II. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mề mở công ty FPT
3. Thị trường xuất khẩu của công ty
FPT với doanh thu năm 2001 đạt 1.476 tỷ đồng là cơng ty tiên phong trong việc tìm hướng tham gia vào thị trường phần mềm thế giới. Thực tế sản phẩm phần mềm của FPT đã được xuất khẩu tại chỗ từ năm 1994 cho ngân hàng Public Bank ở Việt nam và năm 1995 đã xuất khẩu qua biên giới phần mềm SIBA ứng dụng trong hai chi nhánh Public Bank ở Lào và Campuchia, chi nhánh của Chinfon Bank (Đài Loan), tại Việt nam, ngân hàng MayBank ( ngân hàng lớn nhất Malaysia). Một số phần
mềm kế toán và ngân hàng khác của công ty cũng được ứng dụng nhiều trong các ngân hàng nước ngoài và liên doanh tại Việt nam. Kể từ năm 1999, FPT tập trung tham gia vào thị trường phần mềm thế giới theo hướng gia công xuất khẩu.
Cùng với việc thành lập các trung tâm phát triển phần mềm, cơng ty FPT quyết định mở văn phịng đại diện Mỹ nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, mang các hợp đồng gia công phần mềm về cho công ty. Mỹ là thị trường lớn nhất về gia công phần mềm, chiếm 50% con số tồn thế giới. Trong số đó có khoảng 15% chi cho gia cơng các phần mềm ở nước ngồi ( khoảng 5 tỷ USD). Ban lãnh đạo công ty FPT nhận thấy đây là thị trường tiềm năng cần phải chiếm lĩnh. Trong dự định của mình, FPT sẽ vào thị trường Mỹ trước, sau đó mới đến thị trường Châu Âu. Bước đầu, FPT đã thuê một công ty tiếp thị chuyên nghiệp để tư vấn và tăng doanh số xuất khẩu phần mềm trên thị trường này thông qua các hợp đồng mơi giới. FPT cịn th cả giám đốc tiếp thị toàn cầu là người Mỹ vào đầu năm 2001. Mặc dù chi phí khá đắt nhưng đây là việc phải làm nếu muốn tăng doanh số tại một thị trường khó tính như thị trường Mỹ.
Chỉ sau một thời gian ngắn những hợp đồng xuất khẩu phần mềm đầu tiên đã được ký kết và thực hiện có hiệu quả. Tháng 2 năm 2000, chi nhánh FPT tại Mỹ đã ký được một số hợp đồng về gia công phần mềm trị giá khoảng 150.000 USD. Tháng 11 năm 2000, nhân dịp tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt nam, FPT coi đây là một cơ hội để xúc tiến xuất khẩu phần mềm, là cơ hội giới thiệu tiềm năng về sản xuất phần mềm của Việt Nam nói chung va của FPT nói riêng. FPT dự đốn rằng Mỹ sẽ tập trung vào các sự kiện Việt Nam liên quan đến chuyến viếng
thăm này và quyết định họp báo gặp gỡ với giới truyền thông đại chúng của phương Tây như New York Times, Reuter, CNN, AFP, BBC... FPT dựng logo FSOFT, lăng xê Website FSOFT, phát tờ rơi giới thiệu tại các khách sạn nhà hàng, đặc biệt là những địa điểm mà phái đoàn của tổng thống Mỹ sẽ dừng chân và nghỉ ngơi. FPT đã treo băng rơn trên các đại lộ chính để đón chào đồn quan khách quan trọng của nước Mỹ. FPT cũng đã tiếp xúc với bà Virginia Food để tổ chức tiếp xúc với đoàn. Ngồi ra, FPT cịn xúc tiến ký liên doanh thành lập Meetvietnam.com với Meetchina.com – một công ty hàng đầu thế giới về thương mại điện tử của Mỹ nhân dịp này. Kết quả là cả phòng Thương Mại Mỹ, cả tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ, cả đoàn tháp tùng tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Thương Mại Mỹ đều nhắc đến FPT trong bài phát biểu chính thức của mình. Các hoạt động này góp phần đưa đến việc FPT có thêm một số dự án gia cơng phần mềm khác trong năm 2001 với các công ty Mỹ trị giá 400.000 USD.
Sau sự kiên 11-9 tại Mỹ, việc xuất khẩu phần mềm sang Mỹ có bị ảnh hưởng, mọi việc trở nên khó khăn, cơng ty FPT đã có sự điều chỉnh chiến lược hướng sang thị trường Tây Âu và Nhật bản. Ban lãnh đạo công ty FPT nhận định rằng Nhật Bản sẽ là thị trường hàng đầu của FPT về xuất khẩu phần mềm. Nguyên nhân chính là do nếu Việt Nam cần Nhật Bản 1 thì Nhật Bản cần Việt Nam 2. Với thị trường đặc thù tiếng Nhật của mình thì hơn lúc nào hết Nhật Bản cần đồng minh chiến lược để duy trì vị trí cường quốc của mình trên trường quốc tế. FPT đã đầu tư mạnh cho các nhân viên học tiếng Nhật, đi kèm với việc lựa chọn các đối tác có tầm cỡ thế giới như Hitachi, NEC, NTT... Bên cạnh đó, FPT cũng đã hướng đến thị trường Tây Âu. FPT đã có thành cơng ngồi dự tính khi
ký được một thoả thuận với tập đồn Harvey Nash PLC, có trụ sở tại London (Anh), để thực hiện một số các dự án về phần mềm trị giá lên tới 500.000 USD và dự tính sẽ có 1.000.000 USD giá trị phần mềm trong các hợp đồng với Harvey Nash trong năm 2002. Harvey Nash đã đưa đến cho FPT mơ hình ODC, trở thành nguồn thu chính của xuất khẩu phần mềm. Triển vọng hợp tác sắp tới là rất lớn. Theo ơng Werner Goemine, đại diện tập đồn Harvey Nash, con số 1.000.000 USD cũng chỉ là một con số chưa thấm tháp gì bởi vì nó chiếm hơn 1% doanh thu của tập đồn này, điều quan trọng là FPT cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn tiếp theo. Tiếp theo, FPT lần lượt ký các dự án phần mềm với các hãng lớn khác ở Tây Âu như Proximus Belgacom Mobile (Belgium), Commercial Services (Italy), Honda UK, IBM (France)... Năm 2001, doanh số xuất khẩu phần mềm của FPT đạt 1,7 triệu USD, đoạt giải thưởng CNTT 2002: Top Sofware Export (Công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt nam).
Tuy nhiên, tình hình thị trường phần mềm thế giới biến động khơng ngừng địi hỏi cơng ty phải ln nắm bắt được thị trường, phải nhậy bén với mọi sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ . Chương 3 của luận văn sẽ đi sâu vào phân tích các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xuất khẩu phần mềm ở cơng ty FPT, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần biến ước mơ đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin trong thế kỷ 21.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI
CÔNG TY FPT