CHƯƠNG I : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC NGUỒN
2.3 Thực trạng triển khai chiến lược nguồn nhân lực của Tập đoàn điện lực Việt
2.3.3 Thực trạng phân bổ nguồn lực trong chiến lược nguồn nhân lực của Tập đoàn
đồn Điện lực Việt Nam
- Về tài chính
Chi phí cho NNL là một trong những yếu tố quan trọng của việc đề ra mục tiêu chiến lược NNL. Hiệu quả của NNL chỉ được đánh giá là có hiệu quả khi mà lợi ích từ các mang lại lớn hơn chi phí bỏ ra. Vì vậy Tập đồn càng giảm được chi phí cho NNL thì chính sách đào tạo càng có hiệu quả bấy nhiêu.
Trong Tập đồn Điện lực Việt Nam cho thấy kinh phí cho NNL được cấp từ các nguồn sau:
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp (nếu có) cho chính sách đào tạo
Kinh phí của các dự án hợp tác, kinh phí tham quan, khảo sát theo các dự án hoặc hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị; các suất học bổng và đài thọ của các tổ chức, các Cơng ty, của Chính phủ, trong nước và nước ngồi.
- Nguồn kinh phí khác theo quy định hiện hành.
Mọi chi phí cho NNL trong nước và ngoài nước được thực hiện theo nội dung mà Tập đồn đã phê duyệt. Các phịng Tài chính và Lao động tiền lương tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lư các nguồn kinh phí đào tạo.
Bảng 2.3.6 chi phí cho đào tạo bồi dưỡng NNL của Tập đoàn Điện lực 2012- 2014
Năm Tởng chi phí Quỹ lương Chi phí cho đào tạo chiếm
2012 48,885 tỷ 1915,365 tỷ 2,55%
2013 42,183 tỷ 2670,000 tỷ 1.58%
2014 57,060 tỷ 2670,000 tỷ 2.14%
(Nguồn: Danh mục thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2012-2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hà Nội - Phụ lục tham khảo số 3)
Số tiền mà Tập đoàn EVN dành cho đào tạo là tương đối lớn, cụ thể như sau: Ngân sách dành cho đào tạo của Công ty mỗi năm càng được nâng cao. Chỉ có năm 2013 quỹ lương của Cơng ty bị thu hẹp do tình hình giá cả thị trường khơng ổn định, nền kinh tế có dấu hiệu của sự lạm phát. Do tác động ngoại cảnh nên chi phí cho chính sách đào tạo đã được Công ty cắt giảm để đảm bảo đời sống cho người lao động. Năm 2014 chi phí cho chính sách đào tạo được Cơng ty dự tính và tăng lên 57 tỷ cao hơn cả trước khi lạm phát nền kinh tế.
Tính theo phần trăm quỹ lương mà Cơng ty dành cho đào tạo thì chính sách đào tạo vấn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ kinh phí: Năm 2014 chiếm 2.14% tồn bộ quỹ lương của Công ty, Năm 2013 chiếm 1.58% quỹ lương. Điều này cho thấy Công ty chưa nhận ra được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực. Và cần phải đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động hơn nữa trong thời đại nền kinh tế mở cửa hội nhập.
Chính sách đào tạo tốn nhiều chi phí nhất là đào tạo bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ. Đây là hình thức đào tạo chiếm số lượng lớn các học viên tổ chức rộng khắp đến các đơn vị, nên việc quản lý kinh phí đối với hình thức đào tạo này là tương đối khó khăn. Hầu hết các chi phí đều đo các đơn vị thành viên tổng kết và gửi lên xin quyết toán của Cơng ty. Cịn các chi phí cho các chính sách đào tạo cịn lại đều được Cơng ty trực tiếp quản lý.
Chi cho chính sách đào tạo các cán bộ cao cấp chính trị và tiếng anh mà Cơng ty bỏ ra là tương đối cao so với các chi phí đào tạo khác: năm 2013: 11,67 triệu/ người năm 2014: 9.8 triệu/người (Phụ lục tham khảo số 3)
Đây là mức chi phí rất cao nhưng số lượng được đào tạo rất ít các lớp tiếng anh học chỉ có 135 người và cao cấp chính trị có 54 người năm 2013 và 105 người năm 2014. Công ty Điện lực cần đánh giá lại hiệu quả của hai hình thức đào tạo này và nâng cao số lượng nhân viên học tiếng anh trong Công ty. Trong năm 2014 số tiền chi cho chính sách đào tạo cử nhân và kỹ sư trong công ty là: 5,45 triệu/cử nhân hoặc kỹ sữ, số tiền chi cho chính sách đào tạo cơng nhân kỹ thuật là: 5,59 triệu/ công nhân kỹ thuật. Cơng ty đã có sự cân đối về ngân sách dành cho chính sách đào tạo cơng nhân và kỹ sư, đây là một ưu điểm của Công ty Điện lực. Chú trọng phát triển cả hai nguồn
lực và công nhân và kỹ sư, hỗ trợ nhau trong công việc. (Phụ lục tham khảo số 3) - Về lực cơ chế, cơ cấu
Sau đây là một số cơ chế, cơ cấu EVN đã áp dụng thúc đẩy chính sách đào tạo nguồn nhân lực:
Đào tạo sau tuyển dụng
Sau khi có thơng báo, người trúng tuyển được đào tạo, bồi dưỡng tại các Trường Đào tạo thuộc EVN, đồng thời kiểm tra toàn diện sức khoẻ theo yêu cầu và tiêu chuẩn quy định chung của toàn ngành. Nội dung và thời gian đào tạo như sau:
Đối với các đối tượng là Kỹ sư, cử nhân sẽ tham gia đào tạo trong thời gian 1 tháng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: Kiến thức về cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, nội quy lao động của EVN và của đơn vị; kiến thức chun mơn nghiệp vụ, chương trình Tin học, Ngoại ngữ, rèn luyện sức khoẻ...
Đối với các đối tượng là Cao đẳng, Trung cấp kỹ thuật sẽ tham gia đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian 1 tháng về Nội quy lao động, An toàn lao động của EVN và của đơn vị, kiến thức chun mơn nghiệp vụ, chương trình Tin học và Ngoại ngữ (nếu cần) rèn luyện sức khoẻ...
EVN thường xuyên tổ chức các hoạt động trang bị kiến thức lý luận chính trị, rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo các hoạt động chuyên môn thực hiện theo đúng định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn 2010 – 2012, EVN đã cử 48 cán bộ quản lý của cơ quan EVN và các đơn vị thành viên tham dự chương trình đào tạo lý luận chính trị cao cấp. Các đơn vị thành viên theo phân cấp cũng đã chú trọng cơng tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của mình.
Ngồi ra, các cơng ty con trực thuộc EVN thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và bồi dưỡng, đào tạo kĩ năng mềm cho nhân viên, đặc biệt về văn hóa doanh nghiệp và kĩ năng giao tiếp khách hàng dành cho cán bộ, công nhân viên.
Các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên sâu và vì mục đích riêng biệt.
Chế độ đào tạo đặc biệt dành cho sinh viên tại nước ngồi: Đây là chương trình đào tạo kỹ sư tài năng tại nước ngồi hàng năm dành cho sinh viên xuất sắc trong hệ thống
trường của EVN. Điều kiện để được lựa chọn: Có cha/mẹ làm việc cho ENV từ 05 năm trở lên, hiện đang cơng tác hoặc đã nghỉ hưu; Có đủ sức khỏe để học tập theo yêu cầu của cơ sở đào tạo; Tiêu chuẩn ngoại ngữ đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo và được trường nước ngoài chấp nhận: TOEFL tối thiểu 550 hoặc IELTS tối thiểu 6.0 còn hạn sử dụng; hoặc đạt yêu cầu về tiếng Pháp và tiếng Nga; Là học sinh giỏi hoặc tiên tiến cả ba năm học phổ thông, hạnh kiểm tốt; Điểm thi đại học khối A đạt từ 25 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển sinh đại học lần đầu tiên. Sự cam kết của gia đình.