Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần thực phẩm hiệp long (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : MỘ SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh

1.3.2 Nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Quy mơ và hình thức tổ chức của doanh nghiệp

Quy mô tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đó. Nó quyết định tới mức hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, quyết định tới mức tổn thất mà doanh nghiệp phải hứng chịu, có thể làm giảm tổn thất nhưng cũng có thể làm tăng tổn thất của doanh nghiệp lên mức tương đối cao. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, cơng ty hợp danh thì mỗi một loại hình doanh nghiệp thì đều sẽ chịu những rủi ro khác nhau.

Do vậy nhà quản trị rủi ro cần phải căn cứ vào quy mô và tổ chức của doanh nghiệp để đưa ra các hoạt động phù hợp trong công tác quản trị rủi ro.

1.3.2.2 Trình độ và quan điểm của nhà quản trị

Nhà quản trị trong một doanh nghiệp thì ln là người đưa ra những quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một quyết định được đưa ra thì cần phải được xem xét đánh giá trên nhiều khía cạnh để sao cho khi thực hiện quyết định đó thì mức độ rủi ro gặp phải sẽ ở mức thấp nhất, đòi hỏi nhà quản trị phải là người có năng lực, trình độ, quan điểm rõ ràng để tránh đưa ra những quyết định sai lầm, gánh chịu rủi ro.

Bên cạnh đó thì con người giữ một vai trị đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp nó tham gia quyết định trực tiếp vào sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong các nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn nhân lực luôn luôn được đánh giá là nguồn lược quan trọng nhất. Thái độ của con người trong doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần có sự quan tâm đúng mức tới nhân tố đặc biệt quan trọng này vì rủi ro thuộc về nhân tố con người thường rất lớn và nghiêm trọng, có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.3.2.3 Sự phát triển của thị trường

Sự phát triển của thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thị trường phát triển theo chiều hướng đi lên thì sẽ có lợi cho hầu hết các doanh nghiệp nhưng khi thị trường bị tụt giảm thì cái mức độ rủi ro xảy đến với

doanh nghiệp sẽ nhiều hơn so vơi sự tăng trưởng. Ví dụ như khi cơng nghệ ngày càng phát triển máy móc thay cho con người làm việc hiệu suất công việc tăng dẫn đến những rủi ro về thời gian, số lượng sản phẩm,…được giảm thiểu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HIỆP LONG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần thực phẩm hiệp long (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)