5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ khi Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 1997 thì cho đến nay đã có sự phát triển vơ cùng mạnh mẽ và những lợi ích của nó là khơng thể phủ nhận. TMĐT phát triển trên nền tảng Internet giờ đây có tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Là một lĩnh vực mới nên có nhiều công trình nghiên cứu về TMĐT đã được thực hiện và công bố, từ đó cho thấy sự quan tâm và nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò và những lợi ích to lớn của TMĐT đới với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có ngành du lịch được coi là một ngành mũi nhọn được đầu tư phát triển tại Việt Nam hiện nay. Một số công trình nghiên cứu đã được công bố về phát triển ứng dụng TMĐT ở Việt Nam:
PSG.TS Đàm Gia Mạnh (2017), Giáo trình Hệ thống thơng tin quản lý, NXB Thớng Kê. Nội dung của giáo trình khơng đi quá sâu vào khía cạnh kỹ thuật, cơng nghệ nên cung cấp thơng tin hữu ích cho những ai ḿn tìm hiểu và vận dụng kỹ năng xây dựng và triển khai hệ thống thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh….Giáo trình đưa ra các khái niệm, phân tích các nền tảng cơng nghệ trong hệ thống thông tin quản lý, cung cấp các lý thuyết, phương pháp, công cụ xây dựng và quản lý hệ thống thông tin. Đồng thời, chỉ ra các loại hệ thống thông tin hiện nay. Tài liệu này được em sử dụng để trích dẫn các khái niệm về thơng tin, hệ thống thông tin trong phần cơ sở lý luận của mình.
TS. Trần Văn Hòe (2015), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình cung cấp các khái niệm về thương mại điện tử, kinh doanh điện tử. Trình bày các kiến thức về cơ sở mạng của TMĐT, trang mạng và cơ sở dữ liệu, an ninh thương mại điện tử, TMĐT B2C, B2B, sàn giao dịch điện tử, marketing điện tử, thanh toán điện tử, chính phủ điện tử và các ứng dụng khác của TMĐT. Em đã khai thác các nội dung như khái niệm TMĐT, kinh doanh điện tử, TMĐT B2C, B2B ở giáo trình này làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình.
Nguyễn Văn Minh (2014), Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử, NXB Thớng Kê. Giáo trình này trình bày tổng quan về phát triển hệ thống thương mại điện tử, phát triển dự án thương mại điện tử, phân tích hệ thớng thương mại điện tử, thiết kế tổng thể hệ thống thương mại điện tử, thiết kế chi tiết hệ thống thương mại điện tử, thiết kế kỹ thuật và xây dựng hệ thống thương mại điện tử, thử nghiệm và vận hành hệ thống thương mại điện tử.
Nguyễn Hoàng Việt (2011), Marketing thương mại điện tử, NXB Thống Kê. Cuốn sách trình bày tổng quan về marketing điện tử: thực trạng triển khai các công cụ marketing điện tử trong các loại hình doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả trong mỗi giai đoạn phát triển của TMĐT; sự thay đổi trong hành vi mua của khách hàng điện tử, các yếu tố ảnh hưởng tới khách hàng trong quyết định mua sắm trực tuyến; quản trị tri thức và thông tin, quản trị sản phẩm chào hàng, quản trị định giá, quản trị truyền thông, quản trị phân phối và kiểm tra đánh giá marketing TMĐT.
Văn Thị Minh Ngọc, (2014), Giải pháp phát triển ứng dụng thương mại điện tử
trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở gốm sứ thuộc làng nghề Bát Tràng, Luận văn
thạc sỹ. Luận văn trình bày những cơ sở lý luận về TMĐT, điều kiện ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh. Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu, từ đó phân tích thực trạng phát triển ứng dụng, những cơ hội và khó khăn, hạn chế khi triển khai ứng dụng TMĐT cũng như các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
TMĐT đã trở lên phổ biến từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các công trình nghiên cứu được công bố và em xin được liệt kê một số công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới phát triển ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch trong những năm gần đây:
Andreas Meier and Henrik Stormer (2011), eBusiness & eCommerce, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Cuốn sách là tổng hợp những lý thuyết về TMĐT bao gồm marketing điện tử, thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử…Không chỉ đề cập vào lý thuyết mà còn chú trọng vào tính ứng dụng cao của TMĐT thơng qua phân tích các trang web, các sớ liệu và các ví dụ thực tế là các mơ hình thành công trên thế giới. Cuốn sách được viết bởi hai tác giả là những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng CNTT vào các hoạt động kinh doanh nên mang tính chuyên sâu rất cao, phù hợp với việc phục vụ đề tài luận văn của tác giả. Tuy nhiên, cuốn sách chưa giới thiệu được những mô hình ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch và chỉ ra những tác động của TMĐT đến ngành du lịch trên thế giới.
Jeannine Langer (2012), E-Commerce: The Internet and its influence on the Travel Industry. Trong ấn phẩm này, tác giả trình bày chi tiết về sự phát triển mạnh mẽ của Internet cũng như những ứng dụng, tác động của nó tới sự phát triển của ngành du lịch, dự báo những triển vọng trong phát triển ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch trong những năm tiếp theo. Tác giả cũng chỉ ra những thuận lợi và thách thức của Internet đối với các doanh nghiệp du lịch và lữ hành trong bối cảnh sự cạnh tranh trong môi trường điện tử ngày càng trở nên gay gắt.
Calvince Ochieng (2015), E-Marketing and Tourism: The Success of Tourism through E-Marketing. Ấn phẩm đi sâu phân tích một trong những phần quan trọng của quá trình kinh doanh trực tuyến của một doanh nghiệp là marketing trực tuyến. Cụ thể, tác giả nghiên cứu ứng dụng marketing trực tuyến trong ngành du lịch, khẳng định sự thành công trong quảng bá hình ảnh du lịch một quốc gia có một phần không nhỏ đến từ việc thực hiện các chiến lược marketing trực tuyến một cách hiệu quả. Sử dụng marketing trực tuyến là cách thực hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp lữ hành để tiếp cận khách hàng toàn cầu, điều mà marketing truyền thống rất khó đạt được thành công. Tác giả cũng đưa ra những nhận định và đánh giá cá nhân về xu hướng phát triển ứng dụng các công cụ marketing trực tuyến trong ngành du lịch khi nền kinh tế thế giới hội nhập sâu rộng với một loạt các sự kiện về thành lập các tổ chức kinh tế lớn như TPP, AEC…
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTTT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP