Mô thức TOWS cho Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Cầu Nối Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại công ty TNHH xuất nhập khẩu cầu nối việt (Trang 48 - 50)

Điểm mạnh (S) 1. Chất lượng sản phẩm được đánh giá cao 2. Năng lực lãnh đạo 3. Dịch vụ bán hàng chu đáo 4. Nguồn nhân lực trẻ năng động Điểm yếu (W) 1. Hoạt động marketing chưa tốt 2. Chi phi/giá thành sản phẩm cao

3. Quy mô nguồn vốn thấp

4. Mạng lưới phân phối chưa sâu rộng

5. Uy tín thương hiệu công ty

6. Sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài

Cơ hội (O)

1. Thị trường Hà Nội

2. Một số thị trường tiềm năng khác

3. Thu nhập bình quân đầu người tăng

4. Tỷ lệ lãi suất giảm 5. Chính trị ổn định

SO

S1,2,3 + O2,3,4: Chiến lược phát triển thị trường

S1,3,4 + O1,3: Chiến lược thâm nhập thị trường Hà Nội

WO

W1,2,4 + O1,3: Chiến lược thâm nhập thị trường Hà Nội

Thách thức (T)

1. Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều

2. Thói quen tiêu dùng

3. Khách hàng có nhiều thơng tin về thị trường

4. Có nhiều sản phẩm thay thế 5. Sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài ST S1,2,3,4 + T1,2,3,4: Chiến lược thâm nhập thị trường Hà Nội WT W2,3,4 + T1,4: Chiến lược liên minh, liên kết

Chiến lược thâm nhập thị trường Hà Nợi

Thực hiện chính sách kinh doanh tổng thể được thể hiện trên mọi mặt từ chính sách sản phẩm đến chính sách giá, hệ thống phân phối, các chương trình xúc tiến thương mại… mà xuyên suốt là yếu tố con người với công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng một cách có hiệu quả, hướng đến sự phát triển bền vững.

Tiếp tục khai thác thị trường Hà Nội, hiện tại vẫn đang là thị trường tiềm năng ở các quận còn lại và các khu vực ngoại thành trên địa bàn Hà Nội mở rộng bằng các sản phẩm có chất lượng cao dựa trên sự khác biệt hóa, giá cả phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng mục tiêu của Công ty.

Chiến phát triển thị trường: đây là chiến lược dựa trên sự kết hợp giữa cơ hội tiếp cận với các thị trường tiềm năng mới và điểm mạnh của công ty về chất lượng sản phẩm được đánh giá cao. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh này là doanh nghiệp mở rộng ra khu vực thị trường ra các thành phố lớn đơng dân tiềm năng, nơi có giao thơng thuận tiện và tốc độ đơ thị hóa ngày cao. Tuy nhiên điểm mấu chốt khi thực hiện chiến lược này là công ty phải tiếp cận được với các kênh phân phối trên thị trường. Ngoài ra với khu vực thị trường mới này cần giữ lợi thế cạnh tranh của công ty ở mức vừa phải trước các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược liên kết, liên minh: bên cạnh việc chi phí giá thành sản phẩm

cao, thêm vào đó nguồn tài chính cũng hạn chế, đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, Sự đe dọa từ những sản phẩm giá rẻ cùng loại, cơng ty có thể sử dụng chiến lược liên minh liên kết với các công ty khác bán sản phẩm dành cho mẹ và em bé trên địa bàn Hà Nội nhằm giảm chi phí, mở rộng kênh phân phối, vừa giải quyết các điểm yếu, các thách thức hiện tại, vừa có thể củng cố vị thế, tăng doanh số bán hàng.

Để lựa chọn một chiến lược tốt nhất, tác giả sử dụng ma trận kế hoạch hóa chiến lược QSPM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại công ty TNHH xuất nhập khẩu cầu nối việt (Trang 48 - 50)