Phân tích, đánh giá chung về hoạt động XTTM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu khóa luận

2.3. Kết quả phân tích thực trạng hoạt động XTTM

2.3.1. Phân tích, đánh giá chung về hoạt động XTTM

Những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh truyền thông của ngân hàng tới khách hàng, ngân hàng TMCP Sài Gịn đã khơng ngừng thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các công cụ xúc tiến như: Quảng cáo, quan hệ công chúng và xúc tiến bán. Các hoạt động xúc tiến thương mại rất quan trọng và cần thiết trong q trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó cho phép ngân hàng tạo sự liên kết giữa ngân hàng với khách hàng, các sự kiện, địa điểm… Các hoạt động xúc tiến thương mại có tác dụng quyết định đến kết quả hành vi mua và sử dụng của khách hàng, thông báo cho công chúng biết về những thông tin quan trọng của sản phẩm cũng như chất lượng, dịch vụ của ngân hàng.

Quy trình thực hiện và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đều dựa trên những mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các hoạt động marketing tại ngân hàng. Các kế hoạch xúc tiến thương mại được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nguồn lực, các mục tiêu, đối tượng khách hàng mục tiêu và ngân sách được phân bổ tại ngân hàng.

Trong ba năm từ năm 2014 đến năm 2016, SCB đã có đầu tư nhiều vào các hoạt động xúc tiến thương mại.

Bảng 2.1: Chi phí hoạt động xúc tiến thương mại tại ngân hàng TMCP Sài Gòn

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Cơng cụ Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016

Quảng cáo 57.909 59.931 34.077

Quan hệ công chúng 91.863 93.800 60.128

Xúc tiến bán 1.113.880 1.012.481 646.761

Tổng cộng 1.263.652 1.166.212 740.966

Qua bảng trên, có thể thấy chi phí mà SCB dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại là khá lớn. Trong đó, chi phí dành cho hoạt động xúc tiến bán là lớn nhất; cụ thể trong năm 2014 hoạt động xúc tiến bán chiếm 88.15% tổng chi phí, quan hệ cơng chúng chiếm 7.27% và quảng cáo chiếm 4.58%. Năm 2015 hoạt động xúc tiến bán, quan hệ công chúng và quảng cáo lần lượt chiếm 86.82%, 8.04% và 5.14% trên tổng chi phí.

Hoạt động xúc tiến thương mại tại ngân hàng đã góp phần truyền thơng, xây dựng hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng, từ đó dẫn đến các quyết định sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng.

Mặc dù các năm gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại của SCB đã được quan tâm nhiều hơn nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định, hiệu quả vẫn chưa đạt và còn kém xa so với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường. Với các áp lực về lợi nhuận, SCB vẫn chưa có một chiến lược marketing chưa rõ ràng, một số công cụ xúc tiến thương mại chưa được đầu tư nhiều; điều này địi hỏi ngân hàng cần có những nghiên cứu, đề ra các chương trình marketing một cách đa dạng, hợp lý nhằm thu hút khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)