Xuất các giải pháp cho hoạt động xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu khóa luận

3.2. xuất các giải pháp cho hoạt động xúc tiến thương mại

3.2.1. Hoàn thiện hoạt động quảng cáo

Quảng cáo chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong chi phí ngân sách giành cho xúc tiến thương mại của ngân hàng. Việc tối ưu cơng tác quảng cáo có ảnh hưởng quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại của ngân hàng. SCB nên tập trung điều chỉnh công tác quảng cáo trong các hoạt động sau:

- Xác định rõ mục tiêu, ngân sách dành cho các hoạt động quảng cáo trong từng chiến dịch cụ thể nhằm lựa chọn được các phương tiện, cách thức quảng cáo phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động. Xây dựng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá cụ thể về hiệu quả của công tác quảng cáo từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Đối với cơng tác quảng cáo cho các chương trình xúc tiến bán hay khuyến mại, ngân hàng cần tập trung kinh phí để đẩy mạnh các hoạt động quảng bá trên các băng rôn, biển quảng cáo tại các chi nhánh, các điểm giao dịch giúp khách hàng có thể nắm bắt thơng tin nhanh nhất về các chương trình ưu đãi, khuyến mại tại ngân hàng. Không những thế, ngân hàng cũng cần tăng cường các biển quảng cáo tại các vị trí đơng người qua lại nhằm tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ và rộng rãi hơn.

- Tăng cường các bài viết, hình ảnh, video giới thiệu về ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ hay các chương trình ưu đãi, khuyến mại trên các trang mạng xã hội, forum cũng như website chính thức của ngân hàng để khách hàng cũng như đối tác có thể tìm hiểu thơng tin dễ dàng, tin cậy, tăng sự tương tác giữa ngân hàng và người tiêu dùng, thu hút sự quan tâm, theo dõi cũng như truy cập của khách hàng.

- Việc sử dụng chi phí ngân sách cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình cần được thay thế bằng các hoạt động quảng cáo khác do tỷ lệ theo dõi, nhận biết đối với ngân hàng SCB thông qua quảng cáo là tương đối thấp, không mang lại hiệu quả trong khi ngân sách sử dụng để duy trì quảng cáo trên truyền hình là tương đối cao.

- Các băng rôn, biển quảng cáo, tờ rơi, tạp chí… cần được cải tiến về khâu thiết kế hình ảnh, giao diện, có thêm nhiều sự sáng tạo theo phong cách riêng của từng chương trình quảng cáo khác nhau tránh gây sự nhàm chán, tương đồng với các thiết kế quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh.

3.2.2. Hồn thiện hoạt động quan hệ cơng chúng

Những năm gần đây, ngân hàng TMCP Sài Gịn đã có sự đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động quan hệ công chúng. Điều này cho thấy rằng, SCB đã thấy rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của các hoạt động quan hệ công chúng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Để hoàn thiện hoạt động quan hệ cơng chúng, SCB có thể sử dụng, điều chỉnh các hoạt động sau:

- Cần có sự đầu tư thực sự cho các hoạt động quan hệ công chúng về nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực con người vì đây là hai yếu tố quan trọng đóng vai trị quyết định trong mọi hoạt động nên sự đầu tư này cần được đặt lên hàng đầu. Nên xây dựng, đầu tư cho công tác huấn luyện và đào tạo cán bộ để nâng hoạt động quan hệ công chúng lên tầm chuyên nghiệp thực sự.

- Đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng trong nội bộ ngân hàng giúp đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết giữa lãnh đạo với các cán bộ công nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên của toàn hệ thống ngân hàng, tạo ra một mơi trường làm việc văn hóa và chun nghiệp. Mơi trường lành mạnh, văn hóa với những mối quan hệ tốt đẹp sẽ làm tăng sức mạnh làm việc của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng.

- Xây dựng một chiến lược quan hệ công chúng tổng thể và dài hạn, thường xuyên tiến hành đánh giá tổng kết để bộ phận quan hệ cơng chúng của ngân hàng có thể kiểm sốt được các chi phí phát sinh, đánh giá hiệu quả đạt được tương đương với mức chi phí bỏ ra; nhận ra và khắc phục những điểm còn tồn tại, những cố gắng đạt được đồng thời đề ra phương hướng phát triển, hoạch định những công việc cần thực hiện trong thời gian tới.

- Trong các hoạt động quan hệ cơng chúng của ngân hàng nói chung cần chọn ra một hoạt động nhằm tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác để tạo nên hình ảnh đẹp, dấu ấn riêng cho ngân hàng.

- Thiết lập mối quan hệ mật thiết và lâu dài với báo chí, tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau, cùng hợp tác và cùng có lợi. Như vậy, báo chí sẽ bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng và bộ phận quan hệ công chúng làm việc thuận lợi, hiệu quả hơn. Quan tâm đến hệ thống quan hệ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư bền chặt và lâu dài, tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau.

3.2.3. Hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán

Trong cơng tác hoạch định, ngân hàng cần có những định hướng vào khách hàng và định hướng vào đối thủ cạnh tranh nhằm hồn thiện chương trình xúc tiến bán. Xác định nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên các khu vực địa lý khác nhau mà ngân hàng quản lý sẽ nắm bắt được khách hàng cần gì, thói quen sử dụng để thơng qua đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, các gói sản phẩm phù hợp với thị hiếu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng đã đề ra. Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong công tác lựa chọn các cơng cụ, phương tiện, hình thức thực hiện cũng như chi phí ngân sách cho hoạt động xúc tiến bán. Các đối thủ cạnh tranh đều có những chính sách xúc tiến bán riêng tùy thuộc vào đặc trưng của từng ngân hàng để thu hút khách hàng. Do vậy việc đưa ra chiến lược phù hợp với tình hình ngân hàng và có tính cạnh tranh trên thị trường là điều rất quan trọng cho ngân hàng.

Các thơng điệp cho các chương trình xúc tiến bán cần được đầu tư nhiều hơn về cả khâu thiết kế và nội dung sao cho gây được ấn tượng mạnh đối với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, dễ nhớ. Phạm vi, tần suất và cường độ thực hiện các chương trình xúc tiến bán cần được lên kế hoạch phù hợp với các chiến lược kinh doanh khác của ngân hàng.

Tăng cường công tác đo lường và đánh giá các chương trình xúc tiến bán so với mục tiêu đề ra để từ đó có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động xúc tiến bán của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 48 - 51)