Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu khóa luận

2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng

2.4.1. Thành công đạt được

Mạng lưới SCB rộng khắp trên cả nước, được bố trí theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng đến giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

Nhờ những đóng góp tích cực trong hoạt động xúc tiến vào hiệu quả hoạt động kinh doanh đã giúp ngân hàng có được sự uy tín, tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp, thu hút ngày càng đông đảo khách hàng đến giao dịch, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.

Ngân hàng đã đề ra thông điệp phù hợp với nội dung cần khuếch trương, quảng bá, thực hiện đúng quy trình xúc tiến. Các cơng cụ xúc tiến được sử dựng nhiều, có sự phối hợp chặt chẽ, phù hợp, cùng hỗ trợ tạo hiệu quả cho hoạt động xúc tiến thương

mại tại ngân hàng. Các hoạt động xúc tiến thương mại được phân bổ hợp lý, phù hợp với mục tiêu và kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu truyền thông và mục tiêu doanh số.

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Những tồn tại

Công tác thực hiện các cơng cụ xúc tiến chủ yếu do phịng marketing đảm nhiệm, thiếu sự hỗ trợ và phối hợp từ các phòng ban khác. Phòng marketing hiện nay kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chưa tập trung vào công việc chuyên môn của marketing mà chủ yếu là thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác thẻ, xử lý khiếu nại… Ngồi ra, nhân sự cho phịng marketing cịn thiếu cả về số lượng cũng như chất lượng, chưa đảm bảo được các yêu cầu chuyên môn.

Các hoạt động xúc tiến thương mại của ngân hàng thiếu tính sáng tạo, các cơng cụ quảng cao chưa được khai thác triệt để, chưa được đầu tư nhằm truyền thơng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Các quảng cáo triên băng rôn, internet hay trên báo, tạp chí thiết kế chưa đẹp mắt, không thực sự thu hút.

Các hoạt động xúc tiến – truyền thông chưa tạo được điểm nhấn, chưa làm nổi bật những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng so với các ngân hàng khác, chưa tác động nhiều tới việc thu hút các khách hàng mới. Tần suất sử dụng các kênh truyền thơng đại chúng cịn tương đối thấp, do vậy hiệu quả chưa cao, các thông điệp và thông tin chưa đến được với khách hàng. Các hoạt động quan hệ công chúng chưa tạo được hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Trong các năm gần đây, tuy đã có những chuyển biến song hiệu quả của công tác xúc tiến – truyền thông chưa đạt được kết quả như mong đợi và chưa xứng với tầm vóc và tiềm năng về mạng lưới và đội ngũ nhân viên của ngân hàng.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Mơi trường pháp lý đang trong giai đoạn hồn thiện: Các nghiệp vụ mới trong lĩnh vực ngân hàng chưa được triển khai rộng rãi, hệ thống pháp luật về các hoạt động xúc tiến thương mại chưa rõ ràng.

Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thiếu thông tin minh bạch. Mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng khá rộng, những khác biệt địa lý khiến thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng ở các địa phương là khác nhau, từ đó ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau trong kết quả của các chương trình xúc tiến.

Nguồn nhân lực dành cho hoạt động xúc tiến thương mại không những hạn chế về số lượng mà trình độ chun mơn cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đội ngũ chuyên trách để đưa ra các kế hoạch thực hiện các công cụ xúc tiến.

Ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến công tác truyền thông, xây dựng và phát triển hình ảnh của ngân hàng thơng qua phát triển các chương trình xúc tiến thương mại. Quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến còn rời rạc, chưa đồng bộ trên tồn hệ thống. Chi phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại chưa nhiều. Phân bổ ngân sách cho các công cụ xúc tiến chưa phù hợp, chưa mang lại hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)