Các kết luận về thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại tín nghĩa (Trang 44 - 46)

6. Kết cấu đề tài

2.4. Các kết luận về thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh

2.4.1. Thành công đạt được.

Với nỗ lực và cố gắng của cả tập thể, cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa đã được một số thành công sau:

Công tác thiết lập mục tiêu ngắn hạn đã đảm bảo những nguyên tắc khả thi, rõ ràng, cụ thể, đo lường được và xác định được giới hạn thời gian. Công ty đã luôn chú trọng đến việc đề ra các mục tiêu hàng năm, tạo cơ sở và điều kiện cho việc phân phối các nguồn lực chủ yếu: tài chính, nhân lực từ đó cơng ty có thể điều chỉnh sự tiến triển và thực hiện các mục tiêu chiến lược dài hạn.

Về phân bổ nguồn nhân lực: Công ty đã xác định được trọng tâm cần phát triển của công ty là đội ngũ nhân viên bán hàng nên đã phân bổ nguồn lực tập trung vào bộ phận bán hàng.

Về phân bổ ngân sách: Cơng ty đã có sự dự trù ngân sách và phân bổ theo thứ tự ưu tiên. Tài sản cố định được đầu tư đúng mức, vốn lưu động luân chuyển liên tục.

Điều đó giúp cơng ty chủ động hơn về mặt tài chính trong các hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh.

2.4.2. Hạn chế.

Bên cạnh những thành công đã đạt được kể trên, cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa cịn nhiều hạn chế cần khắc phục trong triển khai CLKD:

Xây dựng chính sách marketing chưa được quan tâm đúng mức vì cơng ty phụ thuộc nhiều vào các chương trình marketing của nhãn hàng mà cơng ty tiến hành phân phối sản phẩm là Cơ gái Hà Lan.

Chính sách nhân sự cịn nhiều hạn chế cả về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ.

Ngân sách phân bổ cho hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh còn thấp, chưa phát huy hết hiệu quả.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Cơng ty TNHH Thương Mại Tín Nghĩa khơng có bộ phận marketing chun biệt, các công tác quản trị marketing do bộ phận bán hàng và giám đốc đảm nhiệm.

Cơng ty phụ thuộc vào các chương trình marketing của hãng sữa Cô gái Hà Lan.

Công ty chưa quan tâm đúng mức đến chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực triển khai chiến lược kinh doanh.

Công ty muốn tiết kiệm chi phí hoạt động nên đã tiến hành giảm chi phí marketing.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Biến động của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thu nhập bình quân, sức mua của người dân kéo theo sự giảm doanh số của công ty.

Cạnh tranh gay gắt giữa công ty và các công ty phân phối các sản phẩm của các hãng sữa khác.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÍN NGHĨA.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại tín nghĩa (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)