Câu 56: Cơ chế điều chỉnh pháp luật: khái niệm, các giai đoạn của cơ chế điều chỉnh pháp luật

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 57 - 58)

đoạn của cơ chế điều chỉnh pháp luật

Cơ chế điều chỉnh pháp luật:

– Khái niệm “cơ chế điều chỉnh pháp luật” có ý nghĩa lớn về mặt phương pháp luận. Nó giúp cho người nghiên cứu tiếp cận pháp luật từ quan điểm hệ thống.

– Cơ chế điều chỉnh pháp luật là khái niệm phức tạp:

+ Dưới góc độ chức năng: là hệ thống các phương tiện pháp lý tác động đến các quan hệ xã hội thơng qua chủ thể.

+ Góc độ tâm lý: là sự tác động đến ý chí của con người nhằm tạo ra cách xử sự thích hợp (với quy phạm pháp luật) ở chủ thể.

+ Góc độ xã hội: nằm trong cơ chế xã hội, tức cơ chế tác động của các quy phạm xã hội lên các quan hệ xã hội nhằm tạo ra 1 trật tự xã hội phù hợp với lợi ích cộng đồng xã hội.

=> Cơ chế điều chỉnh pháp luật là hệ thống thống nhất các phương tiện pháp lý đặc thù có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau (quy phạm pháp luật, quyết định áp dụng, hành vi thức hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý), nhờ đó mà thực hiện sự tác động có hiệu quả của pháp luật lên các quan hệ XH nhằm thiết lập trật tự pháp luật lên các quan hệ XH và tạo điều kiện cho các QHXH phát triển theo những mục tiêu, yêu cầu của pháp luật

– Cơ chế điều chỉnh pháp luật là 1 quá trình thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội: 4 giai đoạn:

Cơ chế điều chỉnh pháp luật bắt đầu”hoạt động” bằng sự kiện đề ra các quy phạm pháp luật. Chính các quy phạm pháp luật buộc các chủ thể phải hành động phù hợp với lợi ích của sự phát triển xã hội mà khuôn mẫu của hành động đó do chính quy phạm đưa ra.

+ Giai đoạn 2: là giai đoạn áp dụng pháp luật.

Đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luật để ban hành các quyết định áp dụng pháp luật. ( có trường hợp khơng có giai đoạn này).

+ Giai đoạn 3: là giai đoạn xuất hiện các quan hệ pháp luật mà nội dung của nó là xuất hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể (cá nhân, tổ chức).

+ Giai đoạn 4: là giai đoạn thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Các chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong thực tiễn đời sống.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 57 - 58)