Trình tự kế tốn bán hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng thiết bị tin học tại công ty TNHH công nghệ vạn phúc (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG

1.2. Nội dung kế toán bán hàng

1.2.2.3. Trình tự kế tốn bán hàng

Khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu:

Trường hợp bán xuất kho cho khách hàng:

Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế tốn ghi tăng trị giá hàng hóa thực tế xuất kho gửi bán, ghi giảm trị giá hàng hóa xuất kho.

Trường hợp mua chuyển bán thẳng cho khách hàng:

Khi doanh nghiệp mua hàng và chuyển đi bán khơng qua nhập kho, dựa vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp và các hóa đơn chứng từ kèm theo số hàng gửi bán kế toán ghi tăng trị giá hàng mua gửi bán, ghi tăng thuế GTGT đầu vào và giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,... hoặc tăng các khoản phải trả tương ứng.

Khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.

Khi hàng được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán.

+ Trường hợp khách hàng trả tiền ngay: Căn cứ vào hóa đơn GTGT của hàng

bán và các chứng từ liên quan như phiếu thu, giấy báo có ngân hàng, thơng báo nhận được hàng của khách hàng,...kế toán ghi tăng Doanh thu chưa có thuế GTGT, ghi tăng Thuế GTGT đầu ra và ghi tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay tăng khoản phải thu khách hàng.

+ Trường hợp khách hàng mua trả góp: Căn cứ hóa đơn GTGT, phiếu thu, ...kế toán sẽ phản ánh giá bán theo giá trả ngay chưa có thuế GTGT vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, số lãi trả góp ghi tăng Doanh thu chưa thực hiện, tăng Thuế GTGT đầu ra, tăng các khoản phải thu hay tăng tiền tương ứng.

Định kỳ thu nợ của khách hàng, kế toán ghi giảm số tiền phải thu của khách hàng, đồng thời ghi nhận lãi trả góp từng kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi tăng Doanh thu hoạt động tài chính và giảm Doanh thu chưa thực hiện.

Ghi nhận giá vốn hàng bán:

+ Trường hợp bán giao tay ba: Căn cứ hóa đơn GTGT và các chứng từ phiếu

chi, giấy báo nợ,...ghi tăng Trị giá hàng mua bán ngay, ghi tăng Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giảm tiền hay tăng Khoản phải trả nhà cung cấp.

+Trường hợp gửi hàng cho khách, giao bán đại lý: Khi số hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ kế toán ghi tăng Giá vốn hàng gửi bán và đồng thời ghi giảm cho Trị giá hàng gửi bán.

+ Trường hợp xuất kho bán trực tiếp cho khách hàng: Kế toán ghi tăng Giá vốn hàng bán xuất kho và đồng thời ghi giảm cho Trị giá hàng hóa xuất kho.

Kế tốn các khoản giảm trừ doanh thu.

Trước khi ghi nhận doanh thu: kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá đã trừ đi khoản giảm trừ.

Ghi nhận doanh thu: Kế toán ghi tăng tiền hoặc Phải thu khách hàng sau khi

trừ đi khoản giảm trừ, ghi tăng Thuế GTGT phải nộp sau khi đã trừ khoản Thuế GTGT phải nộp của khoản giảm trừ, ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT sau khi trừ phần các khoản giảm trừ.

Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán :

Trường hợp có chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thì kế tốn ghi tăng Trị giá thực tế xuất kho và ghi giảm trị giá hàng hóa.

Trường hợp có hàng bán bị trả lại, kế tốn ghi tăng giá vốn hàng bán theo giá trị hàng hóa sau khi trừ đi phần hàng bị trả lại và ghi giảm trị giá hàng hóa.

Sau khi ghi nhận doanh thu: Kế toán sẽ phản ánh các khoản giảm trừ vào các tài khoản riêng theo quy định.

Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại cho người mua ghi tăng Giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, Chiết khấu thương mại theo giá chưa có thuế GTGT, giảm Thuế GTGT đầu ra và giảm các Phải thu khách hàng, giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo tổng số tiền giảm trừ.

Đối với hàng bán bị trả lại: Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế tốn phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại: Ghi tăng hàng tồn kho và giảm Giá vốn hàng bán.

Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi tăng Chi phí bán hàng và giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Kế tốn chi phí phát sinh trong quá trính bán hàng.

Trường hợp bên bán chịu: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu chi,.. kế tốn

phản ánh khoản chi phí này vào chi phí bán hàng, ghi tăng Chi phí bán hàng, tăng Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) và ghi giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Trường hợp bên mua chịu: Nếu doanh nghiệp chi hộ cho bên mua hoặc bên

đại lý thì phản ánh khoản chi phí chi hộ đó vào khoản phải thu khác, và ghi giảm tài khoản liên quan như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng.

Kế toán dự phịng phải thu khó địi

Tài khoản 1592 - Dự phịng phải thu khó địi: Tài khoản này phản ánh tình

hình trích lập hoặc hồn nhập khoản dự phịng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó địi.

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó địi, nếu số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế tốn này lớn hơn số dự phịng nợ phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trước chưa sử dụng hết, kế tốn trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi tăng Chi phí quản lý doanh

nghiệp và ghi tăng Dự phịng phải thu khó địi.

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó địi, nếu số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phịng nợ phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trước chưa sử dụng hết, kế tốn hồn nhập phần chênh lệch, ghi giảm Chi phí quản lý doanh nghiệp và ghi giảm Dự phịng phải thu khó địi.

Khi thu hồi các khoản phải thu khó địi, kế tốn ghi tăng Tiền ghi giảm Phải thu khách hàng hoặc giảm Phải thu khác.

Với các khoản nợ không thể thu hồi được, doanh nghiệp quyết định xóa nợ thì kế tốn ghi tăng Chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi giảm Dự phịng phải thu khó địi, ghi giảm Phải thu khách hàng, giảm Phải thu khác, đồng thời ghi nhận khoản nợ phải thu khó địi đã xử lý.

Khi thu hồi được nợ phải thu khó địi đã xử lý, kế tốn ghi nhận tăng Tiền và ghi tăng Thu nhập khác, đồng thời ghi nhận nợ khó địi đã xử lý.

Kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho

Tài khoản 1593 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hồn nhập dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế tốn trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi tăng Giá vốn hàng bán và ghi tăng Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế tốn hồn nhập phần chênh lệch, ghi giảm Giá vốn hàng bán và ghi giảm Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Kế tốn bảo hành sản phẩm, hàng hóa

Trường hợp khơng có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hóa.

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến bảo hành sản phẩm hàng hóa, kế tốn ghi tăng các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tăng Thuế GTGT đầu vào và ghi tăng phải trả, phải trả khác,...

Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm hàng hóa, hồn thành bán giao cho khách hàng ghi tăng Chi phí bán hàng hoặc giảm dự phịng phải trả ( nếu có trích lập dự phịng) và giảm các tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Trường hợp có bộ phận bảo hành độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hóa.

Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành sản phẩm, hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế tốn ghi tăng chi phí bán hàng hoặc giảm dự phịng phải trả (nếu có trích lập dự phịng ) và tăng khoản phải trả nội bộ.

Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế tốn giữa niên độ doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập.

Nếu số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế tốn này lớn hơn số dự phịng phải trả đã lập ở kỳ kế tốn trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lêch được ghi nhận vào chi phí trong kỳ: Ghi tăng chi phí bán hàng và tăng dự phịng phải trả.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng thiết bị tin học tại công ty TNHH công nghệ vạn phúc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)