Câu 26: Trách nhiệm, vai trò Nhà nước đối với quyền con người, quyền công dân Liên hệ với Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 26 - 28)

– Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho mọi cá nhân có quyền bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội về mặt pháp lý để phát triển toàn diện cá nhân, để mỗi cá nhân đều có thể phát huy được hết khả năng của mình. Quyền tự do và bình đẳng của cơng dân được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự cơng bằng và bình đẳng của cơng dân trong Nhà nước pháp quyền không chỉ được đảm bảo về mặt pháp lý mà cả trong thực tiễn, Nhà nước đảm bảo cho cơng dân có đủ điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để thực hiện được các quyền của mình trong thực tế.

– Nhà nước cịn có nghĩa vụ đảm bảo quyền con người và quyền cơng dân

Nghĩa vụ tơn trọng: Nghĩa vụ này địi hỏi các Nhà nước không can thiệp

tùy tiện, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các quyền con người, quyền công dân của các chủ thể quyền. Đây được coi là một nghĩa vụ thụ động, bởi lẽ khơng địi hỏi các Nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm bảo vệ hay hỗ trợ các chủ thể quyền trong việc hưởng thụ các quyền.

Nghĩa vụ bảo vệ: Nghĩa vụ này đòi hỏi Nhà nước phải ngăn chặn sự vi

phạm quyền con người, quyền công dân của mọi đối tượng, bao gồm các cơ quan, nhân viên Nhà nước. Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động, bởi để đạt được mục đích này, Nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng những cơ chế phịng ngừa, xử lí những hành vi vi phạm…

Nghĩa vụ thực hiện: Nghĩa vụ này đòi hỏi Nhà nước phải có những biện

pháp nhằn hỗ trợ chủ thể quyền trong việc hưởng thụ các quyền con người, quyền công dân. Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các Nhà nước phải có những kế hoạch, chương trình cụ thể để đảm bảo cho mn được hưởng các quyền đến mức cao nhất có thể.

* Hiến pháp là cơng cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền con người và quyền công dân ở các quốc gia. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013. trách nhiệm, vai trò của Nhà nước đối với quyền con người, quyền công dân như sau:

Điều 14

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

* Hiến pháp 2013 bổ sung thêm một số quyền mới bao gồm: Quyền sống; các quyền về văn hóa; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác… một cách chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền mà nước ta là thành viên. * Cũng lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến pháp trực tiếp quy định nhiệm vụ của Chính phủ, TAND, VKSND về bảo vệ quyền con người, quyền công dân – một nhiệm vụ hiến định.

+ Điều 96 Khoản 6 (Chính phủ): Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền cơng dân; bảo đảm trật tự, an tồn xã hội; + Điều 102 Khoản 3 (Tòa án nhân dân): Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Điều 107 Khoản 3 (Viện kiểm sát): Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w