Đơn vị tính: tỷ đồng
Số TT 2007 2008 2009
Tổng dư nợ 126.616 154.176 194.361
I Nợ quá hạn theo thời gian 3.917 5.549 6.479
1 Đến 180 ngày 1.656 2.103 2.425
2 Từ 181 đến 360 ngày 1.173 1.431 1.705
3 Trên 360 ngày 1.088 2.015 2.349
II Phân loại nợ theo TSĐB 126.616 154.176 194.361
1 Nợ có tài sản đảm bảo 61.603 92.505 120.045
2 Nợ khơng có tài sản đảm bảo 65.013 61.671 74.316
III Các chỉ tiêu đánh giá
1 Tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian 3,1% 3,6% 3,3%
2 Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo 48,7% 60% 61,8%
3 Dự phòng rủi ro/ Tổng dư nợ 4,8% 5,6% 5,9%
4 Dự phòng rủi ro / nợ quá hạn 155,2% 156% 177%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BIDV
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ quá hạn của BIDV nếu xét theo số tuyệt đối thì liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn 3 năm là 24% trong khi tốc độ tăng bình quân của nợ quá hạn là 31%. Đây là tốc độ tăng khá cao và phản ánh tình trạng nợ xấu của ngân hàng tiếp tục phát sinh dù đã được kiểm soát rất chặt chẽ. Đặc biệt năm 2009, tốc độ gia tăng nợ
quá hạn so với năm 2008 lên đến 62% trong khi tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 25%. Đây là năm có tốc độ nợ quá hạn tăng rất lớn và bùng phát. Nguyên nhân là do những tác động từ sự suy thoái các nền kinh tế khiến cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Chính điều này khiến cho các khoản nợ cho ngân hàng bị trì hoãn, khiến cho nợ quá hạn trong năm bị tăng cao.
Các khoản nợ quá hạn đến 180 ngày có xu hướng giảm từ 45% năm 2007 xuống còn 37% trong năm 2008 và 2009. Trong khi đó các khoản nợ từ 180 đến 360 ngày và trên 360 ngày có tỷ lệ tăng từ 55% năm 2007 đến 63% trong các năm tiếp theo. Đây là dấu hiệu bất ổn trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng của ngân hàng.
*Về tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ : Chỉ số này là tương đối thấp so với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của BIDV là 3,1%, năm 2008 là 3,7% và năm 2008 giảm xuống 3,3%. Tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong năm 2008 những đã được kiểm soát trong năm 2009. Để đạt được những kết quả đó là do BIDV đã nâng cao chất lượng kiểm sốt các hoạt động tín dụng, trong năm 2009 ngân hàng đã xử lý 2.785 tỷ đồng nợ xấu (trong đó có 2064 tỷ đồng là các khoản cho vay thương mại và 325 tỷ đồng là nợ cho vay theo chỉ định và kế hoạch của Nhà nước). Nếu khoản nợ xấu trên chưa được xử lý thì tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV khoảng trên 5%. Điều này chứng tỏ cùng với tăng trưởng tín dụng, BIDV cần nỗ lực hơn nữa trong cơng tác kiểm sốt và nâng cao chất lượng tín dụng.
*Về tình hình dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo: tỷ lệ này liên tục tăng trong 3 năm qua: 48,7% năm 2007, 60% năm 2008 và 61,8% năm 2009. Đối với hoạt động của ngân hàng thì tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ 2 khi mà nguồn thu nhập chính từ khoản vay tạo ra khơng cịn ra tăng. Trong điều kiện nền kinh tế ln thay đổi, rủi ro ln rình tập với cả khách hàng và ngân hàng
vì vậy việc nâng cao tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản là điều mà ngân hàng cần hết sức quan tâm nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng.
*Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, và dự phịng
rủi ro tín dụng trên nợ quá hạn: tỷ lệ này của BIDV là khá cao và ln có sự tăng trưởng trong 3 năm qua. Năm 2007 tỷ lệ trích dự phịng trên tổng dư nợ là 4,8%, trên nợ quá hạn là 155,2% thì đến năm 2009 tỷ lệ này đã tăng lên ở mức khá cao lần lượt là : 5,9% và 177%. Với tỷ lệ trích lập dự phịng cao như vậy thì BIDV có khả năng đảm bảo cho hoạt động tín dụng an tồn và lành mạnh, hệ thống ngân hàng phát triển bền vững.
c. Phân loại các khoản nợ
Vào thời điểm đầu năm 2008, áp lực từ sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu đã dẫn đến hoạt động xuất khẩu giảm sút mạnh mẽ cùng lúc đó lãi suất tăn cao khiến cho 70% doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn, kinh doanh thua lỗ, khơng có khả năng chi trả lãi. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trung bình của tồn ngành ngân hàng có xu thế cao hơn năm 2007.
Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của BIDV ngày càng được nâng cao, trước những biến động khó lường của nền kinh tế, an toàn đối với các khoản cho vay vẫn được đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu theo kiểm toán quốc tế thời điểm 31/12/2008 là 2,75%, giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối so với 31/12/2007 và theo báo cáo của Fitch Ratings – đơn vị xếp hạng tín nhiệm
độc lập Mỹ- đã đưa ra con số này tại thời điểm 12/2009 chỉ còn là 2,41%12 . Chất lượng các khoản cho vay được cải thiện mạnh mẽ do BIDV đã tập trung xử lý việc thu nợ vay chứng khoán, thắt chặt cho vay bất động sản, cơ cấu lại các khoản nợ gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính tồn thế giới theo chủ trương của chính phủ, tập trung thu nợ xấu trong bảng, đồng thời gắn với đánh giá định hạng doanh nghiệp, cho vay có chọn lọc, kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng gắn với chất lượng tín dụng.
12