Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XTTM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu khóa luận

2.2. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XTTM

2.2.1. Các nhân tố khách quan

Là những nhân tố bên ngồi sự kiểm sốt của ngân hàng, có ảnh hưởng tới công tác xúc tiến thương mại. Bao gồm:

- Yếu tố kinh tế:

Điều kiện kinh tế rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, chi trả của khách hàng trong việc mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào thu nhập cá nhân của khách hàng. Khi thu nhập của dân cư thấp, không ổn định, chỉ vừa đủ để đáp ứng các chi tiêu thiết yếu hàng ngày thì sẽ khơng có các phát sinh nhu cầu sử dụng của các sản phẩm hay dịch vụ của ngân hàng. Như vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng sẽ tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, SCB cần phải tiến hành nghiên cứu, tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đúng đắn, hướng tới các đối tượng khách hàng mục tiêu, phù hợp với thu nhập của người dân trong từng thời kì nhất định.

- Yếu tố chính trị:

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Do đó ngân hàng ln thuộc đối tượng quản lý đặc biệt của nhà nước. Nhà nước quản lý thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách; sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như của hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng.

Luật pháp tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng, đó là những quy định bắt buộc mà ngân hàng phải tuân theo, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động của ngân hàng. Khi đó, luật pháp sẽ có tác dụng tích cực trở thành động lực giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu các quy định của pháp luật không đầy đủ, rõ ràng và thiếu tính đồng bộ, nhất qn thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động của ngân hàng.

- Yếu tố văn hóa – xã hội:

Đây là yếu tố có lợi đầu tiên cho các hoạt động xúc tiến nói chung và xúc tiến thương mại tại ngân hàng nói riêng. Các thơng tin về số lượng dân cư, sự phân bố địa lý, mật độ dân số, độ tuổi trung bình, trình độ văn hóa, vấn đề thu nhập… là các thơng tin quan trọng để các nhà làm marketing xác định cơ cấu nhu cầu từng thời kỳ, dự đoán mức biến động cho từng giai đoạn trong tương lai.

Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động xúc tiến của ngân hàng. Nó có thể tác động tới hành vi mua, tiêu dùng của từng người, từng nhóm người, các chuẩn mực đạo đức văn hóa biến động sẽ làm biến động xu hướng tiêu dùng. Yếu tố văn hóa tác động đến ngân hàng thơng qua ý thức xã hội tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như thế nào, họ đón nhận hay khước từ nó… Từ sự tác động đó mà các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ được thực hiện theo hướng phù hợp nhất với nền văn hóa mà nó hướng tới.

Nền văn hóa của nước ta rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng miền đều có một phong tục tập quán khác nhau. Sự đa dạng về văn hóa gây ra khơng ít những khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Ở Việt Nam, người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều hơn là giao dịch thông qua các ngân hàng. Tâm lý, thói quen cá nhân đóng vai trị quyết định đến việc lựa chọn sản phẩm của từng khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng thay đổi chậm hơn so với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Tâm lý ngại thay đổi là lực cản cho quá trình sử dụng mới của người tiêu dùng.

- Yếu tố môi trường cạnh tranh:

Khi số lượng các ngân hàng ngày càng tăng và danh mục các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng diễn ra gay gắt và quyết liệt. Nhà quản trị ngân hàng cần chú ý đến các đối thủ cạnh tranh, theo dõi và thu thập những thông tin về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh điểm yếu của họ để từ đó có thể đưa ra những dự đốn và các biện pháp nhằm giúp ngân hàng có thể giành được ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh trên thị trường sẽ là động lực thúc đẩy cho ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng và phong phú đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cho khách hàng. Đồng thời đưa ra các chương trình xúc tiến hấp dẫn hơn, thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

- Yếu tố khách hàng:

Khách hàng của ngân hàng có nhiều loại khác nhau, bao gồm: Khách hàng cá nhân, khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp. Khách hàng là trung tâm của các hoạt động xúc tiến thương mại tại ngân hàng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản giá trị nhất đối với ngân hàng. Vì vậy, việc hiểu được khách hàng muốn gì và làm thế nào nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng là nguyên tắc cơ bản của bất kỳ chiến lược xúc tiến nào.

2.2.2. Các nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố chủ quan là những nhân tố nội tại mà ngân hàng có thể kiểm sốt được, bao gồm:

- Khả năng tài chính của ngân hàng:

Để tổ chức các hoạt động xúc tiến, ngân hàng phải dành ra một khoản ngân sách nhất định – đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của hoạt động xúc tiến tại ngân hàng. Ngân sách dành cho xúc tiến có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lựa chọn công cụ xúc tiến và tần suất truyền đạt thông tin. Ngân sách cho xúc tiến quá hạn hẹp sẽ làm cho ngân hàng khó có thể đạt được mục tiêu, ngân sách quá lớn sẽ gây lãng phí. Ngân hàng TMCP Sài Gịn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, chí phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại là lớn và cần thiết, vì vậy ngân hàng khó có thể đạt được mục tiêu nếu khơng có đủ vốn. Trong những năm gần đây, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng hơn 14.000 tỷ đồng, tạo điều kiện cho việc thực thi các chương trình xúc tiến tới khách hàng.

- Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xúc tiến của ngân hàng. Những nhân viên có kiến thức xúc tiến bán có khả năng nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng như có trình độ nghiệp vụ cao sẽ giúp ngân hàng tổ chức các chương trình xúc tiến hiệu quả. Như vậy, để đạt hiệu quả cao, ngân hàng cần lựa chọn những người có trình độ năng lực cũng như phẩm chất cần thiết cho công việc. Khơng chỉ chất lượng đầu vào mà q trình đào tạo và tái đào tạo trong công việc cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là chìa khóa thành cơng cho doanh nghiệp và nhất là trong hoạt động xúc tiến thương mại. Ngân hàng TMCP Sài Gịn khơng chỉ chú trọng đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng mà còn quan tâm đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên. Nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, các chiến lược có thực hiện được hay khơng cũng phụ thuộc hồn tồn vào đội ngũ cán bộ cơng nhân viên của ngân hàng. Để đảm bảo thành công, các nhà quả trị cần quan tâm, chú trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngân hàng.

Công tác tập trung phát triển nguồn nhân lực được thể hiện qua việc ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, mời các chuyên gia về giảng dạy, cử nhân viên đi học các lớp do hội sở chính phát động…

- Khả năng tổ chức, quản lý, điều hành ngân hàng của nhà quản trị:

Bên cạnh nguồn nhân lực thì đây là nhân tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại tại ngân hàng nói riêng. Điều này thể hiện ở việc nhà quản lý có các quyết định kịp thời, chính xác trước những biến động thị trường; từ đó có thể vạch ra những chiến lược, kế hoạch xúc tiến thương mại đúng đắn và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất.

- Trình độ khoa học cơng nghệ trong ngân hàng:

Yếu tố công nghệ ngày càng trở nên quan trọng, là một yếu tố khá năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự ra đời của những công nghệ mới làm xuất hiện và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm hiện hữu. Sự bùng nổ của công nghệ làm cho các công nghệ hiện tại bị lỗi thời, tạo áp lực đòi hỏi ngân hàng phải đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh.

Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển của khoa học cơng nghệ địi hỏi ngân hàng phải ln đổi mới và hoàn thiện các danh mục sản phẩm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp ngân hàng sử dụng hiệu quả ngân sách đầu tư và khai thác triệt để sức sáng tạo của nhân viên. Đây là một yếu tố có khả năng nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của ngân hàng, đảm bao cho sản phẩm có sự ưa chuộng của khách hàng; từ đó tạo điều kiện tốt cho ngân hàng mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của mình.

Nhận thấy tầm quan trọng của khoa học công nghệ, ngân hàng TMCP Sài Gịn ln chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng. SCB đã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an tồn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 31 - 35)