Mơ hình định lượng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp an toàn lao động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 28 - 31)

1.4.2.1. Mơ hình điểm số Z của Edward I.Altman

Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New

York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5. Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”

X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản

X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:

* Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

 Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

 Nếu 1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

 Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

* Đối với doanh nghiệp chƣa cổ phần hoá, ngành sản suất:

 Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

 Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

 Nếu Z' <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

* Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.

Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

 Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

 Nếu 1.2 < Z" < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

 Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Dựa trên việc đánh giá nguy cơ hoạt động của các doanh nghiệp mà ngân hàng mới có thể phân tích kế hoạch cho vay và các biện pháp nhằm quản trị rủi ro để tăng cường khả năng thanh toán khi đến hạn.

1.4.2.2. Mơ hình xếp hạng của Fitch, Moody và Standard & Poor

Bên cạnh việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng bằng chỉ số Z của Edward I. Altman, các ngân hàng còn thường xem xét nhận định cho vay thông qua việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có tiếng như Moody và Standard & Poor thực hiện. Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, cịn các hạng sau thì khơng nên đầu tư, cho vay.

Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro khơng được hồn vốn cao (Xem phụ lục 2, 3). Trong đó, chứng khốn (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, cịn các loại chứng khốn (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng khơng đầu tư (không cho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro khơng hồn vốn cao) nhưng lại co lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này.

Bên cạnh đó thì Moody cịn đưa ra các mơ hình để đánh giá rủi ro tín dụng của cơng ty. Theo mơ hình này, Moody sẽ xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng xếp hạng cũng thay đổi hàng năm. Moody phân chia tỷ lệ rủi ro hàng năm từ 0 đến 8%. Những doanh nghiệp có xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%. Các doanh nghiệp khác có xếp hạng thấp hơn khi tỷ lệ rủi ro từ 0,2 đến 8%.

Bảng 1.1. Xếp hạng theo mơ hình Moody

Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm

Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%

Aa Chất lượng cao 0,04%

A Chất lượng khá 0,08%

Baa Chất lượng vừa 0,2%

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8%

B Đầu cơ 8,3%

Nguồn: Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 8-2005, tr 39

Như vậy, thông qua sự đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập nổi tiếng như Moody‟s, Standard & Poor‟s hay Fitch đối với các cá thể, đơn vị đi vay mà mỗi ngân hàng sẽ kiểm soát được rủi ro về khả năng thanh toán của khách hàng để từ đó có các chính sách cho vay phù hợp.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp an toàn lao động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)