Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 2 – chi nhánh sông đà 208 (Trang 54 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Xí nghiệp Sơng Đà 208 là một đơn vị thành viên của CTCP Sông Đà 2 thuộc Tổng công ty Sông Đà. Tuy mới được thành lập cùng với các XN khác của CTCP Sơng Đà 2 song Xí nghiệp Sơng Đà 208 đã khơng ngừng mở rộng cả về quy mô và địa bàn hoạt động. XN đã dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Để đạt được những thành quả này ngồi sự giúp đỡ của CTCP Sơng Đà 2, của Tổng công ty Sông Đà – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB ngay từ những ngày đầu đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, còn phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của tập thể, lãnh đạo và cán bộ cơng nhân viên tồn XN nói chung và bộ máy nhân viên kế tốn nói riêng.

Qua q trình thực tập tại cơng ty cùng với các kiến thức, sự hiểu biết có được em nhận thấy cơng tác kế tốn CPSX xây lắp của XN đã vận dụng được các quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các văn bản pháp luật quy định liên quan về kế toán. Các thơng tin kế tốn cung cấp đều là các thơng tin khách quan, trung thực, có giá trị đối với các nhà quản lí cũng như các đối tượng quan tâm. Qua đây, em xin trình bày một số ý kiến nhận xét và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn chi phí phí sản xuất xây lắp tại XN.

3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Trong tổ chức quản lý

Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Sơng Đà 208 có thể nhận thấy bộ máy quản lý của XN được bố trí gọn nhẹ với 4 phịng ban chức năng độc lập, mỗi phòng ban chịu một mảng trách nhiệm về một mảng lĩnh vực khác nhau. Nhưng thường xuyên hỗ trợ nhau về mặt nghiệp vụ và tham mưu cho lãnh đạo XN trong công tác quản lý chung. Việc tổ chức các phòng ban độc lập cũng làm cho hiệu lực quản lý của XN được nâng cao, việc quyết định trách nhiệm cho từng bộ phận trở nên dễ dàng thuận lợi hơn. Mặt khác việc tổ chức cơ cấu gọn nhẹ giúp XN tiết kiệm được các khoản chi phí, tránh lãng phí trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho

bộ máy quản lý của XN hoạt động linh hoạt hiệu quả và thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Trong tổ chức cơng tác kế tốn

Tổ chức cơng tác kế tốn của XN phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường. Bộ máy kế toán gọn nhẹ cùng đội ngũ nhân viên kế tốn đều tốt nghiệp đại học chính quy chun ngành kế tốn nên ln hoạt động có hiệu quả. Tuy vậy đội ngũ kế tốn của XN khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên mơn, trình độ quản lý để nắm bắt kịp thời với sự thay đổi của chế độ kế tốn nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của XN.

Hiện nay XN đã sử dụng mơ hình kế tốn tập trung rất phù hợp với năng lực quản lý và hình thức tổ chức sản xuất theo phương thức kế toán của XN.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xử lý tại phịng kế tốn, giúp kế tốn kiểm sốt và nắm bắt kịp thời tồn bộ hoạt động kinh tế của XN.

Ngồi ra cơng tác kế tốn của Xí nghiệp Sơng Đà 208 cịn được sự giúp đỡ của phần mềm SAS. Nhờ có phần mềm kế tốn này khối lượng cơng việc ghi chép đã giảm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo tính đầy đủ chính xác của số liệu kế tốn. Cơng việc hàng ngày của phịng kế tốn được tập trung vào khâu thu thập, xử lý chứng từ, nhập số liệu và nội dung các nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại vào máy. Sau khi nhập số liệu vào các chứng từ mã hóa trên máy, chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ kế tốn liên quan.

XN áp dụng hình thức nhật ký chung trong cơng tác kế tốn, hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh rõ trên sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi phí tiết theo trình tự thời gian và định khoản. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm khối lượng cơng việc ghi chép lớn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng một lúc phải ghi vào nhiều loại sổ khác nhau. Việc sử dụng phần mềm kế toán SAS đã giúp XN khắc phục được nhược điểm của hình thức kế tốn nhật ký chung.

Trong kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Hệ thống sổ kế tốn của XN được mở theo đúng chế độ kế toán. Việc tập hợp luân chuyển chứng từ tương đối chặt chẽ, tránh đến mức tối đa sự thất thoát về tài

sản, tiền vốn của XN cũng như của xã hội. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch tốn tương đối chính xác.Việc xác định đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cơng trình hạng mục cơng trình cùng với một quy trình hạch tốn tương đối chặt chẽ đã giúp cơng tác hạch tốn chi phí sản xuất được thực hiện tốt và phù hợp với yêu cầu và điều kiện sản xuất kinh doanh. Hầu hết các khoản mục chi phí đều được tập hợp trực tiếp, việc phân bổ gián tiếp chi phí máy thi cơng và chi phí sản xuất chung chỉ là một phần rất nhỏ đã tiết kiệm được thời gian tính giá thành và nâng cao tính chính xác của quy mơ tính giá thành. Với hình thức khốn cho các đội đã nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự chủ trong sản xuất, các đội sẽ phải tự chủ trong việc cung ứng đầu vào sao cho sát với yêu cầu thực tế nhưng lại không được vượt quá giá trị giao khốn. Cơng ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp, phương pháp này thích hợp do hầu hết các cơng trình đều kéo dài trong nhiều năm và chia thành nhiều giai đoạn.

Ta xem xét cụ thể từng khoản mục chi phí sản xuất:

+Về kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp: Trước khi tiến hành mua nguyên

vật liệu các đội đều lập kế hoạch, điều này đảm bảo cho cơng trình thi cơng khơng bị gián đoạn và phù hợp với dự tốn của cơng trình được lập tại Cơng ty.

+Về kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp: Chi phí nhân cơng được theo dõi

thường xun, chặt chẽ và chính xác thơng qua Bảng chấm công (lao động trong Công ty) và Hợp đồng lao động (lao động th ngồi). Đồng thời việc áp dụng hình thức lương theo sản phẩm đã nâng cao năng suất lao động, khuyến khích lao động làm việc hiệu quả hơn.

+Về kế tốn sử dụng máy thi cơng: Công ty luôn theo dõi kịp thời quá trình sử

dụng máy thi cơng. Việc tách biệt giữa chi phí sử dụng máy thi cơng và chi phí sản xuất chung đã tránh tình trạng phân bổ khơng hợp lý và nhầm lẫn giữa các khoản mục.

+Về kế tốn chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được hạch tốn

chi tiết cho từng cơng trình, hạng mục cơng trình đồng thời được chi tiết theo các khoản mục trong quy định.

Những ưu điểm trong cơng tác quản lý, kế tốn CPSX nêu trên có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của XN. Tuy nhiên công tác hạch tốn chi phí trong XDCB là một

cơng việc rất phức tạp vì vậy trong việc thực hiện cơng tác này ở XN vẫn cịn tồn tại một số hạn chế khó khăn nhất định.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Công tác tập hợp và luân chuyển chứng từ

Do các địa điểm thi công thường ở các địa bàn khác nhau nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn về thời gian và tiền của, việc cập nhật chứng từ khi phát sinh cho kế toán chậm.Thường vào cuối mỗi tháng kế toán mới nhận được chứng từ phát sinh trong tháng làm cho cơng tác kế tốn chi phí và giá thành gặp nhiều khó khăn, gây sức ép các kế tốn vì cơng việc cuối kỳ thường nhiều.

Khi đội thi công không tập hợp được chứng từ phát sinh trong tháng nộp về cho kế tốn các chứng từ này được dồn và tính cho chi phí sang tháng sau làm chi phí phát sinh tăng đột biến.

Bên cạnh đó kế tốn của XN chỉ được tiếp nhận và nhập liệu các nghiệp vụ phát sinh chi phí thơng qua các chứng từ chuyển về nên khơng đảm bảo được tính trung thực trong khoản chi phí phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN.

Kế toán các khoản mục chi phí

Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp

XN khơng tổ chức kho vật liệu mà kho vật liệu được bố trí ngay tại cơng trường thi cơng. PXK chỉ được lập khi có nhu cầu phát sinh về vật tư. Khi đó, căn cứ vào các yêu cầu cấp vật tư, thủ kho lập các PXK. Cuối kỳ, các chứng từ này được chuyển về phịng kế tốn của XN, kế toán tập hợp giá trị vật liệu xuất kho trên bảng kê xuất kho vật tư ghi Nợ TK 621 (chi tiết cơng trình, HMCT), cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 và coi như đó là khoản cấu thành chi phí sản xuất dở dang. Điều này dẫn tới khơng phản ánh đúng chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ vì trên thực tế số vật liệu còn lại cuối kỳ tại các cơng trình chưa sử dụng đến chiếm tỷ trọng rất lớn. Do đó, làm cho chi phí NVL trong giá thành nhiều hơn so với giá trị thực tế sử dụng.

Bên cạnh đó, khi NVL mua ngồi chuyển thẳng tới cơng trình khơng qua kho nhưng kế tốn vẫn hạch tốn như trường hợp xuất dùng từ kho.

Khi mua NVL về nhập kho kế toán XN định khoản như sau: Nợ TK 152 (nguyên liệu, vật liệu)

Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 111, 112, 331,…

Khi xuất kho kế tốn XN định khoản như sau: NTK 621 (chi tiết cho từng cơng trình, HMCT) CTK 152 (Ngun liệu, vật liệu)

Kế tốn phản ánh như trên đã làm sai lệch bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặt khác, vật liệu xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, vật tư mua về thường có khối lượng lớn dẫn đến việc sai lệch một số chỉ tiêu trong việc đánh giá sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ và giá thành sản phẩm xây lắp hồn thành.

Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

Trong khoản mục chi phí NCTT của XN bao gồm cả các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy. Đúng theo quy định khoản này phải được hạch toán vào TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Do đó đã đẩy chi phí NCTT tăng lên trong khi chi phí SXC lại giảm đi một giá trị tương ứng. Nếu tính vào khoản chi phí SXC thì mới là hạch tốn đúng đối tượng chi phí.

Kế tốn chi phí máy thi cơng

Thứ nhất, XN khơng tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn MTC khi xác định chi phí sửa chữa lớn chắc chắn xảy ra. Điều này dẫn đến chi phí MTC khơng ổn định làm biến động giá thành. Đồng thời, chi phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp ngay vào cơng trình đó. Điều này hồn tồn khơng phù hợp vì hoạt động này phục vụ cho nhiều cơng trình thì phải phân bổ cho nhiều cơng trình chứ khơng phải chỉ 1 cơng trình.

Thứ hai, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo lương của nhân công sử dụng xe, máy thi cơng được hạch tốn vào TK 623 là khơng chính xác, khơng đúng với chế độ kế tốn. Theo quy định thì những khoản này được hạch tốn vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Thứ ba, khi thuê MTC, cán bộ kỹ thuật theo dõi ca máy sử dụng. Khi kết thúc hợp đồng thuê máy, bên cho th viết hóa đơn GTGT, kế tốn hạch tốn chi phí sử dụng MTC. Như vậy, chi phí sử dụng MTC trong kỳ tại XN là giá trị hợp đồng thuê

máy kết thúc trong kỳ mà không quan tâm đến kỳ thực tế phát sinh chi phí sử dụng máy. Hạch tốn như vậy sẽ làm cho chi phí sử dụng MTC trong kỳ được xác định thiếu chính xác, làm tăng chi phí sử dụng MTC của kỳ này và giảm chi phí sử dụng MTC của kỳ khác, làm cho giá thành cơng trình bị sai lệch so với thực tế.

Kế tốn chi phí sản xuất chung

Chi phí CCDC xuất dùng cho cơng trình thi cơng chỉ phân bổ một lần đầu tiên vào cơng trình cho tất cả các CCDC. Với những CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài nếu như tính ln vào chi phí của một cơng trình sẽ dẫn đến sự biến động chi phí cho cơng trình đó ảnh hưởng tới giá thành.

Như đã trình bày ở trên các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất và công nhân điều khiển MTC khơng được hạch tốn vào khoản mục chi phí SXC mà lại hạch tốn vào chi phí NCTT.

Hơn nữa việc xác định và tập hợp chi phí SXC tại XN cịn mang tính chủ quan thiếu chặt chẽ. Một số khoản chi phí chung của XN chỉ khống chế tỷ lệ chi dựa trên tổng giá trị hợp đồng mà không căn cứ theo định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý.

Hệ thống tài khoản chi tiết và sổ chi tiết

Hiện tại XN mở sổ tập hợp chi phí chi tiết theo từng cơng trình, HMCT theo từng khoản mục chi phí. Tuy nhiên, mỗi khoản mục chi phí lại bao gồm rất nhiều yếu tố chi phí khác nhau, đặc biệt là chi phí SXC. Do đó, việc mở sổ như vậy chưa quản lý chi tiết đến từng loại chi phí cụ thể, gây khó khăn cho việc theo dõi, phân tích và việc thực hiện kế hoạch giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Về việc hạch tốn khoản mục chi phí thiệt hại trong sản xuất

Những khoản thiệt hại trong xây lắp như: chi phí hư hỏng, mất mát, chi phí phá đi làm lại… không xác định được nguyên nhân không được theo dõi trên tài khoản 811 – Chi phí khác theo chế độ kế tốn quy định mà được XN tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. Việc hạch tốn như vậy khơng đảm bảo tính chính xác cho giá thành sản phẩm và khơng ngăn chặn được hiện tượng tái phạm vì không quy trách nhiệm cho tổ chức cá nhân nào.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 2 – chi nhánh sông đà 208 (Trang 54 - 59)