Cách đặt tên cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 4 : HỆ CƠ

4. Cấu tạo hình dạng và cách đặt tên cơ (danh pháp tên cơ)

4.2. Cách đặt tên cơ

Phần này chỉ qui định cho các cơ vân, vì cơ này tạo thành những bắp cơ riêng biệt, tác động lên xương theo nguyên tắc đòn bẩy. Muốn bộ xương cử động linh hoạt phải có nhiều bắp cơ tác động theo nhiều hướng khác nhau, do đó người ta phải tìm cách đặt tên một cơ nào đó thể hiện được tính cách đặt thù của nó.

Trong khi các cơ trơn, thường định vị trên nội quan, tên của chúng được gọi theo tên cơ quan (như cơ dạ dày, cơ ruột, cơ bàng quang, cơ tử cung…)

Tên cơ được gọi dựa trên đặc điểm của cơ đó.

Ví dụ:

- Đặt tên cơ theo tác động của cơ: Chỉ tác động lên một khớp, làm cho khớp

chuyển động theo chiều hướng nào, thí dụ: Co, duỗi, dang, khép…

- Đặt tên theo vị trí cơ: Chỉ vị trí cơ nằm ở vùng nào của cơ thể, như vùng đùi, vùng ngực, vùng cổ…Cũng có thể nói lên cơ nằm ở lớp cạn (sát da) hay sâu ( gần xương).

39

Hướng sợi cơ cũng không giống nhau trong tất cả các cơ. Đa số trường hợp các sợi cơ xếp song song với trục của cơ. Chiều hướng các sợi cơ so với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng giữa, chạy song song với chiều dài con thú.

Thí dụ: - Nếu các sợi cơ chạy thẳng góc gọi là cơ ngang. - Các sợi cơ chạy song song gọi là cơ thẳng. - Các sợi cơ chạy chéo gọi là cơ chéo.

Một cơ được đặt tên dựa vào một vài trong 5 yếu tố kể trên, làm cách nào đó, để nêu bật các đặc điểm chính của nó.

Thí dụ: Cơ nhị đầu đùi

Cơ nhị đầu tay

Cơ nghiêng bụng ngoài

Cơ tam giác

Cơ duỗi ngón tay chung

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)