CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Nhà nước cần kiện toàn và ổn định bộ máy tổ chức quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương với một cơ chế quản lý rõ ràng, hiệu quả để triển khai tốt chủ trương đường lối, chiến lược quốc gia về du lịch. Xây dựng luật du lịch đầy đủ, có hiệu quả, tạo mơi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lich, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch. Cụ thể, nhà nước cần áp dụng chế độ miễn Visa tại các cửa khẩu kể cả đường bộ, đường thủy, đường hàng khơng để khuyến khích khách du lịch vào tham quan du lịch.
Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế, có chính sách bình đẳng về giá điện, nước. Các ngành hữu quan cần chủ động tăng cường liên kết, phối hợp trong đầu tư, xây dựng sản phẩm đồng bộ tạo ra sự thống nhất trong hoạt động kinh doanh. Tiến hành cải cách hành chính, phân cấp đơn giản hóa các thủ tục có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách du lịch, tạo dựng hình ảnh du lịch thân thiện, mến khách.
Cần đầu tư cho việc xây dựng hệ thống giao thông nhằm giảm tình trạng ách tắc giao thơng, đồng thời có biện pháp để giảm thiểu sự vi phạm giao thông đường bộ để khách du lịch không phải lo lắng khi tham gia giao thông trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, nhà nước cần có biện pháp để quản lý và tu bổ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo vệ cảnh quan môi trường ở các điểm thăm quan du lịch.
Tích cực ứng dụng khoa học cơng nghệ phục vụ phát triển du lịch, tiếp cận với các thành tựu tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch tại Việt Nam.
Ra quyết định và cho phép dạy tiếng Nhật trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch. Đây là biện pháp lâu dài và đúng đắn để cung cấp cho thị trường du lịch những hướng dẫn viên tiếng Nhật có chun mơn cao, chun nghiệp hóa việc đào tạo đội ngũ lao động ngành du lịch.