- Về những vấn đề khó khăn mà cơng ty đang gặp phải trong công tác tổ chức mạng lưới bán hàng:
2. Quan điểm giải quyết vấn đề hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của cơng ty Yến Bình
Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Định hướng của công ty Yến Bình là trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh với nền tảng văn hoá vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trên cơ sở củng cố và phát triển thương hiệu, lấy lĩnh vực sản xuất que hàn và vật liệu hàn làm nền tảng và trọng tâm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có hiệu quả. Quy hoạch phát triển trụ sở cơng ty Yến Bình thành khu vực sản xuất công nghệ cao,. Đảm bảo thương hiệu que hàn,vật liệu hàn và thêm nhiều sản phẩm khác trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Yến Bình cả về năng lực , trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hố. Xây dựng mơi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Đồng thời CBCNV Yến Bình cũng đề ra một số mục phấn đấu cho năm 2010, cụ thể:
- Về tổ chức: giữ vững tổ chức của công ty - Về kinh tế:
+ Lợi nhuận đạt 18 tỷ đồng.
+ Thu nhập bình quân đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng - Về xã hội:
+ Tạo thêm 1.500 chỗ làm việc mới.
+ Đào tạo thêm 1.000 CN kỹ thuật và cao đẳng nghề cho xã hội.
* Phấn đấu đến năm 2020: - Doanh thu đạt 2000 tỷ đồng - Lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng Mục tiêu cụ thể:
- Tăng năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư mở rộng sản xuất ở các địa phương, đầu tư chiều sâu đối với các đơn vị sản xuất tại Hải Phòng. Đồng thời liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo tăng trưởng bình quân đạt 20% một năm trong lĩnh vực sản xuất que hàn,cơ khí
- Tập trung nghiên cứu, chế tạo, đặc biệt chú trọng sản phẩm que hàn,vật liệu hàn.
- Tăng cường công tác marketing, quảng bá, khuyếch trương, nhằm định vị và khẳng định thương hiệu công ty Yến Bình:
+ Củng cố và phát triển thị trường nội địa, phát huy lợi thế của các sản phẩm mũi nhọn là que hàn,vật liệu hàn, đồng thời đưa ra thị trường các dòng sản phẩm phục vụ đa dạngcho nghành công nghiệp. Phấn đấu doanh thu nội địa tăng trưởng bình quân 30%/năm .
+ Từng bước xâm nhập thị trường quốc tế bằng các sản phẩm mang nhãn hiệu Yến Bình, thu hẹp dần hình thức sản xuất hàng gia
cơng, tăng dần tỷ trọng hàng kinh doanh thương mại FOB. Phấn đấu đến năm 2020 có 50% sản phẩm mang nhãn hiệu của cơng ty có mặt ở thị trường Mỹ, EU…Tiến tới khẳng định thương hiệu là thương hiệu quốc tế- có uy tín- trong ngành cơng nghiệp cơ khí
- Cổ phần hố các xí nghiệp thành viên nhằm nâng cao tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị.
- Thành lập và bổ sung năng lực cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực: vận tải, kinh doanh thiết bị, quảng cáo, tư vấn… nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Cơng ty.
- Góp vốn liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực: bất động sản, đào tạo, nhà hàng, khách sạn..nhằm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro nếu có trong lĩnh vực sản xuất que hàn và vật liệu hàn. Trong đó, lĩnh vực đào tạo sẽ được tập trung ưu tiên cả chiều rộng và chiều sâu, đào tạo nhiều ngành nghề và nhiều trình độ khác nhau. Tạo ra một đội ngũ lao động vừa có kinh nghiệm, kiến thức chun mơn vừa có lịng yêu nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn lực cho cơng ty và nhu cầu lao động có chất lượng cao cho xã hội.
Định hướng phát triển và mục tiêu của công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của cơng ty TNHH Yến Bình trong thời gian tới
Định hướng và mục tiêu phát triển của công tác tổ chức mạng lưới bán hàng phải phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và phù hợp với môi trường vĩ mô, vi mô.
- Tăng thêm đại lý, cửa hàng ở những khu vực trrọng yếu còn thiếu khả năng cung ứng sản phẩm của công ty, mở điểm bán ở những khu vực thị trường tiềm năng mà công ty chưa khai thác nhằm phát triển mở rộng mạng lưới bán hàng hơn.
- Giảm đại lý và cửa hàng ở những khu vực quá dày đặc hoặc điều chỉnh khoảng cách giữa chúng với nhau thích hợp để tránh lãng phí nguồn lực của công ty.
- Tăng số lượng nhân viên bán hàng và giám sát bán hàng, nhà quản lý. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bán hàng trong mạng lưới bằng công tác đào tạo, phát triển và đãi ngộ nguồn nhân lực.
- Xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các siêu thị mà họ muốn tiêu thụ hàng của công ty.
- Xây dựng mối quan hệ tốt hơn nữa, vững chắc với đại lý và cơ quan hữu quan.
Mục tiêu của công tác tổ chức mạng lưới bán hàng phải đạt được:
- Mạng lưới bán hàng phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sử dụng nguồn lực, tiết kiệm thời gian, công sức, tài chính, tránh được lãng phí về nguồn lực của cơng ty, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức bán hàng.
- Mạng lưới bán hàng phải giúp doanh nghiệp tăng vị thế, nâng cao thương hiệu. Mạng lưới bán hàng phải đảm bảo tương thích với mạng lưới bán hàng của đối thủ cạnh tranh, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Ở đâu có điểm bán của đối
thủ cạnh tranh cũng nên xây dựng điểm bán của công ty ở xung quanh đó.
- Mạng lưới bán hàng phải có khả năng thích ứng với những sự thay đổi của môi trường và những biến động thị trường, nhu cầu khách hàng, tình hình hoạt động của cơng ty.
- Mạng lưới bán hàng phải tạo được mối quan hệ tốt giữa công ty và đại lý, mối quan hệ tốt với khách hàng và với cơ quan hữu quan, phải thỏa mãn nhu cầu các thành viên trong mạng lưới đó.
- Mạng lưới bán hàng phải tối đa những hiệu quả của nó và khắc phục một cách tốt nhất hạn chế của nó.