Xếp hạng theo mơ hình Moody

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp an toàn lao động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30)

Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm

Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%

Aa Chất lượng cao 0,04%

A Chất lượng khá 0,08%

Baa Chất lượng vừa 0,2%

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8%

B Đầu cơ 8,3%

Nguồn: Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 8-2005, tr 39

Như vậy, thông qua sự đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập nổi tiếng như Moody‟s, Standard & Poor‟s hay Fitch đối với các cá thể, đơn vị đi vay mà mỗi ngân hàng sẽ kiểm soát được rủi ro về khả năng thanh tốn của khách hàng để từ đó có các chính sách cho vay phù hợp.

1.5. Nguyên tắc Basel nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay vốn

Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sĩ).

Như vậy từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp (3 ngun tắc): trong nội

dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư.

Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Ngân hàng cần

khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phận tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng.

Duy trì một q trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập

nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thơng tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm sốt tình hình tài chính, sự tn thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

1.6. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới nhằm đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đảm bảo an toàn cho vay 1.6.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 1.6.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Sau khủng hoảng tài chính diễn ra vào thời điểm năm 1997 và năm 2008, Thái Lan là một trong những quốc gia đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quản trị rủi ro của các ngân hàng. Trên cơ sở đó, Thái Lan đã xây dựng được một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả nhằm kiểm soát, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Một trong những giải pháp có thể được kể ra như:

- Việc định giá cho tài sản đảm bảo được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách vay hoặc do một tổ chức trung gian đứng ra định giá. Trên cơ sở định giá tài sản thế chấp để đưa ra mức trích lập dự phịng thích hợp cho khoản vay. Trường hợp cần thiết như khi xảy ra khủng hoảng Chính phủ sẽ tiến hành lập quỹ phục hồi và phát triển tài chính, sau đó dùng tiền đó để ưu tiên mua cổ phần của các ngân hàng. Nhằm

- Giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của Ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ. giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng. 5

- Cục thơng tin tín dụng được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thơng tin về Cục, sau đó Cục thơng tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng.

1.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, kể từ khi thực hiện cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng từ năm 1998, hệ thống ngân hàng đã có bước tiến đáng kể, giá trị tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng ln tăng. Có được điều đó là do chính phủ cũng như ủy ban điều hàng Ngân hàng Trung Quốc có được những cải cách quan trọng nhằm đảm bảo an tồn trong hoạt động cho vay nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung.

- Trung Quốc đã đưa ra các chỉ tiêu an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II áp dụng vào các hoạt động nhằm quản trị rủi ro, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động vững mạnh.

- Cách thức dự trữ cho các khoản cho vay trước đây khoảng 1% và khơng tính đến các yếu tố rủi ro đã được thay thế bằng việc phân loại khoản vay theo 5 loại căn cứ vào qui mô và chất lượng khoản vay.

5

- Đưa ra các chỉ tiêu đối với hạn mức đối với các khoản cho vay. Giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ cho vay các đối tác khơng vượt q 10% vốn tự có ngân hàng. Giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng mơ hình CAMEL (vốn - capital , tài sản - assets, quản lý - management, thu nhập - earnings, thanh khoản - liquidity) nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng.

- Tạo ra môi trường pháp lý và môi trường kinh tế đồng bộ cho sự hoạt động của ngân hàng.

1.6.1.3. Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng Singapore có quan điểm quản lý kinh doanh rất hiện đại đó là quản lý ngân hàng xuất phát từ cơ sở của việc quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ, tài sản có một cách hiệu quả nhằm đạt mức lợi nhuận tối đa và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay nói riêng. Năm 2010, Singapore là nước được xếp vào một trong mười trung tâm tài chính hàng đầu thế giới 6. Để vươn lên hàng đầu như vậy, các tổ chức tài chính và các ngân hàng nói riêng cần phải hoạt động ổn định và ngày càng vững mạnh dựa trên sự đảm bảo an toàn, nâng cao quản trị các rủi ro. Một trong những bài học mà các quốc gia có nền tài chính cịn kém phát triển như Việt Nam phải hỏi học, đó là:

- Việc đánh giá rủi ro cho vay từ phía khách hàng được đánh giá chủ yếu do các cơng ty xếp hạng tín dụng độc lập như Moody‟s hay Standard & Poor‟s thực hiện. Do vậy dựa trên những nhận định đo lường đó, mà các ngân hàng sẽ có quyết định cho vay phù hợp.

- Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng khơng được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có Ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.

6

- Đơn vị tổ chức và quản lý thơng tin tín dụng từ các thành viên đi vay được quản lý bởi Hiệp hội Ngân hàng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc cập nhập thông tin của khách hàng đối với những lần vay vốn sau này, do đó sẽ giảm được chi phí, thời gian trong việc thẩm định, đánh giá đối tượng đi vay.

1.6.2.Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động ngân hàng là hoạt động trung gian huy động vốn để cho vay, do đó chỉ có đảm bảo an tồn đối với các khoản vay của khách hàng thì mới hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng…của ngân hàng. Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm của một số nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động trong vay, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

- Một là : Tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng nói chung và trong

hoạt động cho vay vốn nói riêng ln được qui định một cách chặt chẽ và bắt buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần đưa ra các qui định cụ thể là lộ trình tuân thủ các tỷ lệ an tồn của các ngân hàng, trong trường hợp khơng đáp ứng được các điều kiện về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì cần phải thực hiện sáp nhập hay ngừng hoạt động.

- Hai là: Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay các NHTM phải

tiến hành lựa chọn và sàng lọc khách hàng, đa dạng hóa các đối tượng cho vay vì hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty lớn nên khả năng rủi ro là rất cao. Cần bắt buộc khách hàng vay vốn có từ 20% đến 30% 7vốn tự có, tiến hàng giám sát chặt chẽ khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Kiên quyết xử lý các khoản nợ đến hạn và chủ động trích lập dự phịng theo qui định của NHNN. Cần coi trọng công tác thông tin

7

Nguyễn Tiến Chương (Luận văn - 2008), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

khách hàng nhằm nắm bắt tốt các thông tin và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

- Ba là: Chính sách đầu tư vốn và cơ cấu lại nợ là chính sách được phổ

biến ở các nước; trong chính sách đầu tư vốn và xây dựng chiến lược cho vay cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên, xu hướng là lựa chọn khách hàng và chuyển sang cho vay theo dự án và phương án kinh doanh khả thi.

Trong quá trình xem xét đánh giá lại nợ, cơ cấu lại nợ các ngân hàng thương mại cần mạnh dạn nhìn nhận, đánh giá thực chất chất lượng các khoản nợ để có cách thức ứng xử phù hợp nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

- Bốn là: Khi một NHTM mất khả năng thanh toán do ảnh hưởng của sự

chi trả các khoản vốn cho vay, các nước đã sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn sự phá sản của ngân hàng đó như tăng vốn tự có, NHNN cho vay để thành lập các quĩ hỗ trợ phát triển và phục hồi tài chính. Đây là kinh nghiệm quí báu mà các ngân hàng Việt cần phải học tập và áp dụng khi cần thiết.

- Năm là: Mạnh dạn đưa vào và áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm

toán theo các chuẩn mực quốc tế. Kiểm soát và giám sát, kiểm tra nội bộ là biện pháp hiệu quả trong mọi tình hình của nền kinh tế. Tùy theo từng điều kiện tình hình cụ thể để áp dụng các hình thức và kiểm tra thích hợp.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG AN TỒN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) (BIDV) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng BIDV được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển BIDV được mang nhiều tên gọi khác nhau như: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam: 26/4/1957; Ngân hàng Đầu

tư và Xây dựng Việt Nam 24/6/1981; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 14/11/1990.

Kể từ khi ra đời và phát triển Ngân hàng BIDV luôn khẳng định được vai trị của mình trong cơng cuộc khơi phục và phát triển kinh tế, trong suốt 37 năm (1957-1994) là ngân hàng duy nhất thực hiện cấp phát quản lý, cho vay vốn kiến thiết cơ bản thông qua nghiệp vụ của mình ngân hàng đã góp phần vào việc quản lý có hiệu quả các dự án đầu tư.

Từ năm 1990 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước bên cạnh nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đã chủ động huy động vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu vốn cho công cuộc cải cách nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng BIDV đã được đầu tư vào nhiều cơng trình trọng điểm, nhiều lĩnh vực quan trọng như điện lực, viễn thông, giao thông vận tải, xi măng…Trong suốt những năm đổi mới, nhất là giai đoạn chuyển hẳn sang kinh doanh từ 1995 đến nay, Ngân hàng BIDV đã nỗ lực không ngừng bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp, vay hợp vốn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, tham gia thị trường chứng khoán, phát hành

trái phiếu…Cùng với việc đa dạng hóa hoạt động Ngân hàng BIDV cũng không ngừng chuyển đổi cơ cấu dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng bên cạnh việc dần tham gia vào các lĩnh vực phi ngân hàng như bảo hiểm chứng khốn, kinh doanh văn phịng và trung tâm thương mại. Mặt khác các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng BIDV còn tập trung vào công tác phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng BIDV đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng.

Trải qua 53 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng BIDV đã trở thành một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam với tổng tài sản tính đến thời điểm cuối năm 2008 đạt 242.317 tỷ đồng. Trải qua hai lần đổi tên, chứng kiến nhiều thăng trầm của nền kinh tế Ngân hàng BIDV ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ và khẳng định được vai trò chủ lực trong phục vụ đầu tư và phát triển.

2.1.2. Mơ hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mơ hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và cụ thể háo cơng tác triển khai chuyển đổi mơ hình tổ chức tại

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp an toàn lao động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30)