Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại tín nghĩa (Trang 27)

6. Kết cấu đề tài

2.1. Khái quát về cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa bao gồm rất nhiều ngành nghề kinh doanh như: đại lý mua bán bn hàng hóa, vật tư, lương thực, thực phẩm phục vụ sản xuất, phục vụ cho tiêu dùng, tiếp thị và xúc tiến thương mại, đại lý mua bán ký gửi, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ơ tơ.

Cơng ty chủ yếu phân phối các mặt hàng của hãng sữa Cô Gái Hà Lan, các sản phẩm của Cocacola, công ty bia Hà Nội.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013 - 2015.

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu thuần 199.624 255.226 243.982 Thu nhập khác 5.167 2.591 612 Tổng doanh thu 204.791 257.817 244.594 Giá vốn hàng bán 197.097 247.392 236.192 Chi phí quản lý 5.653 5.610 5.068 Chi phí tài chính 1.704 1.244 1.264 Chi phí khác 11 738 0 Tổng chi phí 204.465 254.984 242.522

Lợi nhuận trước thuế 326 2.833 2.072

Lợi nhuận sau thuế 244 2.171 1.554

(Nguồn: Bộ phận văn phòng - hành chính)

Từ bảng trên có thể thấy, tổng doanh thu năm 2014 (257.817 triệu đồng) tăng đột biến so với năm 2013 (204.791 triệu đồng) nhưng đến năm 2015 (244.594) lại có sự giảm nhẹ, đồng nghĩa với chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng, giảm tương tự. Điều này là do từ năm 2013 nền kinh tế đang trên đà phục hồi trở lại, sức mua của người tiêu dùng tăng, đến năm 2015 kinh tế và sức mua có dấu hiệu chững lại. Những khoản thu nhập khác có xu hướng giảm, làm giảm tổng doanh thu của công ty, những chi phí khác phát sinh cũng có sự thay đổi theo từng năm, khơng có quy luật, chi phí quản lý

và chi phí tài chính có xu hướng giảm chứng tỏ doanh nghiệp đang nỗ lực, cố gắng giảm những chi phí này góp phần đem lại lợi nhuận lớn hơn.

Năm 2013, tổng chi phí là 204.465 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 244 triệu đồng, đến năm 2015 tổng chi phí là 242.522 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.554 triệu đồng. So sánh lợi nhuận sau thuế và tổng chi phí ta thấy tỉ suất sinh lợi mà công ty đạt được là rất thấp 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0.001193 đồng lợi nhuận (2013) và 0.0064 đồng (2015). Điều này chứng tỏ công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

2.2. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới triển khai chiếnlược kinh doanh của công ty. lược kinh doanh của công ty.

2.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố mơi trường vĩ mơ.

2.2.1.1. Nhóm lực lượng kinh tế.

GDP của Việt Nam trong 3 năm 2013 - 2015 được thể hiện trong hình 2.2:

Đơn vị: Tỷ đồng. 2013 2014 2015 3200000 3400000 3600000 3800000 4000000 4200000 4400000 3584262 3937856 4200905

Hình 2.2: GDP của Việt Nam trong 3 năm 2013 - 2015.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

GDP bình quân đầu người của Việt Nam được thể hiện trong hình 2.3:

(Đơn vị: USD/người/năm) 2013 2014 2015 1700 1800 1900 2000 2100 2200 2300 1908 2052 2180

Hình 2.3: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2013- 2015.

Mặc dù kinh tế tồn cầu tăng trưởng chậm hơn dự báo, tình hình trong nước cịn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, kinh tế Việt Nam năm 2015 đã đạt được những kết quả nhất định.

Tăng trưởng GDP năm 2015 đạt khoảng 6,68%. Quy mô của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 2.180 USD. Lạm phát ở mức xấp xỉ 2%. Mức tăng trưởng có dấu hiệu phục hồi này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mơ có được sự ổn định.

2015 là năm mà Việt Nam đạt được kết quả hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện ở việc Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu, kết thúc đám phán thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).Các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Australia, New Zealand về Việt Nam có mức thuế 7% năm 2015 và giảm bằng 0 vào năm 2018 khi TPP chính thức có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa ngành sữa Việt sẽ phải đương đầu với cuộc tấn công khốc liệt các và trực diện từ các “ơng hồng” sữa thế giới.

Thu nhập bình qn đầu người ở Việt Nam đang có xu hướng tăng, điều đó cho thấy nhu cầu của con người ngày càng cải thiện, được ăn ngon mặc đẹp cũng như được chăm sóc tốt về sức khỏe đặc biệt là cho trẻ em. Vì vậy thị trường sữa được đánh giá là sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết trong năm 2013 tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội là 451.213 tỷ đồng, dân số là 7,2123 triệu người. Uớc tính dân số tồn thành phố năm 2015 là 7379,3 nghìn người tăng 1,6% so với năm 2014, trong đó dân số thành thị là 3627,1 nghìn người chiếm 49,2% tổng số dân và tăng 1,5%; dân số nơng thơn là 3752,2 nghìn người tăng 1,6%. Dân số đông cùng với thu nhập cao, dân số thành thị chiếm số lượng lớn chính là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa nói chung và các sản phẩm sữa nói riêng.

2.2.1.2. Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật.

Ngành sữa là một ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức năng của chính phủ về giá, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ…. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngành sữa một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới.

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định và được chọn là điểm đến an tồn nhất khu vực Đơng Nam Á, điều này có tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, chính phủ đã khơng ngừng đưa ra các chính sách, luật pháp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế và nỗ lực đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2005 tạo sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của ngành thực phẩm Việt Nam nói chung và ngành sữa nói riêng. Những điều này khiến ngành sữa trở thành một miếng bánh ngon mà cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều muốn chiếm được phần hơn, chất lượng sữa và giá cả vì thế có hi vọng tốt hơn.

2.2.1.3. Nhóm lực lượng văn hóa - xã hội.

Việt Nam là một thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân (2014) có cơ cấu dân số theo độ tuổi: nhóm 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% dân số, nhóm 15 - 64 tuổi chiếm 69,4% và nhóm trên 65 tuổi chiếm 7,1% dân số. Việt Nam được có cơ cấu dân số trẻ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,3 ‰. Đây chính là nguyên nhân nhu cầu sữa trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.

Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chun mơn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đơi, lên đến 28 lít sữa/năm/người. Là cơng ty tiến hành phân phối mặt hàng sữa, đây là cơ hội cho cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa tăng sản lượng bán, đồng thời tăng doanh thu, lợi nhuận.

Năm 2013, dân số Hà Nội là 7, 2123 triệu người, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 13,28 ‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao đồng nghĩa với số trẻ em đông, nhu cầu về các

sản phẩm sữa lớn. Một đặc điểm xã hội cần lưu ý là phụ nữ thường bận rộn, kéo theo xu hướng sử dụng những sản phẩm tiện lợi nhưng dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho gia đình đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh sữa.

Tuy nhiên so với thế giới, lượng sữa người Việt Nam tiêu thụ vẫn cịn q ít do chúng ta chưa có thói quen uống sữa như người phương Tây, nhiều người vẫn còn quan niệm sữa là thực phẩm dinh dưỡng chỉ dành cho trẻ em.

Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam khơng tiêu hóa được đường lactose trong sữa, do đó dễ bị đau bụng và tiêu chảy sau khi uống sữa. Điều đó làm cho việc uống sữa cũng bị hạn chế.

Tiếp đến, so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng nơng thơn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn cịn khá cao. Do giá sữa khơng rẻ nên nhiều gia đình ưu tiên cho trẻ em vì mọi người cho rằng trẻ em thì cần sữa, cịn những người khác trong gia đình có thể sử dụng các thực phẩm khác cũng được. Hơn nữa, có thể do người dân chưa thấy hết được lợi ích của sữa nên khơng thường xun uống sữa.

Những hạn chế nêu trên là một số rào cản cho việc tiêu thụ sữa trên thị trường của cơng ty.

2.2.1.4. Nhóm lực lượng cơng nghệ.

Cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa là doanh nghiệp phân phối các sản phẩm của hãng sữa Cơ gái Hà Lan nên nhóm lực lượng cơng nghệ không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường ngành.

2.2.2.1. Đe dọa gia nhập mới.

Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định. Để gia nhập ngành các cơng ty phải có tiềm lực vốn và năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cản gia nhập ngành như:

Đặc trưng hóa sản phẩm: thị trường sữa Việt Nam hiện nay đã có mặt hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới, các hãng sữa lớn đã có một thị phần nhất định và ít thay đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối thủ mới muốn gia nhập ngành phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại.

Yêu cầu về vốn: các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành phải có vốn đủ lớn cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu và phát triển.

Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng dẫn đến chi phí tăng cao.

Tuy nhiên, tới năm 2018 khi hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, đe dọa gia nhập mới của các hãng sữa Úc, New Zealand là rất lớn do họ có đầy đủ năng lực và tiềm lực vốn cũng như kinh nghiệm đề vượt qua các rào cản nêu trên.

Có thể kết luận rằng, hiện nay xu hướng gia nhập ngành thấp, áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể mà cạnh tranh chủ yếu vẫn sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại. Cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa khơng phải quá lo lắng về vấn đề cạnh tranh với những sản phẩm của những hãng sữa mới.

2.2.2.2. Đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế.

Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe khác như bột ngũ cốc, thực phẩm chức năng… Do vậy ngành sữa có những rủi ro từ các sản phẩm thay thế.

2.2.2.3. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng.

Nhà cung ứng của công ty là hãng sữa Cô gái Hà Lan. Hãng sữa Cô gái Hà Lan cung ứng cho công ty các sản phẩm sữa nước, sữa chua và sữa đặc có đường. Trong 15 năm qua, cơng ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt, uy tín đối với hãng sữa Cơ gái Hà Lan. Tuy nhiên, do là nhà phân phối độc quyền trên thị trường huyện Gia Lâm, Đông Anh và quân Long Biên nên công ty vẫn hay bị ép doanh số bán hàng. Cô gái Hà Lan gây áp lực về đầu tư như yêu cầu mở rộng kho hàng, phương tiện vận tải. Điều này tạo cho công ty thách thức là ln phải đạt và vượt doanh số mà chính mình đã đạt được trên địa bàn kinh doanh gần như khơng đổi đồng thời địi hỏi công ty phải sử dụng nhiều chi phí hơn cho việc đầu tư cơ sở vật chất kho bãi, phương tiện dẫn tới giảm doanh thu và lợi nhuận.

2.2.2.4. Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Đối thủ cạnh tranh của cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa là các cơng ty cũng chuyên phân phối, bán lẻ các sản phẩm sữa khác như Vinamilk, TH Milk, Hanoi Milk, … trên cùng thị trường huyện Gia Lâm, Đông Anh và quận Long Biên.

Công ty cạnh tranh với các đối thủ chủ yếu về giá khi cơng ty có lợi thế phân phối độc quyền trên địa bàn rộng, có uy tín, mối quan hệ tốt với nhà cung ứng nên giá các sản phẩm của công ty phân phối tới các đại lý cấp 1, cấp 2 hay bán lẻ có chi phí thấp hơn.

2.2.2.5. Khách hàng.

Khách hàng của công ty là các đại lý phân phối cấp 1, cấp 2 và người tiêu dùng cuối cùng tại cửa hàng bán lẻ. Các đại lý phân phối cấp 1, cấp 2 là các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp mua đồ ăn trưa, nghỉ giữa ca cho người lao động, trường học mua sữa cho học sinh, hộ kinh doanh gia đình, là các quầy tạp hóa, tiểu thương tại chợ truyền thống… trong khu vực huyện Gia Lâm, Đơng Anh và quận Long Biên.

Những khách hàng này có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng của cơng ty. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà phân phối của các hãng sữa khác sẵn sàng chiết khấu nhiều hơn cho đại lý bán lẻ, dẫn đến những khách hàng này có quyền lực thương lượng cao. Những khách hàng mua nhiều hơn hay yêu cầu bớt hoặc giảm giá.

2.2.3. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong.

2.2.3.1. Nguồn nhân lực.

Số lượng, chất lượng lao động của công ty qua các năm (2013 - 2015) nhìn chung khơng có thay đổi nhiều, thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Số lượng, chất lượng lao động của công ty trong 3 năm 2013 - 0

Năm Trình độ 2013 2014 2015 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Đại học 20 25 22 26,5 23 26,4 Cao đẳng 18 22,5 20 24,1 20 23,0 Lao động phổ thông 42 52,5 41 49,4 44 50,6 Tổng 80 100 83 100 87 100

(Nguồn: Bộ phận văn phịng - hành chính).

Qua bảng trên có thể thấy quy mơ lao động của cơng ty có sự phát triển: 80 người (2013) đến 87 người (2015). Trung bình trong 3 năm số lượng lao động của công ty là 83 người.

Số lượng lao động cơng ty liên tục tăng, điều đó phần nào chứng tỏ khả năng kinh doanh có lãi kéo theo nhu cầu lao động tăng theo. Số lượng lao động có trình độ đại học tăng phản ánh nhu cầu lao động có chất lượng cao ngày một tăng. Lao động phổ thơng có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao do công việc ở bộ phận bán hàng khơng địi hỏi chất lượng lao động q cao, những lao đơng phổ thơng có kỹ năng bán hàng tốt hồn tồn có thể đáp ứng nhu cầu cơng việc.

2.2.3.2. Nguồn lực tài chính của cơng ty.

Để triển khai chiến lược kinh doanh, công ty phải có nguồn lực tài chính cần

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại tín nghĩa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)