Đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 91)

II. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu phần mềm tại công ty

1.3 Đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao năng lực

cho nhân viên

a) Đào tạo nâng cao kiến thức công nghệ

Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn công nghệ. Các chuyên gia về công nghệ thông tin đánh giá rằng 3 năm phát triển của công nghệ thơng

tin có thể đạt được những thành quả bằng 10 năm phát triển của các nghành cơng nghiệp thơng thường. Vì vậy mà nhân lực tham gia trong ngành này cần phải được đào tạo thường xuyên và cung cấp các thông tin, các kiến thức thường xuyên để theo kịp tốc độ phát triển của ngành, tránh tụt hậu về công nghệ trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay.

Hơn nữa, đối với cơng ty GCXK phần mềm, khách hàng nước ngồi rất quan tâm đến việc cơng ty nhận gia cơng có hiểu biết và có kinh nghiệm về các cơng nghệ mới hay cơng nghệ có tính đặc thù khơng, với những cơng ty này việc đào tạo liên tục cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên là hết sức quan trọng và các công ty GCXK phần mềm phải thường xuyên cập nhật những kiến thức về cơng nghệ hiện đại nhất thì họ mới đưa ra được những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chính vì vậy, cơng ty FPT cần đầu tư kinh phí để đặt mua các sách chuyên ngành và tài liệu kỹ thuật từ nước ngồi, hỗ trợ kinh phí để cho nhân viên của mình được đào tạo ở trong nước và nước ngoài trong một thời gian ngắn hàng năm cũng như hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho nhân viên của mình thi đạt các chứng chỉ chuyên ngành của các hãng phần mềm trên thế giới như Microsoft, IBM, Oracle... Đây cũng chính là yêu cầu chung của các công ty thuê gia công phần mềm.

b) Đào tạo nâng cao trình độ Anh ngữ của nhân viên

Với việc Hoa Kỳ là một khách hàng lớn và tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến tại nhiều quốc gia, khả năng và thế mạnh Anh ngữ tốt của các nhân viên công ty nhận gia công phần mềm là tối cần thiết. Khả năng giao tiếp thông thạo bằng Anh ngữ rất quan trọng cho việc trao đổi thông tin qua nói và viết, giảm những hiểu nhầm liên quan đến hợp đồng và tiêu chuẩn của dự án, đồng thời cung cấp mã và tài liệu cho người dùng.

Một trong những hạn chế của kỹ sư phần mềm Việt Nam nói chung và của cơng ty FPT nói riêng là khả năng Anh ngữ chưa thành thạo. Trong khi chúng ta đang chờ Chính phủ có một sự cải tiến về chương trình đào tạo ngoại ngữ ở các trường phổ thơng và đại học thì các doanh nghiệp vẫn cần phải đầu tư cải thiện trình độ tiếng Anh cho nhân viên của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển công việc. Công ty FPT cần coi chương trình đào tạo ngoại ngữ như một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhân viên của mình, hàng tháng hoặc quý co các kỳ thi kiểm tra, kết quả được tính như một nhân tố trong việc xét thành tích của cơng việc để tính lương, tiền thưởng. Nếu cần, cơng ty FPT nên hỗ trợ một phần chi phí cho các nhân viên học các ngoại ngữ không phải tiếng Anh như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Pháp...

c) Đào tạo về văn hoá đất nước khách hàng

Ở các bước khởi đầu của một mối quan hệ giữa công ty Việt Nam và khách hàng hoặc bước khởi đầu của một dự án có thể sẽ có sự mâu thuẫn do khơng tương đồng về văn hố, nên nhận thức về vấn đề này và có chương trình bồi dưỡng kiến thức cho các nhà quản lý và nhân viên tham gia dự án cũng rất cần thiết đối với một tổ chức GCXK phần mềm. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy các công ty Ấn Độ nổi tiếng trong việc tổ chức các chương trình đào tạo về văn hoá cho các nhà quản lý dự án của họ nên các nhà quản lý trong các công ty gia công phần mềm của Ấn Độ rất thành công trong việc làm cho khách hàng cảm thấy thoải trong quan hệ và cơng việc cho dù có sự rất khác nhau giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá các nước Phương Tây và Mỹ. Cơng ty FPT cũng cần có các chương trình đào tạo về văn hố Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Ấn Độ cho

các nhân viên của mình trong các dự án hợp tác với các nước này nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết giữa hai bên để công việc đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 91)