Các mao mạch bạch huyết

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG 5 : HỆ TIM MẠCH

2. Hệ bạch huyết (Apparatus lymphaticei s)

2.1. Các mao mạch bạch huyết

Trong cấu tạo của mô, khoảng giữa các tế bào gọi là khoảng gian bảo, có chứa một chất dịch lỏng (dịch mơ), dịch này là chất trung gian, có chức năng vận chuyển các chất giữa máu và các tế bào. Chất dịch này sẽ đi vào một số các mạch nhỏ, có một đầu kín, có cấu tạo gần giống với các mao mạch của hệ thống tuần hồn máu đỏ, đó chính là các mao mạch bạch huyết.

57

2.2. Các mạch bạch huyết

Các mao mạch bạch huyết sẽ tập trung thành các ống lớn hơn gọi là các mạch bạch huyết. Các mạch bạch huyết liên hệ trực tiếp với các hạch bạch huyết Người ta phân biệt hai loại mạch bạch huyết, dựa vào sự liên hệ của nó với

một hạch bạch huyết.

• Các mạch nhập: dẫn dịch bạch huyết đi vào hạch, các mạch này thường tiếp cận với đường cong lớn của hạch.

• Các mạch xuất: có kích thước lớn hơn mạch nhập nhưng số lượng ít hơn, nằm ở đường cong nhỏ của hạch (hay tể hạch).

Các mạch bạch huyết có cấu tạo rất giống tĩnh mạch của hệ tuần hoàn máu đỏ, gồm từ trong ra ngoài: lớp nội mơ, lớp cơ và lớp liên kết bên ngồi. Bên trong các mạch bạch huyết cũng có các valve để hướng dịch bạch huyết đi một chiều. Có hai ống mạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể, là nơi tập trung của tất cả các mạch bạch huyết của cơ thể. Các ống này đổ trực tiếp vào hệ tuần hoàn máu đỏ.

* Ống ngực (Ductus thoracicus): bắt đầu từ một xoang chứa ở vùng thắt lưng (dưới các đốt sống), hướng về trước, bên phải và phía trên động mạch chủ, xuyên qua cơ hoành ở lổ động mạch chủ, đến khoảng đốt sống ngực thứ 5, chạy xéo qua thực quản rồi đổ vào “vịnh tĩnh mạch cổ” chỗ tĩnh mạch cổ đổ vào tĩnh mạch tay đầu. Ống này thu nhận bạch huyết của phần sau cơ thể, vùng đầu, cổ ngực bên trái.

* Ống bạch huyết phải là một ống ngắn, ở bên phải cửa vào lòng ngực, đổ vào đoạn đầu của tĩnh mạch chủ trước. Ống này thu nhận bạch huyết của vùng đầu, cổ và ngực bên phải.

2.3. Các hạch bạch huyết

2.3.1. Cấu tạo

Là những thể hình hạt đậu, có đường kính từ 2 – 20mm, nằm trên đường đi của các mạch bạch huyết .

Người ta phân biệt: hạch bạch huyết có đầy đủ mạch xuất, khơng có mạch nhập

2.3.2. Sự phân bó các hạch bạch huyết trong cơ thể

Trên thú, số lượng các hạch bạch huyết rất lớn, và cũng rất biến động tuỳ theo lồi thú. Ngựa: 6000; bị: 300; heo: 200; chó: 60. Các hạch bạch huyết thường tập trung thành từng đám ở dọc tĩnh mạch cổ, quanh khí quản và phế quản, tại màng treo ruột, vòm trên xoang bụng và xoang chậu, bẹn, nách…và gọi tên hạch theo vị trí của chúng.

58

Ở các cơ quan, các đám hạch tập trung ở cửa vào, tại các khớp, thường nằm ở mặt co của khớp. Các hạch ở ngực thường có màu đỏ vì chứa nhiều máu, hoặc đen do chứa nhiều carbon, cịn ở dạ dày, màng treo ruột thường có màu sáng vì chứa nhiều mỡ.

Các hạch bạch huyết ngoài chức năng sản xuất bạch cầu, cịn có tác dụng như một máy lọc. Các vật lạ, vi khuẩn…Khi đi vào dịch mơ, đi theo dịng bạch huyết đến các hạch sẽ bị giữ lại và bị vơ hiệu hố để không gây hại cho cơ thể.

Một sự thay đổi nhỏ của cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhanh đến các hạch bạch huyết. Vì thế, các hạch có thể xem như một cơ quan chỉ thị cho tình trạng sức khỏe cơ thể.

Bảng 5.1: Các hạch bạch huyết chính trên cơ thể

Tên hạch Vị trí

Hạch hàm dưới

Nằm ở mặt trong của xương hàm dưới, cạnh tuyến hàm dưới và ở khoang bờ sau của xương hàm dưới. Có một hoặc hai hạch khá lớn, các hạch này nhận các mạch máu từ phần mặt của vùng đầu cũng như từ xoang mũi, mũi, môi và vùng họng.

Hạch dưới tai

Nằm dưới khớp thái dương – hàm dưới, ở giữa cơ nhai và tuyến nước bọt. Thu nhận mạch máu từ tuyến nước bọt cũng như vùng tuyến nước bọt mang tai và sừng.

Hạch trước hầu

Nằm ở mặt sau của yết hầu, gồm 2 hoặc 3 hạch. Nhận mạch máu từ miệng, phần sau xoang mũi, yết hầu và phần sau của lưỡi.

Hạch đốt atlas

Nằm ở phần bụng của cánh đốt atlas, nhận mạch máu từ các vùng lân cận.

Hạch cổ trước Nằm trước đốt sống ngực thứ 3, dưới động mạch cảnh. Hạch cổ giữa Nằm ở cạnh bên đốt sống ngực thứ 5, dưới động mạch

cảnh. Hạch trước vai hay

hạch cổ cạn

Nằm dưới và trước của điểm vai, bị bao phủ bởi cơ tay đầu

59 Hạch nách

Gồm khoảng 3 hạch nhỏ hình hạt đậu, ở mặt trong của vai, phía dưới các mạch máu của nách. Có thể sờ nắn được chúng ở phần trước và bên của xoang ngực.

Hạch cổ sau hay hạch trước ngực

Nằm ở bờ trước của sườn số 1, phía dưới các mạch máu của nách

Hạch nhượng Nằm ở phía dưới của cơ nhị đầu đùi, trong rãnh tạo bởi cơ bán gân và cơ tứ đầu đùi, vùng nhượng.

Hạch toạ Nằm ở bờ dưới của khuyết toạ nhỏ xương tọa, phía trong đầu rộng đùi của cơ tứ đầu đùi

Hạch bẹn Nằm ở vùng đáy chậu, ở sau và trên các vú bẹn

khoảng 2 hoặc 3 hạch, nằm dưới đoạn chữ S của dương vật.

Hạch đùi sau hay hạch vịng hơng ngực

Khoảng 2 – 3 hạch ở mỗi bên, nằm ngay phía trước của động mạch vịng hơng sau.

Hạch thiêng Gồm nhiều hạch nằm ở gốc của động mạch thiêng giữa. Hạch hơng ngồi Gồm nhiều hạch nằm ở ngay phía sau động mạch vịng

hơng sau.

Hạch hậu môn Nằm ở nếp nhăn của da, tại gốc đuôi.

Hạch thắt lưng

Gồm nhiều hạch, tạo thành một chuỗi không theo qui luật ở mặt dưới của động mạch chủ và tĩnh mạch chủ sau, từ cơ hoành đến cửa vào của xoang chậu.

Hạch thận Nằm ở chung quanh tể thận và ở gốc của động mạch thận. Hạch dạ dày Xung quanh động mạch dạ dày.

Hạch màng treo ruột Gồm nhiều hạch rất lớn, nằm trên màng treo ruột. Hạch lách Nằm ở tể lách (mặt trong)

Hạch gan hay hạch tĩnh mạch cửa

Nằm ở mặt tạng của gan, xung quanh động mạch gan và tĩnh mạch cửa

60

Hạch ức Nằm ở mặt trên xương ức, trên động mạch ngực trong.

3. Thực hành: Giải phẩu chi tiết hệ tuần hoàn trong cơ thể gia súc

3.1. Yêu cầu: Xác định được vị trí, hình thái, cấu tạo đại thể của tim gia súc.

Xác định vị trí các động mạch, tĩnh mạch, các hạch bạch huyết trên gia súc.

3.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu

- Tiêu bản tim gia súc ngâm formol.

- Mơ hình, tranh, ảnh hệ tim mạch gia súc. - Heo thí nghiệm.

- Dụng cụ thú y, bảo hộ lao động.

3.3. Các bước thực hiện

3.3.1. Giải phẩu cơ thể vật nuôi

+ Hướng dẫn mở đầu: giảng viên hướng dẫn cách giải phẫu hệ tuần hồn, vị trí, hình thái, cấu tạo của tim, động mạch, tĩnh mạch, vị trí các hạch trên tiêu bản và heo thí nghiệm.

+ Học viên thực hành lại các nội dung giảng viên hướng dẫn

+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên tiêu bản, động vật thí nghiệm và tranh ảnh về vị trí, hình thái, cấu tạo của hệ tuần hồn.

+ Giảng viên theo dõi và sửa lỗi trong quá trình thực hiện của học viên

3.3.2. Tổng kết, nhận xét đánh giá và viết báo cáo

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Xác định đúng vị trí, hình thái, cấu tạo của tim trên tiêu bản và động vật thí nghiệm.

- Đánh giá kết quả thực hành căn cứ vào kết quả thu thập thông tin và quan sát chi tiết các cơ quan theo yêu cầu giảng viên.

- Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết. - Thực hiện đúng thao tác kỹ năng phẫu thuật.

- Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài phúc trình, vẽ hình hệ tim mạch

Câu hỏi ơn tập

61

2. Phân biệt các mạch máu trong cơ thể (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) về vị trí, hoạt động.

3. Mơ tả hệ bạch huyết trong cơ thể

62

CHƯƠNG 6 HỆ HÔ HẤP

MH12-06 Giới thiệu:

Mọi cơ thể sống đều hô hấp (hấp thu oxy từ mơi trường và thải khí cacbonic, trừ 1 số vi khuẩn yếm khí sống trong mơi trường thiếu oxy). Nhu cầu oxy đối với cơ thể rất cần thiết. Trong cơ thể, oxy cần thiết cho mỗi tế bào, nhiệm vụ của hoạt động hơ hấp là dẫn khơng khí cho tiếp xúc trực tiếp với máu, máu là tác nhân vận chuyển oxy tới tất cả các bộ phận cơ thể.

Các cơ quan hô hấp bao gồm đường d.ẫn khí trong đó có xoang mũi, thanh quản, khí quản và cơ quan trao đổi khí.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Nắm rõ được vị trí, chức năng, hoạt động của hệ hơ hấp

- Kỹ năng: Xác định được vị trí, hoạt động của hệ hơ hấp đối với cơ thể động vật

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ thể học của các loài động vật.

1. Chức năng

- Cung cấp oxy cho tế bào trong cơ thể và thải ra ngồi khí CO2 - Điều hịa thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp

- Tham gia vào việc giúp đỡ cơ quan khứu giác nhận biết mùi của khơng khí. - Hơ hấp và bài thải một số chất bay hơi.

Về việc cấu trúc tổng quát, hệ thống hô hấp bao gồm một hệ thống các xoang và các ống dẫn đi từ trước ra sau có:

Xoang mũi  Yết hầu Thanh quản Khí quản Phế quản Phổi (nằm trong xoang ngực).

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)