6. Kết cấu của khóa luận
2.3. Đánh giá chung về XTTM cho thương hiệu Mobifone tại công ty Mobifone
Thanh Hóa
2.3.1. Thành cơng và thuận lợi
Là một trong top 10 thương hiệu mạnh, đứng thứ 4 trong top 50 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (năm 2016), đồng thời giá trị thương hiệu cũng tăng 76% so với năm 2015, và giá trị thương hiệu của mobifone hiện nay đạt 539 triệu USD. Hướng phát triển xúc tiến thương mại mà công ty đưa ra phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô và hoạt động của công ty, khơng chỉ mang đến một thương hiệu mạnh, hình ảnh tốt, hoạt động xúc tiến thương mại cịn giúp cơng ty mở rộng tập khách hàng, xây dựng khách hàng tiềm năng và trung thành. Một phần nào đó giúp doanh số của cơng ty đạt giá trị tốt nhất, đặc biệt trong 3 năm gần đây ln hồn thành chỉ tiêu đặt ra.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng được quan tâm và triển khai tốt hơn, trình độ chun mơn của nhân viên ngày càng được cải thiện và luôn luôn được trao dồi qua quá trình làm việc, đồng thời nhân viên ln được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công việc như trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ trong việc làm quảng cáo. Do vậy, chất lượng công việc của mỗi nhân viên sẽ tăng lên đáng kể,có những sáng kiến hay cho các chương trình xúc tiến thương mại trở nên phong phú, đa dạng hơn; bên cạnh đó sẽ giúp hình ảnh của cơng ty tốt hơn trong mắt người tiêu dùng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
- Một số gói cước của Mobifone giá đang cịn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, chưa có nhiều gói cước cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Chưa có nhiều các dịch vụ đa dạng hóa nhằm vào nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại trên smartphone chưa được triển khai cụ thế, rộng rãi.
- Hoạt động chăm sóc khách hàng cịn chưa có nhiều kênh. Ln chậm chạp hơn viettel, điều này thể hiện rõ khi Viettel áp dụng các chương trình khuyến mại hấp dẫn thu hút khách hàng nhiều hơn rõ rệt.
- Tình hình cạnh tranh giữa các mạng cùng kinh doanh dịch vụ di động ngày càng mạnh mẽ.
- Thị trường thơng tin di động đang bước vào ngưỡng bão hịa. - Khách hàng ngày càng khó tính.
- Các yếu tố về vùng phủ sóng của Mobifone vẫn cịn kém hơn nhiều so với 2 đối thủ cạnh tranh chính là Viettel và Vinaphone.
- Tính chuyên nghiệp trong quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện công việc của đội ngũ CBCNV của cơng ty cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
- Cơng ty chưa tận dụng được hết ưu thế về sức mạnh thương hiệu và nguồn nhân lực trong công tác nghiên cứu và phát triển các hoạt động marketing.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG XTTM CHO THƯƠNG HIỆU MOBIFONE TẠI CƠNG TY DỊCH VỤ MOBIFONE KHU VỰC 6 CHI
NHÁNH THANH HĨA
3.1. Dự báo mơi trường và thị trường mạng di động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3.1.1. Mơi trường
Kinh tế
Phát huy những thành tích, khắc phục những yếu kém, hạn chế trong năm 2016. Năm 2017, Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 12% trở lên, GDP bình quân đầu người đạt 1.750 USD. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,85 tỷ USD. Tạo việc làm mới 65.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 10.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm xuống cịn 3,5%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nơng thơn giảm xuống cịn 6,4%; chuyển dịch cơ cấu lao động: Nông – Lâm – Ngư nghiệp xuống cịn 42,5%; Cơng nghiệp – Xây dựng lên 30,5% và dịch vụ lên 27%. Tuyển sinh mới học nghề 73.000 người, góp phần đưa tỷ lệ qua đào tạo đạt 61%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 22%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5% trở lên.
Năm 2017, tập trung nỗ lực cao nhất cho mục tiêu chủ yếu, gồm: đẩy mạnh thu hút đầu tư, khởi công các dự án nhằm tạo đà cho tăng trưởng các năm tiếp theo và đảm bảo hoàn thành mục tiêu của cả giai đoạn. Phát triển mạnh doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Thực hiện tốt các chương trình, nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong cơng tác giảm nghèo. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.
Chính trị
Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp; xây dựng chính quyền các cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ cơng chức liêm chính, hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân; quan tâm xử lý tốt các điểm ô nhiễm môi trường, không để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào, góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hịa bình, hữu nghị,
ổn định, hợp tác và phát triển. Tỉnh Thanh Hóa cũng cần tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, gắn với triển khai thực hiện sâu rộng Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Văn hóa- xã hội
Trong năm 2017, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Thực hiện tốt các chương trình, nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong công tác giảm nghèo. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản Biên chế; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.
Trong năm 2017-2020, Tỉnh Thanh Hóa sẽ xây dựng 5 chương trình trọng tâm: Chương trình phát triển nơng nghiệp và xây dựng nơng thơn mới; Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu cơng nghiệp; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình phát triển du lịch; Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Cùng đó, tỉnh đặt mục tiêu thực hiện 4 đột phá trong nhiệm kỳ: Phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ mơi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thơng thống, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ.
Dân cư
Thanh Hóa vốn là tỉnh đơng dân cư, nguồn lao động trẻ. Nhưng trong những năm trở lại đây, dân cư Thanh Hóa đang giảm dần, lượng lao động cũng ít đi do chuyển đến các tỉnh thành phố lớn nhiều. Tuy nhiên trong những năm tới, khi các khu công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng, hứa hẹn nguồn lao động trở về tỉnh sẽ tăng đáng kể.
Dự báo mơi trường của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới tạo nhiều cơ hội và thách thức cho Mobifone Thanh Hóa.
- Với dân cư đơng đúc, nguồn lao đơng dồi dào, giá rẻ tạo cơ hội cho Mobifone phát triển.
- Thanh Hóa đang phát triển nhiều khu cơng nghiệp lớn, lượng khách hàng và nhu cầu sử dụng dịch vụ cuộc gọi và mạng sẽ gia tăng.
- Chất lượng dân cư cũng đang ngày một tốt hơn vậy nên nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, Mobifone Thanh Hóa cũng gặp khơng ít các khó khăn như : là thị trường tiềm năng nên các đối thủ cạnh tranh sẽ nhiều, mức độ đầu tư của đối thủ cao.
3.1.2. Thị trường
Sau 1 năm thử nghiệm 4G thanh công tại 3 tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Đến năm nay 2017, hứa hẹn sẽ là 1 năm bùng nổ của 4G. 4G là công nghệ hiện đại với tốc độ gấp nhiều lần so với cơng nghệ 3G, có tốc độ truyền dữ liệu cao gấp nhiều lần tốc độ của 3G,trong điều kiện lý tưởng, tốc độ truyền cho người dùng khi di chuyền sẽ là 100 Mbps và tốc độ có thể lên tới 1Gbpa khi người dùng đứng có định. 4G cho phép nhiều người truy cấp chung một trạm phát sóng hơn, giúp cho ít bị tắc nghẽn hơn so với 3G. 4G sẽ được chạy ở Thanh Hóa và các tỉnh thành khác trong cả nước trong tháng 5/2017 tới đây.
Mobifone Thanh Hóa sẽ dần phân đoạn thị trường khách hàng:
- Đối với di động hịa mạng, với loại di dộng này cơng ty sẽ tập trung chủ yếu vào khách hàng có thu nhập cao và thường xuyên cung cấp những thông tin họ là những ông chú, các cơ quan Nhà nước mà họ được giảm giá cước thuê bao tháng, họ là các cá nhân thường xuyên di động và họ cần nhiều dịch vụ liên quan. Vì thế đối với nhóm khách hàng này có nhu cầu rất lớn về dịch vụ thơng tin di động, chất lượng cao mặc dù giá đắt, dịch vụ đa dạng,.. để khai thác tốt nhu cầu của nhóm này cơng ty cần có những chính sách thích hợp về dịch vụ, mạng lưới.
- Đối với di dộng Card. Họ là nhóm khách hàng phải thường xuyên di động và chịu trách nhiệm xử lý thơng tin, tuy doanh thu từ nhóm khác hàng này khơng cao nhưng đây là nhóm khách hàng tương đối ổn định. Tuy nhiên, gần đây nhu cầu của nhóm khách hàng này có sự gia tăng rõ rệt, các cá nhân làm nghề kinh doanh buôn bán, các công ty liên doanh đã bắt đầu sử dung dịch vụ của công ty. Tuy nhiên yêu cầu tiêu chuẩn của họ là giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt, phương thức phục vụ thuận
tiện,.. cơng ty cần có chính sách thích hợp và hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thỏa mãn và gia tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng này.
3.2. Quan điểm hoàn thiện hoạt động XTTM cho thương hiệu Mobifonene tạicơng ty Mobifone Thanh Hóa cơng ty Mobifone Thanh Hóa
Căn cứ theo Quyết định 254/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TTTT ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 của Tổng Công ty viễn thông MobiFone, mục tiêu tổng quát của Tổng Công ty như sau:
- Phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone trở thành một trong những doanh nghiệp viễn thông chủ lực quốc gia về cung cấp các dịch vụ viễn thông - cơng nghệ thơng tin, truyền hình, phân phối và bán lẻ, đa dịch vụ.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là viễn thơng, đa phương tiện, truyền hình.
- Tiếp tục giữ vai trị là một trong những doanh nghiệp trụ cột trong hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ viễn thông, phát triển dịch vụ viễn thông di động sử dụng các công nghệ nâng cấp (3.5G) và công nghệ mới (4GLTE/advanced LTE), tập trung phát triển dịch vụ dữ liệu trên nền mạng di động và các dịch vụ giá trị gia tăng.
- Thực hiện cung cấp và khai thác dịch vụ truyền hình, phát triển doanh thu và tăng quy mô thị trường.
- Tổng doanh thu Công ty mẹ năm 2020 đạt 90.549 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 28,6%/năm.
- Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ năm 2020 đạt 8.055 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình qn 11,5%/năm.
Mobifone Thanh Hóa ln ln hướng tới và làm theo các kế hoạch mà công ty mẹ đã đề ra, Mobifone Thanh Hóa sẽ:
- Tập trung kinh doanh các dịch vụ mang lại doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng cao thuộc các lĩnh vực: di động – bán lẻ - truyền hình – đa dịch vụ.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh bán hàng đồng bộ, hệ thống bán lẻ, phân phối rộng khắp địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các gói cước tích hợp đa dịch vụ cho các phân lớp khách hàng khác nhau, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút khách hàng, gia tăng thị phần, tổ chức tốt cơng tác chăm sóc khách hàng.
Trong giai đoạn trung và dài hạn từ 2016-2020, để hoàn thành những mục tiêu được đề ra , MobiFone Thanh Hóa đã đưa ra những chiến lược chủ đạo như sau:
- Sẽ chuyển đổi mạnh mẽ từ một công ty cung cấp dịch vụ sang một công ty cung cấp giải pháp thông tin đa dịch vụ để tạo sự khác biệt thu hút nhiều đối tượng khách hàng thay vì chỉ cung cấp các dịch vụ thông tin di động thông thường.
- Phát triển bền vững và đem lại lợi nhuận thông qua việc thiết kế, xây dựng và phát triển một hệ thống thơng tin kết nối con người - gia đình - doanh nghiệp - xã hội một cách dễ dàng, nhanh chóng và đáng tin cậy.
- Củng cố vị thế 1 công ty con của một trong số các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ thông tin, chạm tới mọi mặt trong cuộc sống của gần 100 triệu dân thông qua sứ mệnh truyền tải nội dung thông điệp kết nối, kinh doanh, giải trí và nắm bắt thơng tin.
- Sở hữu năng lực tài chính tốt để tái đầu tư cho tương lai, các mục tiêu dài hạn cam kết nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Bảng 3.1. Dự báo tăng trưởng của Mobifone Thanh Hóa trong thời gian tới
( đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017(kế hoạch) 2018(kế hoạch) Số tiền (tỷ đồng) 2017/2016(%) (tỷ đồng)Số tiền 2018/2017(tỷ đồng) Doanh thu 784,69 1.015,38 129,40 1.313,77 129,40 Chi phí 647,59 853,33 132,00 1.120,59 131,20 Lợi nhuận 137,10 162,05 118,20 193,18 118,20 Theo phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh thì mức độ tăng trưởng của doanh thu mỗi năm tăng 129,4% và mức độ tăng trưởng lợi nhuận cũng sẽ tăng 118,2% trong 2 năm tới là năm 2017 và năm 2018.
Định hướng của các hoạt động XTTM tại Mobifone Thanh Hóa là củng cố và phát triển thương hiệu Mobifone thành một trong những thương hiệu mạnh nhất và được mọi người biết đến nhiều nhất trong ngành dịch vụ viễn thông, tiếp tục phát triển và xây dựng hệ thống bán hàng quy chuẩn,tập trung hoàn thiện hoạt động xúc tiến
thương mại bao gồm hoàn thiện kết cấu tổ chức bên trong, huấn luyện nghiệp vụ và áp dụng những hình thức xúc tiến thương mại mới dịch, làm cho khách hàng biết đến, hiểu, tin dùng và trung thành với các sản phẩm dịch vụ của công ty. Với mỗi tập khách hàng thì mức độ tiếp cận thơng tin là khác nhau nên mục tiêu XTTM cho công ty phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Đối với tập khách hàng hiện tại của công ty: mục tiêu là củng cố uy tín và sự trung thành của khách hàng, hình ảnh của cơng ty, tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn,..công ty nên xây dựng thơng điệp hướng tới sự duy trì sự trung thành, xây dựng mối quan hệ thân thiết đối với tập khách hàng này.
- Đối với khách hàng mới: công ty nên hướng tới việc giới thiệu các dịch vụ mới nhất hiện tại như 4G mà công ty sắp chạy trong thời gian sớm nhất, cùng với đó là đưa ra các chương trình khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm để thu hút và tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Đây là tập khách hàng đang tìm hiểu và độ trung thành với thương hiệu chưa cao, vì vậy cơng ty phải xây dựng thông điệp tạo nên sự tin tưởng và cam kết về chất lượng cũng như các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng.