Cơ cấu thu nhập của BIDV

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp an toàn lao động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44)

Đơn vị: tỷ đồng Năm Cơ cấu 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỉ trọng 1. Thu nhập ròng từ lãi 4.851 61,8% 6.228 73,1%

2. Thu nhập ròng phi lãi 1.138 14,5% 1.492 17,5%

+ Hoạt động dịch vụ 624 8,0% 1.003 11,8%

+ Hoạt động kinh doanh ngoại hối 140 1,8% 791 9,3%

+Hoạt động mua bán CK kinh doanh 144 1,8% (723) -8,5%

+ Hoạt động góp vốn mua cổ phần 17 0,2% (8) -0,1%

+ Hoạt động khác 213 2,7% 429 5,0%

3.Thu nợ hạch toán ngoại bảng 1.856 23,7% 799 9,4%

4.Tổng thu nhập hoạt động 7.845 100% 8.520 100%

Nguồn : Báo cáo thường niên 2008 – BIDV

Không chỉ đạt sự tăng trưởng về quy mô mà trong cơ cấu thu nhập từ các hoạt động cho thấy sự chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là sự tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng của hoạt động phi tín dụng. Năm 2008 thu rịng dịch vụ và kinh doanh ngoại hối đạt 1.794 tỷ, tăng 764 tỷ (~ 134%) so với năm 2007 góp phần đưa tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng từ mức 14,5% năm 2007 lên 17,5% tổng thu nhập. Tỷ trọng thu nhập hoạt động bất thường (thu nợ ngoại bảng) đã giảm chỉ còn chiếm 9,4% (năm 2007 là 23,7%) cho thấy thu nhập của BIDV chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính có khả năng tăng trưởng bền vững.

2.2. Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của BIDV

2.2.1. An toàn trong hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể sau 9 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, từ chỗ chủ yếu là làm nhiệm vụ cho vay đầu tư, phát triển theo kế hoạch nhà nước đến nay BIDV đã trở thành ngân hàng đa năng, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. BIDV đã trở thành kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và là điểm đến của nhiều doanh nghiệp.

2.2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay

Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống đến 31/12/2009 đạt: 194.361 tỷ đồng, tăng trưởng 26,1% so với năm 2008. Thị phần tín dụng trong toàn ngành năm 2009 là 12,9%, tăng 0,9% so với năm 2008 (12%); chỉ đứng sau AGB với thị phần cho vay lên đến 28,86% .8

Biểu đồ 2.3. Cho vay và ứng trƣớc khách hàng (ròng) của BIDV trong giai đoạn năm 2005 – 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết –BIDV

8

Cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, tổng dư nợ trên tổng tài sản năm 2008 đạt 64% tăng 6,4% so với năm 2007. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đạt 40,5%. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 20,1%, nếu tính cả dư nợ cho vay VND được hốn đổi sang USD, thì tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 21,7%.

a/ Cơ cấu cho vay theo hình thức sở hữu

Nhằm tạo điều kiện cho quá trình hội nhập và phát triển, trong những năm vừa qua BIDV đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực nhằm thực hiện các cam kết với Ngân hàng thế giới và kế hoạch phát triển tổng thể của Ngân hàng đến năm 2020. Cơ cấu tín dụng được thực hiện theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, thay đổi quan điểm về cách thức tiếp cận khách quan đối với các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung ưu tiên đầu tư vào các dự án cho ngành điện, than, xi măng, đóng tàu…bên cạnh việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng đã và đang đầu tư vào các ngành dệt may, xây lắp, dầu khí…

Bảng 2.3. Dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Kinh tế quốc doanh 70.542 55,7% 80.788 52,4% 98.346 50,8% Kinh tế ngoài quốc doanh 40.429 31,9% 53.345 34,6% 70.359 36,2% DN có vốn ĐT nước ngồi 15.645 12,4% 20.043 13% 25.656 13, % Tổng cộng 126.616 100% 154.176 100% 194.361

Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tổng hợp – BIDV

Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù dã chủ động trong công tác chuyển dịch cơ cấu cho vay nhằm thực hiện các cam kết của Ngân hàng thế giới nhưng hoạt động tín dụng của BIDV vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực kinh

doanh quốc doanh. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cũng gia tăng hàng năm, góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Đối với khu vực kinh tế quốc doanh: Dư nợ của khu vực này chiếm

tỷ trọng lớn bình quân khoảng 52% tổng dư nợ, tuy nhiên con số này liên tục giảm trong 3 năm qua do bản thân BIDV chủ động giảm các khoản cho vay với đối tượng khách hàng thuộc nhóm này. Để tạo nên sự phát triển ổn định BIDV tiếp tục giữ vững và củng cố mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp, các lĩnh vực, ngành hàng có hoạt động hiệu quả đồng thời chú trọng tìm kiếm các lĩnh vực mới, các đối tác mới và ký thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm tạo dựng một nền tảng khách hàng vững chắc. Bên cạnh đó, với những đối tượng khách hàng không sử dụng vốn vay hiệu quả, doanh nghiệp kinh doanh yếu kém thì BIDV đã hạn chế những khoản cho vay và thực hiện chuyển sang các khách hàng khác có hoạt động tốt hơn, có thể đảm bảo việc hoàn trả cho ngân hàng.

- Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Sự phát triển mạnh mẽ

và ổn định của khu vực kinh tế quốc doanh là cơ sở để Ngân hàng ra các quyết định tài trợ cho doanh nghiệp. Xác định đây là đối tượng khách hàng tiềm năng và là cơ sở để Ngân hàng xây dựng một mơ hình Ngân hàng bán lẻ với đầy đủ các tiện ích, do vậy Ngân hàng chủ động đẩy mạnh gia tăng dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhưng gắn liền, chặt chẽ với việc kiểm sốt chất lượng tín dụng. Mục tiêu của BIDV đến năm 2015 là tỷ trọng dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khoảng trên 50% tổng dư nợ và hình thành một mơ hình Ngân hàng bán lẻ trọn gói cho các doanh nghiệp.

- Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: BIDV đã xác định đây là nguồn khách hàng quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Đặc biệt năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng có

nhiều các nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường này. Hoạt động của nhóm đối tượng này thường có hiệu quả cao, do đó ngân hàng đã có những chính sách ưu tiên với những khách hàng này. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2008, với những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng giảm sút. Vì vậy, BIDV đã có kiểm sốt hơn với các khoản cho vay nhóm đối tượng này,và tập trung cho vay các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các đối tượng thuộc khu vực ngoài quốc doanh.

Mặc dù dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã có bước tăng trưởng trong những năm qua nhưng có thể thấy các khách hàng của BIDV vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án lớn hoặc các tập đoàn lớn vẫn chưa có mối quan hệ thường xuyên với ngân hàng. Để đạt mục tiêu, Ngân hàng cần chủ động tiếp cận với những dự án lớn có tính khả thi cao để tạo dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng.

b/ Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Cho vay theo thời gian bao gồm: cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng); cho vay trung hạn (thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng); cho vay dài hạn (có thời gian cho vay trên 60 tháng). Theo số liệu của 3 năm qua, cơ cấu dư nợ vay theo thời gian của BIDV thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hướng ngày càng gia tăng, còn với các khoản cho vay trung và dài hạn thì giảm từ 41,9% năm 2007 xuống cịn 37,8% vào năm 2009.

Bảng 2.4. Cơ cấu dƣ nợ vay theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cho vay dài hạn 35.706 28,2% 42.090 27,7% 49.562 25,5%

Cho vay trung hạn 17.346 13,7% 19.735 12,8% 23.906 12,3

Cho vay ngắn hạn 73.564 58,1% 92.351 59,5% 120.893 62,2%

Tổng cộng 126.616 100% 154.176 100% 194.361 100%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam của BVSC năm 2009

Sở dĩ tỷ lệ cho vay trung dài hạn của BIDV có xu hướng giảm xuống là do: trong những năm trước đây Ngân hàng chủ yếu làm nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơng trình, dự án quốc gia có thời gian đầu tư dài nhưng lại thu hồi vốn lâu. Trong những năm vừa qua, BIDV đã có chính sách chủ động giảm dư nợ vay trung dài hạn và tăng cường cho vay ngắn hạn để trở thành NHTM đa năng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Hiện tại dư nợ cho vay trung dài hạn của BIDV chủ yếu tài trợ cho các dự án trọng điểm quốc gia, những chương trình mục tiêu của Chính phủ như : Dự án thủy điện Sơn La, các dự án giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Đặc biệt trong khoảng thời gian cuối năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và những chính sách thắt chặt tiền tệ vào năm 2009 nhằm kiềm chế lạm phát, tỷ lệ lãi suất cho vay biến động khơng ngừng. Chính điều này khiến cho BIDV đã giảm các khoản cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, thay vào đó là sự đẩy mạnh đối với các khoản cho vay ngắn hạn, tăng khả năng xoay vòng vốn cho ngân hàng.

c/ Cơ cấu dư nợ vay theo loại hình qua các năm

Với vai trò là ngân hàng cấp phát vốn cho đầu tư phát triển, thực hiện các nhiệm vụ, chương trình mục tiêu của Chính phủ, do vậy khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình NHTM thì một mặt BIDV phải thực hiện nhiệm vụ

của một ngân hàng với chức năng kinh doanh có lợi nhuận, một mặt vẫn phải đảm bảo cho vay đối với các khách hàng theo sự chỉ định của Nhà nước, đồng thời là đầu mối tiếp nhận và cho vay lại các nguồn viện trợ phát triển chính thức của nước ngồi đối với Việt Nam.

Qua bảng số liệu 2.7, ta có thể dễ dàng nhận thấy dư nợ cho vay theo kế hoạch nhà nước và cho vay theo chỉ định có xu hướng giảm. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay thương mại của ngân hàng gia tăng là một dấu hiệu rất tốt thể hiện BIDV đã nỗ lực chủ động trong kinh doanh, thực hiện theo sự chủ động của cơ chế thị trường.

Sau 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu BIDV đã tạo được uy tín với các tổ chức quốc tế, do vậy các dự án viện trợ ODA được giải ngân qua ngân hàng nhiều hơn kiến cho các khoản cho vay bằng vốn ODA cũng tăng lên thêm 8% vào năm 2009.

Bảng 2.5. Cơ cấu dƣ nợ vay theo loại hình

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2008 Tăng trƣởng Tăng trƣởng (%)

Cho vay thương mại (gồm cả ƯTĐT) 184.383 147.506 36.877 25%

Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá 2.253 3.219 -966 -30%

Cho thuê tài chính 4.177 2.501 1.676 67%

Cho vay bằng vốn ODA 6.490 6.009 481 8%

Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, KHNN 822 1.246 -424 -34%

Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý 5 13 -8 -61,5%

Tổng dư nợ trước DPRR 198.130 160.494 37.636 23,5%

Nguồn : Báo cáo thường niên 2008 – BIDV.

d/ Cơ cấu cho vay theo ngành nghề

Trong chính sách phát triển của BIDV có đưa ra đối tượng khách hàng chiến lược thuộc những lĩnh vực, ngành nghề như: Xây lắp, điện, xi măng…BIDV xác định đây là một trong những khách hàng cần quan tâm và sẽ có nhiều ưu đãi đối với các thành phần thuộc nhóm kinh doanh trên. Trên

cơ sở nhận định tình hình phát triển về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong những năm gần đây với rất nhiều cơng trình giao thơng lớn, ngân hàng đã tập trung cho vay đối với các dự án: dự án cầu Cần Thơ, dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận…9

Bên cạnh đó, với sự chỉ định của Chính phủ, BIDV đã thực hiện nhiều khoản cho vay với các đối tượng kinh tế thuộc các ngàn : thép, dệt may, dầu khí, đóng tàu….Trong đó đáng chú ý hơn cả là khi BIDV cho tập đoàn Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vay với giá trị lớn hơn 3.000 tỷ đồng bao gồm: 1.200 tỷ đồng mức tín dụng ngắn hạn, và 2.000 tỷ đồng với khoản tín dụng trung và dài hạn10

để Vinashin đầu tư vào các dự án đóng tàu, xây dựng cảng biển...

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 - BIDV

Trong thời gian vừa qua, do thị trường bong bóng nhà đất khiến cho ngân hàng đã hạn chế các khoản cho vay, đầu tư vào các dự án, đối tượng khách hàng kinh doanh bất động sản. Tuy đã quản trị chính sách cho vay với

9 http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/an-toan-giao- thong/BIDV_tai_tro_mot_so_du_an_giao_thong/ 10 http://www.bidv.com.vn/english/News_Detail.asp?News=33

nhóm ngành này nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ đến 5.59% trong các khoản tín dụng mà BIDV thực hiện.

Với những chiến lược về cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, BIDV đã lựa chọn ra những đối tượng khách hàng tiềm năng để có thể đảm bảo an toàn về khả năng thanh tốn của các khoản vay. Qua đó hạn chế được rủi ro tín dụng và giữ cho ngân hàng hoạt động được vững mạnh.

2.2.1.2. Thực trạng đảm bảo an toàn các khoản cho vay của Ngân hàng qua các chỉ tiêu qua các chỉ tiêu

a. Phân loại khách hàng

Đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn là vấn đề bất kỳ ngân hàng nào cũng quan tâm, BIDV ln có chủ trương tăng trưởng tín dụng gắn liền với đảm bảo an tồn và kiểm sốt các rủi ro. Trên cơ sở đó, BIDV là NHTM đầu tiên có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá, phân loại khách hàng một cách hiệu quả và cũng là một trong hai NHTM Việt Nam thực hiện phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN. Tính đến thời điểm 31/12/2008 tồn hệ thống có 6.387 khách hàng được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ( tăng 769 khách hàng so với năm 2007) với tổng dư nợ 99.335 tỷ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ toàn hệ thống.11

 Số khách hàng xếp loại A trở lên là 3.761 khách hàng chiếm 58,9% tổng số các khách hàng đã được xếp hạng, tăng 6,5% so với năm 2007.

 Số khách hàng xếp loại B đến BBB là 2.509 khách hàng, chiếm 39,3% tổng số khách hàng đã được xếp hạng, giảm 5,7% so với năm 2007.

 Các khách hàng xếp hạng từ CCC trở xuống là 117 khách hàng chiếm tỷ trọng 1,8% số lượng khách hàng là doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng nội bộ, giảm 0,76% so với năm 2007.

11

 Các khách hàng có nợ xấu là 203 khách hàng với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các khách hàng được xếp hạng là 1,68% thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống.

b. Nợ quá hạn

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, BIDV đã thực hiện và tuân thủ đúng các qui định của Chính phủ, của NHNN về qui chế cho vay, nguyên tắc, đảm bảo tiền vay, qui định các tỷ lệ an tồn trong hoạt động, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Bên cạnh việc hoàn thiện qui trình đánh giá

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp an toàn lao động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)