Các đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán nguyên vật liệu sản xuất dây cáp điện tại công ty TNHH cáp điện lực kevin việt nam (Trang 59 - 61)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

3.2. Các đề xuất, kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế tốn ngun vật liệu và tìm hiểu thực tế cơng tác quản lý nói chung, cơng tác kế tốn ngun vật liệu nói riêng tại Cơng ty TNHH cáp điện lực Kevin Việt Nam, em xin đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế tốn tại cơng ty như sau:

Thứ nhất: Cần hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Sử dụng TK

151 “Hàng mua đang đi đường” để hạch toán nguyên vật liệu mà doanh nghiệp mua trong tháng, cuối tháng hóa đơn về nhưng hàng chưa về nhập kho.

TK 151 phản ánh tình hình và sự biến động về hàng mua đang đi đường của doanh nghiệp (nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ, hàng hóa...) mà doanh nghiệp đã mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho.

Kết cấu tài khoản 151

Kế tốn lưu hóa đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”, nếu trong tháng, đến ngày 35 hàng về thì ghi sổ như bình thường, cịn nếu cuối tháng vẫn chưa về thì ghi: Nợ TK 151: giá mua theo hóa đơn (khơng có thuế GTGT), Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ / Có TK liên quan (331, 111, 112, 141,…)

Sang tháng sau, khi hàng về, ghi: Nợ TK 152: nếu nhập kho vật liệu, dụng cụ, Nợ TK 621, 627, 641, 642: nếu chuyển giao trực tiếp cho các bộ phận sử dụng, không qua kho / Có TK 151: hàng đi đường kỳ trước đã về.

Thứ hai: Cần hồn thiện cơng tác bảo quản ngun vật liệu

Hệ thống kho bảo quản nguyên vật liệu của Cơng ty nên được nâng cấp, bố trí khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi kiểm kê:

Tại mỗi phân xưởng nên có kho bãi riêng và phân chia kho đó thành các kho nhỏ hơn gồm kho NVL chính, kho NVL phụ, kho thành phẩm, kho nhiên liệu phục vụ cho sản xuất tại chính phân xưởng đó, để thuận tiện cho việc theo dõi bảo quản kiểm kê vật tư cũng như quá trình nhập xuất vật tư được dễ dàng thuận tiện.

Thứ ba: Hồn thiện phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu

Cơng ty nên đỏi cách tính giá xt kho từ bình quân cả kì dự trữ sang bình quân sau mỗi lần nhập. Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải

xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình qn. Giá đơn vị bình qn được tính theo cơng thức sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) / (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

Do đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất nên việc nhập xuât nguyên vật liệu hầu như diễn ra hằng ngày, địi hỏi phải khơng chỉ biết được số lượng nguyên vật liệu xuất kho mà còn phải biết cụ thể giá của mỗi lần xuất mới kiểm soát được sát sao quá trình sản xuất, kịp thời điều chỉnh quá trình sản xuất đúng kế hoạch và tiến độ, năng cao hiệu quả kinh doanh. Phương pháp tính giá xuất kho bình qn sau mỗi lần nhập sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính giá xuất kho bình quân cả kì dữ trữ mà Cơng ty đang áp dụng gặp phải, đó là trong tháng khi xuất kho nguyên vật liệu lõi thép mà không biết giá xuất kho, chỉ biết số lượng xuất kho. Khi cơng ty đổi sang phương pháp tính giá xuất kho sau mỗi lần nhập sẽ biết được cả số lượng và giá xuất kho lõi thép trong tháng xuất ra để sản xuất. Công việc tính tốn sẽ chính xác hơn, sẽ đáp ứng kịp thời giá xuất kho vật liệu mỗi lần xuất, không dồn công việc vào cuối tháng ảnh hưởng đến tiến độ tính già thành phẩm của Cơng ty.

Thứ tư: Hồn thiện kế tốn kiểm kê vật liệu

Đối với nguyên vật liệu sử dụng không hết tại phân xưởng, Công ty cần lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, nhằm theo dõi số lượngvật tư cịn lại cuối kỳ hạch tốn ở đơn vị, làm căn cứ để tính giá thành và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư.

Số lượng vật tư cịn lại cuối kỳ ở Cơng ty sử dụng được phân loại thành 2 loại: + Loại không cần sử dụng nữa: lập phiếu nhập kho và nhập lại kho

+ Loại tiếp tục sử dụng: lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do bộ phận sử dụng lập làm 2 bản, 1 bản giao cho phòng vật tư, bản cịn lại giao cho phịng kế tốn.

Thứ năm: Trích lập các khoản dự phịng giảm giá hàng tồn theo quy định hiện hành.

Công ty nên chú trọng trong việc theo dõi và lập những khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạn chế những đột biến giá ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Vào thời điểm cuối niên độ kế tốn khi giá trị thuẩn có thể thực hiện được của vật tư tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì cần lập dự phịng giảm giá đối với hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng. NVL được lập dự phịng là NVL mà trên thị trường tại thời điểm khóa sổ kế tốn thấp hơn giá trị sổ kế tốn. Mức lập dự phịng như sau:

Mức dự phòng giảm giá HTK cần trích lập = số lượng hàng tồn kho bị giảm giá * (giá đơn vị HTK trên sổ - giá trị HTK trên thị trường )

Thứ sáu: Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế tốn

Cơng ty nên có kế hoạch đào tạo cán bộ kế toán như tham gia các lớp học nghiệp vụ do Bộ tài chính tổ chức, đặc biệt là phải cập nhật các thông tin, quy định, quy chế của Nhà nước mới ban hành, đào tạo tại chỗ, tập huấn nghiệp vụ…Ngồi ra, Cơng ty cần khuyến khích phịng Kế tốn tổ chức các buổi thảo luận để mọi người cùng nhau rút ra những mặt được và chưa được về cơng tác hạch tốn. Từ đó giúp cho mọi nhân viên trong phịng có cái nhìn tồn diện về cơng tác kế tốn chứ khơng bó hẹp trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán nguyên vật liệu sản xuất dây cáp điện tại công ty TNHH cáp điện lực kevin việt nam (Trang 59 - 61)