thương hiệu Tâm Đức Cẩm Phả chỉ mới chính thức xuất hiện trên thị trường Hà Nội nhưng với thâm niên trong nghành chế biến thực phẩm, công ty Cổ phần Tâm Đức Cẩm Phả nhanh chóng có chỗ đúng trên thị trường nhờ vào việc vận dụng hiệu quả các công cụ truyền thông cũng như nắm bắt xu hướng mới của xã hơi. Qua đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của thương hiệu trong bối cảnh hiện nay.

Trong q trình hồn thành khóa luận, dù đã cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cơ và các bạn sinh viên để em hồn thiện khóa luận của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An Thị Thanh Nhàn, Lục Thị Hương, Quản trị xúc tiến thương mại trong xây

dựng và phát triển thương hiệu”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, (2010).

2. Đỗ Thị Ngọc, "Giáo trình quản trị chất lượng", Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, (2015)

3. Lê Trần Bảo Linh, “Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu của

công ty CP sách Alpha”, Khóa luận tốt nghiệp (2014).

4. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung “Thương hiệu với nhà quản lý”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, (2009).

5. Nguyễn Quốc Thịnh, “Quản trị thương hiệu”, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, (2018).

6. Nguyễn Mạnh Dũng, “Phát triển truyền thông thương hiệu điện tử cho

website Vietlongplaza.com.vn của Công ty CP thương mại điện máy Việt Long”, Khóa

luận tốt nghiệp (2012).

7. Nông Thị Lan Hương, “Truyền thông thương hiệu công ty trách nhiệm hữu

hạn chế biến và xuất khẩu nông lâm sản sạch Lạng Sơn”, Khóa luận tốt nghiệp,

(2014).

8. " Phát triển chiến lược thương hiệu toàn cầu", Luận án, (2012)

9. http://www.brandsvietnam.com

10. https://www.google.com

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần tâm đức cẩm phả, chi nhánh hà nội (Trang 40 - 45)