Các chính sách định hướng của chính phủ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 85)

I. Triển vọng phần mềm của Việt Nam và thế giới trong các năm tới

2. Các chính sách định hướng của chính phủ

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách

a) Nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước

Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hố ở nước ta tiến hành trong những điều kiện mới, với những con đường mới, công nghệ mới, những công cụ kỹ thuật mới mà trước đây khi các nước phát triển khởi đầu cơng nghiệp hóa chưa có. Sự nghiệp này địi hỏi sự hỗ trợ tích cực của ngành CNTT đặc biệt là phần mềm, lấy CNTT làm động lực để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, đạt tới nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khơng thể khơng sử dụng và phát triển công nghiệp phần mềm.

b) Phát triển Công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế quan trọng

Trong những năm gần đây, dưới tác động tích cực của chính sách đổi mới nền kinh tế cùng với việc xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu về CNTT, cơng nghiệp phần mềm đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Công nghiệp phần mềm và đặc biệt là xuất khẩu phần mềm đưa lại lợi nhuận cao và sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong GDP của đất nước.

c) Nhu cầu hội nhập của các ngành kinh tế xã hội với khu vực và quốc tế

Quá trình hội nhập và tồn cầu hóa địi hỏi phải phát triển CNTT để tạo những điều kiện cần thiết trao đổi, chia xẻ thông tin giữa các tổ chức và cá nhân. CNTT giúp ta chủ động hội nhập và tham gia tồn cầu hóa theo cách có lợi nhất cho đất nước, cho dân tộc. Phát triển Công nghệ

phần mềm sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách để tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới, chuẩn bị điều kiện bước vào xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức của thế kỷ 21.

d) Nhu cầu phục vụ an ninh quốc gia và quốc phòng

Phát triển CNTT và phần mềm ứng dụng trong các ngành an ninh và quốc phòng là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, đảm bảo cho an ninh quốc gia. Đặc biệt trong chiến tranh hiện đại, an tồn và an ninh thơng tin gắn liền với an ninh quốc gia và quốc phòng.

2.2 Định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước

Xuất phát từ những nhu cầu trên, ngay từ những năm đầu của thập niên 90, Nhà nước ta đã sớm thấy được ý nghĩa chiến lược và vai trị quan trọng của cơng nghệ phần mềm đối với q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngày 4/8/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết 49/CP về phát triển CNTT ở Việt nam, trong đó sản xuất phần mềm được coi là trọng tâm của CNTT “Xây dựng cơ sở cho một nghành công nghiệp công nghệ thông tin, làm ra các sản phẩm dịch vụ tin học có giá trị, ưu tiên phát triển cơng nghiệp phân mềm”. Qua nhiều lần sửa đổi các dự thảo, ngày 3/3/1998 Chính phủ đã ra quyết định triển khai Chương trình Kinh tế - Kỹ thuật về CNTT (Quyết định 54/1998/QĐ/Ttg) trong đó nêu rõ mục tiêu của Chương trình là xây dựng và phát triển cơng nghệ phần mềm thành ngành kinh tế mũi nhọn đưa đất nước cất cánh trong thế kỷ 21, cụ thể là:

 Đến năm 2005, nước ta sẽ đạt sản lượng phần mềm khoảng 500-800 triệu Đôla Mỹ với mức tăng trưởng cao và ổn định.

 Có một đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực phần mềm khoảng 30.000 đến 40.000 người với sản lượng làm ra tính theo đầu người khoảng 15.000-20.000 Đôla Mỹ/năm.

 Phát triển các sản phẩm phần mềm có chất lượng cao, cân đối giữa nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Trong giai đoạn từ năm 2000-2003, Chương trình ưu tiên tập trung cho phát triển phần mềm và dịch vụ tin học nhằm mục tiêu xuất khẩu phần mềm. Các biện pháp sau đã được vạch ra:

 Xây dựng, hồn thiện mơi trường pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Công nghệ Thông tin đặc biệt là cho phát triển phần mềm.

 Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển phần mềm.

 Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp chuyên làm phần mềm xuất khẩu nói riêng và cho ngành cơng nghiệp phần mềm nói chung.

 Tạo dựng và phát triển thị trường ngồi nước.

 Chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu.

 Xây dựng các quĩ tài chính hỗ trợ phát triển cơng nghiệp phần mềm.

 Phát triển một số sản phẩm CNTT có tính đặc thù.

Ngày 5/6/2000 Chính phủ lại ra Nghị quyết 07/2000/NQ-CP về việc Xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000- 2005. Nghị quyết này đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự quan tâm và quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển cơng nghiệp phần mềm

thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển cao. Với những nhu cầu mới nhu cầu mới về phát triển CNTT, các mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Phấn đấu đạt giá trị sản lượng công nghiệp phần mềm khoảng 500 triệu Đơla Mỹ trong đó chủ yếu là thu từ xuất khẩu phần mềm (~50%).

- Đào tạo được khoảng 25.000 đến 30.000 chun gia phần mềm có trình độ cao, thơng thạo tiếng Anh.

Nhằm thực hiện các mục tiêu này, các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phần mềm sẽ được hưởng các chính sách thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư. Theo đó, nhà nước sẽ áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp làm phần mềm xuất khẩu, đặc biệt là về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được sản xuất và cung cấp trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, nếu xuất khẩu thì được áp dụng thuế suất 0% và được hồn thuế theo quy định của pháp luật... Nhà nước cịn có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực pháp luật đối với việ thi hành và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm, ban hành các chính sách phù hợp về xuất bản, kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm phần mềm...

Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, Bộ Khoa Học- Công Nghệ và Môi Trường đã soạn thảo đề án phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 với tổng kinh phí đầu tư là 120 triệu USD, trong đó dành ưu tiên nhiều nhất cho phát triển nguồn nhân lực với 68 triệu USD, vì để đạt được mục tiêu phát triển phần mềm đạt tổng sản lượng khoảng 500 triệu USD vào năm 2005 thì yếu tố then chốt là phát triển nguồn nhân lực.

Đề án cũng đề xuất dành 50 triệu USD đầu tư cho xây dựng cơ bản hạ tầng phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp lớn, đó là các doanh nghiệp có kim nghạch xuất khẩu phần mềm cao hoặc các doanh nghiệp đã hoạch định chiến lược phát triển cụ thể có tính khả thi. Ngồi ra sẽ dành 2 triệu USD cho công tác xúc tién thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường, vì hiện nay khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phần mềm của Việt Nam ra thị trường thế giới cịn nhiều hạn chế.

Ngồi đề xuất về kinh phí đầu tư, từ ý kiến đóng góp của giới cơng nghệ thơng tin đã được tổng hợp trong thời gian qua, đề án cịn kiến nghị với chính phủ miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp làm phần mềm. Đặc biệt, để thu hút các doanh nghiệp phần mềm đầu tư vào các khu công nghiệp phần mềm, đề án kiến nghị chính phủ miễn thuế 8 năm cho các doanh nghiệp trong khu vực này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)