Giải pháp tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu 0464PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM PGD VÕ THỊ SÁU (Trang 91 - 94)

Chất lượng tín dụng là cơ sở để mở rộng và tăng trưởng tín dụng, đây là yếu tố tiên quyết, quyết định hiệu quả tín dụng. Để gắn tăng trưởng tín dụng với việc đảm bảo hiệu quả vốn vay, PGD cần thực hiện các vấn đề sau :

 PGD phải xây dựng chiến lược cho vay vốn đối với các DNNVV như xây dựng cơ chế ưu đãi hơn so với vay bình thường, thủ tục đảm bảo tiền vay linh hoạt, trong đó cho phép DNNVV được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Thường xuyên bổ sung, sửa đổi chính sách tín dụng theo các văn bản của Nhà Nước, để hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong đó các chính sách về tín dụng đối với DNNVV phải được ban hành đồng bộ.

 Bên cạnh đó ngân hàng phải gia tăng tiềm lực tài chính của mình để có thể có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DNNVV như góp vốn liên doanh, mua cổ phần của các DNNVV đó. Hoạt động này sẽ giúp PGD đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và mở rộng khách hàng, qua đó có thể góp phần tài trợ vốn cho các DNNVV.

 Ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ, hay phối hợp với các quỹ bảo lãnh để mở rộng cho vay đối với các DNNVV. Hình th c cho vay này sẽ phần nào giải quyết khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính, đồng thời chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng tham gia đồng tài trợ.

4.1.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân sự

Con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của các tổ chức, là vốn quý nhất của mỗi định chế và cả nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Với mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đặt lên hàng đầu, VIB rất coi trọng và tái tạo nguồn vốn quý giá này. Do đó, VIB – Võ Thị Sáu nên :

 Thường xuyên tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo nhằm đào tạo và tạo cơ hội cho nhân viên nâng cao trình độ chun mơn, cập nhật chiến

lược kinh doanh mới của ngân hàng cũng như kiến thức về các sản phẩm đa dạng của ngân hàng để có thể bán chéo sản phẩm hiệu quả và đáp ứng nhu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao của khách hàng.

 Định kỳ tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ nhằm khuyến khích nhân viên tự học tập trau dồi kiến thức và tạo điều kiện cho các nhân viên học hỏi lẫn nhau.

 Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên để họ có thể thu thập thơng tin từ nước ngồi và phục vụ cho cơng việc tốt hơn. Tranh thủ sự hỗ trợ của Hội sở, cử nhân viên đi tu nghiệp ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệp của các nước phát triển về ngành ngân hàng.

 Đặc biệt, cùng với việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, PGD còn nên chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức cho nhân viên. Tránh tình trạng đánh cắp thơng tin, thông đồng với khách hàng gây tổn thất cho ngân hàng.

 Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, bng lỏng các điều kiện tín dụng nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng dẫn đến khơng đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro.

4.1.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay một cách thường xuyên thường xuyên

Đa số các trường hợp phát sinh nợ quá hạn là do nguyên nhân từ sự lơ là của cán bộ tín dụng sau khi giải ngân. Điều này dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của khách hàng đối với một khoản vay mà đó là kết quả của việc sử dụng vốn không hiệu quả của khách hàng và khơng đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng đã ký ban đầu.

Có thể nói cơng tác kiểm tra sau khi cho vay là biện pháp tốt nhất sau khi thẩm định để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Ngồi việc u cầu khách hàng cung cấp các báo biểu tài chính có liên quan, cán bộ tín dụng cần định kỳ kiểm tra cơ sở sản xuất để phát hiện ra những sai phạm trong việc sử dụng vốn hay những

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 76

khó khăn trong q trình sản xuất kinh doanh để có biện pháp kịp thời, hạn chế sự thiệt hại của khách hàng và phòng ngừa rủi ro cho chính ngân hàng.

Trong quá trình kiểm tra cần chú ý xem xét thái độ của khách hàng có trung thực khơng hoặc có thái độ hợp tác với ngân hàng khi khai báo không, đồng thời đánh giá thiện chí của khách hàng đối với việc trả nợ cho ngân hàng. Khi sắp đến kỳ hạn trả nợ thì cán bộ phụ trách hồ sơ phải theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, phải có trách nhiệm thơng báo nhắc nhở cho khách hàng đó biết để khách hàng chuẩn bị thanh tóan nợ. Nếu có khó khăn gì thì cán bộ tín dụng trực tiếp cùng khách hàng tìm biện pháp tháo gỡ.

4.1.2.3 Tăng cường áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro.

Đối với những hồ sơ tín dụng q lớn vượt ngồi tầm kiểm sốt của PGD thì PGD nên tiến hành đồng tài trợ với các ngân hàng khác để phân tán rủi ro. Hoặc bên cạnh việc mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm, ngân hàng cũng có thể mua bảo hiểm cho món vay khi lịng tin của ngân hàng đối với một món vay nào đó phát sinh vấn đề (sau khi phát hành tiền vay mới phát hiện) để tránh rủi ro cho bản thân ngân hàng.

4.1.2.4 Giải pháp về tài sản đảm bảo

Đối với công tác cho vay của ngân hàng, trong tất cả các mặt cần thẩm định thì thẩm định dự án vay được xem là khó nhất, nếu cơng việc thẩm định dự án khơng chính xác, đầy đủ thì rủi ro của ngân hàng khơng thể tránh khỏi. Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà ngân hàng bỏ ra không đem lại hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chính điều đó mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng khơng nên đặt nặng về TSĐB. Việc quyết định cho vay hay không nên dựa vào khả năng trả nợ thực tế của khách hàng hơn là dựa vào TSĐB. TSĐB chỉ là một cách thức để thu nợ khi khách hàng không trả được nợ chứ không phải là điều kiện tiên quyết. Nếu ngân hàng duyệt cho vay căn cứ quá nhiều vào TSĐB có khi lại phản tác dụng. Theo đó, khách hàng có uy tín, có

khả năng tài chính và dự án SXKD có hiệu quả vẫn khơng được vay vốn nếu không thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp vay vốn không kịp thời với nhu cầu SXKD vì thủ tục thế chấp cầm cố tài sản phức tạp, tốn nhiều thời gian, mất cơ hội kinh doanh. Khách hàng không trả được nợ, tài sản không được thu hồi hoặc ngân hàng vẫn nắm giữ tài sản nhưng khơng xử lý được. Trong khi đó cho vay tín chấp lại thu được nợ do khách hàng uy tín có đủ năng lực tài chính... Vì vậy, PGD cần linh động hơn trong việc xét duyệt cho vay đối với những khách hàng chưa đủ TSĐB nhưng có khả năng tài chính vững mạnh để tránh bỏ qua những khách hàng tìêm năng. Ngồi ra, khi xác định TSĐB cần chú trọng tính thanh khỏan và giá trị thực của tài sản để đảm bảo việc thu nợ sau này nếu khách hàng không trả được nợ.

Một phần của tài liệu 0464PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM PGD VÕ THỊ SÁU (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)