Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng TMCP tiên phong trung tâm kinh doanh hội sở (Trang 58 - 60)

5. Kết cấu khoá luận

3.3. Một số kiến nghị

Về phía Ngân hàng Nhà nước

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngân hàng hoạt động.

Trong nền kinh tế thị trường, do tình hình kinh tế - xã hội phát triển mạnh nhiều quan hệ xã hội phát sinh thêm, địi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh cùng mơi trường pháp lý lành mạnh nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Chính vì vậy, u cầu cấp thiết hiện nay là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, chặt chẽ, làm chỗ dựa pháp lý cho ngân hàng, cho các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

● Nhà nước cần có biện pháp đồng bộ để ổn định tiền tệ.

Trên phương diện vĩ mơ, chính sách tiền tệ giai đoạn tới vẫn phải hướng vào mục tiêu ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền kiềm chế lạm phát, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển vượt qua thời kỳ suy giảm kinh tế, tăng trưởng ổn định và ngày càng bền vững. Chính sách tiền tệ phải được điều hành bởi các cơng cụ kèm theo chính sách cụ thể về tín dụng, về quản lý ngoại hối đối với nền kinh tế, đồng thời phối hợp với chính sách tài khóa nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài.

Quan điểm trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn này là phải điều hịa được các quan hệ từ lâu đã có mâu thuẫn, đó là:

+ Giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

+ Giữa lợi ích chung là kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế với lợi ích của các NHTM, các Tổ chức tín dụng và các Tổ chức kinh tế - xã hội.

+ Giữa lợi ích của người gửi tiền, của nhà kinh doanh tiền tệ và của người đi vay. ● Tăng cường trách nhiệm từ phía Nhà nước, Ngân hàng và Doanh nghiệp. Việc mở rộng tín dụng Ngân hàng, nhất là tín dụng trung và dài hạn đã gặp khơng ít khó khăn, thậm chí đơi lúc xảy ra tình trạng Ngân hàng bị ứ đọng vốn

khơng có nguồn để cho vay,trong khi đó các doanh nghiệp lại thiếu vốn trầm trọng. Để quan hệ giữa hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng ngày càng phát triển, cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành, và thực hiện các giải pháp khắc phục chủ yếu sau đây:

+ Kiên quyết sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại những doanh nghiệp hoạt động cơng ích, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho sự phát triển quốc kế dân sinh, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng, nâng cao được hiệu quả kinh tế.

+ Bộ Tài chính cần tiếp tục cấp bổ sung đủ mức vốn điều lệ đã được duyệt cho các doanh nghiệp để đảm bảo số tiền vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng vay vốn. Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, do ảnh hưởng của chu kỳ sản xuất hoặc thực sự cần thiết phải tồn tại, thì đề nghị Bộ Tài chính cho phép giãn nợ 4 - 5 năm để doanh nghiệp có thời gian sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

Về phía Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ban hành, hồn thiện đồng bộ hóa các văn bản về hoạt động cho vay của các chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện cho các chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay đối với nền kinh tế. Có những chính sách hỗ trợ về tài chính giúp các ngân hàng xử lí nợ đọng, nợ khó địi của khách hàng.

Cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nhằm phát hiện kịp thời các sai sót, những vi phạm trong q trình cho vay, góp phần hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Nâng cao trách nhiệm, quyền hạn và tính độc lập của cán bộ kiểm tra, có biện pháp đánh giá chất lượng cơng việc để có chế độ đãi ngộ hợp lí.

Ngân hàng TPBank cần tiếp tục ra sốt các cơ chế, nghiệp vụ, có những biện pháp cụ thể, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, nhất là quá trình thẩm định.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ đối với cơng tác quản lí rủi ro, nhất là các khâu phân tích và đánh giá các dự án.

KẾT LUẬN

Ngân hàng thương mại và cổ phần Tiên Phong- Trung tâm kinh doanh Hội sở đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả đó được thể hiện qua quy mơ và mức độ tăng trưởng của ngân hàng khi hoạt động kinh doanh ngày một lớn mạnh và đa dạng hơn.

Suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, cho vay trung và dài hạn đã khẳng định tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cũng đã cho thấy, hoạt động cho vay trung và dài hạn không chỉ đóng vai trị to lớn đối với việc kinh doanh của các Ngân hàng, mà cịn giữ vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn khổng lồ của các cá nhân, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Là một trong những trung tâm kinh doanh dẫn đầu, tọa lạc ngay tại Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Trung tâm Kinh doanh Hội sở đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp khơng nhỏ vào lịch sử phát triển của toàn hệ thống TPBank trong hơn 10 năm qua. Giai đoạn 2015-2017, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Trung tâm đã được thực hiện hiệu quả, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với khả năng của Trung tâm.Vì vậy, trong giai đoạn tới, Trung tâm cần tăng cường mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hiệu quả và bền vững.

Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP Tiên phong- Trung tâm kinh doah Hội sở đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Trung Tâm như kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay, tiến hành thẩm định các dự án, phương án vay vốn, tư vấn sử dụng vốn vay hiệu quả cho khách hàng, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng... đồng thời tiến hành trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng, góp phần xây dựng ngân hàng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng TMCP tiên phong trung tâm kinh doanh hội sở (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)