Phương pháp định tuyến trong mạng cấu trúc RING

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu về mạng quang và phương pháp định tuyến quang theo bước sóng (Trang 71)

Tương tự như cấu trúc Ring SDH, khi xét về tính hiệu quả sử dụng băng tần quang, hiện nay các cấu trúc Ring toàn quang có thể chia thành hai loại chủ yếu:

• Ring bảo vệ dùng chung SPRing (OMS-SPRing-Optical Multiplex Section Shared Protection Ring), tương ứng với công nghệ SDH có MS- SPRing hay Ring hai hướng (BSHR- Bidirect Shelf Healing Ring).

• Ring bảo vệ dành riêng DPRing (OCH/OMS DPRing-Dedicated Protection Ring hoặc OCH-SNCP Ring Sub-Network Conection

Protection Ring) tương ứng với công nghệ SDH là loại SNCP Ring hay Ring đơn hướng USHR.

Trong loại Ring bảo vệ dành riêng DPRing (1+1) tại lớp quang, luồng tín hiệu quang được gửi đi theo cả hai hướng của vòng Ring để bảo vệ. Nguyên tắc đơn giản để phân bổ bước sóng là: mỗi luồng quang điểm - điểm sẽ sử dụng một bước sóng riêng trên toàn Ring. Mức độ phức tạp trong thiết kế mạng với cấu trúc DPRing sẽ không nằm ở phần quang mà chủ yếu nằm ở phần giao diện quang và VC-4. Ví dụ, xác định sắp xếp logic các nút tốt nhất (cấu hình SDH) hoặc cách ghép các VC-4 vào bước sóng cần thiết.

Đối với Ring bảo vệ dùng chung SPRing, yêu cầu định cỡ phức tạp hơn. Nhà thiết kế phải quyết định hướng tuyến thuận/ ngược chiều kim đồng hồ cho mỗi lưu lượng và sử dụng bước sóng nhất định nào đó. Do cơ chế bảo vệ dùng chung cho phép sử dụng lại bước sóng trên các luồng quang không chồng chéo nhau, nên sẽ không có nguyên tắc thiết kế đơn giản nào. Hơn nữa nhiệm vụ phân bổ các VC-4 vào từng bước sóng sẽ làm cho bài toán phức tạp hơn trong vòng Ring có bảo vệ dùng chung. Phần này sẽ tập chung vào định tuyến và gán bước sóng cho SPRing đáp ứng yêu cầu lưu lượng luồng quang đã xác địng mà không đề cập đến vấn đề nhóm.

Đối với cấu hình Ring, mặc dù có sự khác nhau giữa hai quá trình trên nhưng cách định cỡ được thực hiện tương tự nhau. Bởi vì các bài toán con ở hai hình trên khi áp dụng cho mạng cấu hình Ring trở nên rất đơn giản nhờ cấu trúc bảo vệ vốn có của mạng Ring. Chẳng hạn vấn đề phân bổ tài nguyên dự phòng nói chung là rất khó. Nhưng trong trường hợp cấu hình Ring thì với loại DPRing mỗi kênh OCH làm việc sẽ yêu cầu kênh bảo vệ theo hướng đối diện và với cấu trúc loại SPRing thì một nửa phần bước sóng trên mỗi chặng được sử dụng cho kênh bảo vệ và nửa kia sử dụng cho kênh dự phòng. Về nguyên tắc khi có sự cố xảy ra phần bước sóng làm việc bị sự cố sẽ chuyển sang phần bảo vệ ở hướng ngược lại, do đó cần có chuyển đổi bước sóng. Tuy nhiên có thể tránh sử dụng

chuyển đổi bước sóng nhờ bố trí hai phần bước sóng dành cho làm việc và dự phòng của hai sợi bù nhau.

Ngoài ra vấn đề định cỡ cho mạng DPRing hoàn toàn giải được thông qua phương pháp tính đơn giản, bởi vì mỗi lưu lượng quang sẽ yêu cầu sử dụng một bước sóng trên mỗi chặng của Ring (cho kênh bảo vệ và làm việc). Vì vậy dễ dàng định tuyến và gán bước sóng cho DPRing trong trường hợp ma trận lưu lượng quang có bảo vệ hoàn toàn. Tuy nhiên, DPRing có thể tải các lưu lượng quang không có bảo vệ, những lưu lượng này sẽ làm cho phức tạp hơn khi định cỡ các DPRing. Đối với trường này bài toán quay về giải bài toán SPRing. Do vậy trong phần này chỉ cần tập trung về định cỡ SPRing.

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu về mạng quang và phương pháp định tuyến quang theo bước sóng (Trang 71)