Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

II. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu phần mềm tại công ty

1.1 áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất

xuất phần mềm

Tuy lựa chọn con đường phù hợp là gia công xuất khẩu phần mềm, các công ty Việt Nam sẽ cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản xuất phần mềm. Một khó khăn lớn chung cho phần mềm Việt Nam không phụ thuộc vào sự lựa chọn thị trường là việc tạo ra một sự khác biệt về sản phẩm / dịch vụ để dựa vào đó giữ được thế mạnh cạnh

tranh trong một thời gian dài. Theo truyền thống, các thế mạnh cạnh tranh có thể được tạm chia thành 3 loại:

 Sự quen biết, thân thiết với khách hàng  Sở hữu bí quyết cơng nghệ (know-how)  Điều hành sản xuất tốt

Nếu cơng ty FPT có được cả ba thế mạnh trên thì sức cạnh tranh trên thị trường sẽ rất cao và đảm bảo được một lợi nhuận lớn. Tuy nhiên do chậm tiếp cận với thị trường thế giới, nhìn chung, cơng ty FPT khó có thể dựa trên sự quen biết với khách hàng để xây dựng chiến lược tiếp thị (các công ty Ấn Độ đang rất mạnh trong lĩnh vực này). Việc phổ biến Internet tương đối chậm cùng các cơ sở nghiên cứu còn khá khiêm tốn tại Việt Nam cũng không cho phép công ty FPT đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay Việt Nam chưa phải là điểm đến của các đối tác tìm mua bí quyết cơng nghệ (các nước Đơng Âu, Nga, Israel, Ailen... đang sử dụng rất tốt thế mạnh này). Như vậy cơ hội cịn lại duy nhất của một cơng ty phần mềm Việt Nam là dựa trên việc xây dựng năng lực quản lý sản xuất và giá rẻ, cạnh tranh trực tiếp với Ấn độ, Trung quốc, Philippines. Lương lập trình viên của Việt Nam dao động trong khoảng 200-500 USD so với khoảng lương trung bình 1500 USD của một lập trình viên Ấn độ, nước đang có thị phần lớn tại thị trường này. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng thế giới về phần mềm như ISO 9001, CMM, TQM... là điều kiện sống còn. Sau khi đạt được tiêu chuẩn phần mềm cao cấp CMM cấp độ 4 vào tháng 3 năm 2002, công ty FPT cần ổn định hệ thống quản lý chất lượng CMM 4 này và tiếp tục cải tiến quy trình quản lý sản xuất phần mềm để có thể đạt được mức cao nhất, CMM cấp độ 5 trong năm 2003 hoặc 2004. Đây

sẽ là giấy thông hành hạng nhất để công ty FPT thực sự bước vào thị trường lớn của xuất khẩu phần mềm trên thế giới.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)