Cấu trúc tổng quát của bộ xương

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2 : HỆ XƯƠNG

4.Cấu trúc tổng quát của bộ xương

4.1. Các xương thuộc phần trục (Axial skeleton)

Gồm bộ xương đầu, trục sống, các xương sườn và xương ức.

a) Xương đầu (tige axialie): gồm các xương vùng sọ và các xương mặt - Xương sọ (Cranium cerebrale): Gồm các xương ở phía sau đầu, hợp với

nhau thành hốc sọ để chứa não như xương chẩm (ót), xương bướm, xương sàn, xương trán, xương đỉnh, xương thái dương, xương gò má, xương lệ.

- Xương mặt (Cranium faciale): Ở phía trước của đầu, hợp thành xoang

mũi và xoang miệng gồm các xương như: Xương hàm trên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương mũi, xương hàm dưới, xương lưỡi.

b) Trục sống (colummna vertebralis)

Đây là phần căn bản cho bộ xương của các lồi động vật có xương sống. Cấu tạo bởi các xương lẻ nối tiếp nhau gọi là các đốt sống (vertebralis), bên trong trục sống có một ống rỗng kéo dài để chứa tủy sống gọi là kênh sống (canal

vertebralis). Cột sống chạy dài từ đầu đến đi làm chỗ dựa cho các khí quan.

Tồn bộ trục sống chia làm 5 phần: Phần cổ hay các đốt sống cổ (cervical

vertebrae), phần ngực (Thoracic vertabrae), phần thắt lưng (Lumbar vertebrae,

hông), phần thiêng (Sacrum vertebrae, khum) và phần đuôi (Caudal vertebrae). Số lượng các đốt sống trên từng phần gọi là công thức cột sống. Các đốt sống của mỗi vùng có đặc điểm khác nhau, tuy nhiên chúng cũng có một số tính chất chung của đốt sống.

16

Lồi Cổ Ngực Hơng Khum Đuôi

Ngựa 7 18 6 5 17 – 21 Bò 7 13 6 5 18 – 21 Heo 7 14 – 16 6 – 7 4 20 – 23 Chó 7 13 7 3 18 – 22 Thỏ 7 13 7 4 14 – 16 Cừu 7 13 6 – 7 4 16 – 22 Dê 7 13 6 4 – 5 11 – 14 Người 7 12 5 5 4

c) Xương sườn (ossa costa, ribs)

Là các xương nối dài tạo thành xoang trục để chứa đựng phần lớn các cơ quan của hệ thống hơ hấp, hệ thống tuần hồn. Xương sườn gồm 18 đôi: 8 đôi trước gọi là xương sườn thật, 10 đôi sau là xương sườn giả. Mỗi xương sườn gồm 3 phần: một thân và hai đầu, đầu trên (đầu sống lưng), đầu dưới (đầu ức)

d) Xương ức (sternum): Hợp với các xương sườn để tạo nên xoang trục

gồm:

- Mỏm khí quản (mỏm cán dao) cịn gọi là xương ức trước. Cạnh trên có hai hố để khớp với xương sườn đầu tiên.

- Thân xương ức: hình cái thuyền, thường gồm 7 đốt xương ức nhỏ gắn liền với nhau bởi tổ chức sụn liên cốt.

- Mỏm kiếm (xương ức sau): dẹt từ trên xuống dưới, gần như hình trịn.

4.2. Các xương thuộc phần bên

a) Đai ngực (extremitas thoracalis): Trên các lồi thú rất thay đổi, nếu các

lồi thú có đủ 3 xương đai ngực sẽ gồm: xương vai (os. Scapula), xương đòn gánh (os. Clavicula) và xương mỏ quạ (os. Coracoideum).

Trên các loài gia súc như: ngựa, bị, heo, dê, chó…xương địn gánh và xương mỏ quạ thối hóa, chỉ cịn duy nhất là xương vai. Xương vai khơng dính trực tiếp với các xương phần trục.

17

b) Đai hơng (extremitas pelvina): Trên tất cả các lồi thú đều hiện diện 3

xương: xương hông (os. Ilium), xương tọa (os. Ischii) và xương mu (os. Pubis). Cả 3 xương này dính chặt với nhau thành một xương lớn gọi là xương chậu (os. Coxae). Hai xương chậu phải và trái hợp với nhau thành xương bồn (os. Pelvis). Xương bồn là thành phần chính tạo nên xoang chậu (cavum pelvis).

c) Xương chi trước (ossa membri supeioris): Gồm 1 chuỗi các xương nối

với nhau, thứ tự từ gần ra xa như xương cánh tay (humerus), xương cẳng tay gồm hai xương là xương quay (radius) và xương trụ (ulna), xương cổ tay (os. carpus) gồm khoảng 8 xương ngắn, xếp thành hai hàng hàng 1 và hàng 2. Xương bàn tay (số lượng rất thay đổi theo lồi). Trên các lồi có đầy đủ xương bàn tay, người ta đánh dấu từ trong ra ngoài theo thứ tự từ 1 – 5.

Một số xương bàn có hiện diện nhưng rất nhỏ gọi là các xương bàn phụ, các xương bàn hoàn chỉnh gọi là các xương bàn chính.

Các xương ngón (os. Phalanx)

Tên của các ngón được lấy theo tên của xương bàn mà nó liên hệ. chỉ có các xương bàn chính mới có các ngón, các xương bàn phụ, đầu xa (dưới) tự do. Mỗi ngón có từ 2 đến 3 đốt. Tên của các đốt được đánh số từ gần ra xa, thí dụ: có 3 đốt thì sẽ là đốt số 1, đốt số 2, đốt số 3.

Bảng 2.2: Số lượng các xương bàn trên số loài

Loài X. bàn 1 X. bàn 2 X. bàn 3 X. bàn 4 X. bàn 5

Ngựa - Phụ Chính Phụ -

- Phụ Chính Chính Phụ

Heo - Chính Chính Chính Chính

Chó Chính Chính Chính Chính Chính

d) Xương chi sau (ossa membri inferioris): Cũng tương tự như các xương

chi trước, đây là một chuỗi các xương được sắp xếp nối tiếp nhau:

Xương chậu (ossa innominatumes coxae): gồm xương cánh chậu, xương háng, xương ngồi dính lại với nhau và khớp với xương khum, tạo thành khung xoang chậu.

- Xương cánh chậu (os. ilium): hình tam giác, có 3 cạnh, hai mặt ba góc. - Xương háng (os. pubis): ở phía trước rầm hạ xương chậu, cùng với xương ngồi bao vây lỗ bịt.

18

- Xương ngồi (os. ischii): phần sau cùng của xương chậu, tạo nên phần sau rầm hạ xương chậu.

 Xương đùi (Os. Humerus, ffemoris): là xương dài, nằm chéo từ trên xuống dưới từ trước và hơi ra ngoài, gồm một thân và hai đầu

Xương bánh chè (os. patella): ngắn, rất chắc, gần giống hình tháp  Xương cẳng chân: gồm hai xương xương chày và xương mác.

- Xương chày (os. Tibia): dài, hình tháp, trên to hơn dưới, gồm một thân và hai đầu

- Xương mác (os. Fibula): là một xương dài, dẹp, nhỏ, ở phía ngồi xương chày, đầu dưới nhỏ dần đến 1/3 thân xương chày thì hết.

Xương cổ chân (tarsus): Xếp thành hai hàng song song nhau, song có

điểm khác biệt là hàng số 1 có 3 xương và khơng thay đổi dù bất cứ lồi nào là xương ngón và xương bên.

 Xương bàn (Metatarsus): gồm một bàn chính và hai bàn phụ như ở chi trước nhưng dài hơn.

Xương ngón (phalanx). Số lượng và cách sắp xếp tương tự các xương bàn và ngón tay. Tùy theo cách tiếp xúc của các xương chi với mặt đất người ta chia

Hình 2.1: Bộ xương bị (Nguyễn Bá Thử) 1,2. xương mặt 3,4,5,6. đốt sống cổ 7. đốt sống ngực 8,9. đốt thắt lưng 10. đốt thiêng 11. đốt đuôi 12. xương sườn 17. xương cánh tay 18. xương trụ 19. xương quay 20. xương cổ tay 21. xương bàn tay 22. xương ngón tay 23. xương chậu 24. xương đùi 25. xương ống quyển 26. xương cổ chân 27. xương bàn chân 28. xương ngón chân

19

thành các nhóm thú khác nhau. Ngồi ra, ở các chi cịn có những xương rất nhỏ gọi là xương vừng hay xương hạt mè.

1, 2. Các xương mặt 3. Các xương sọ 4 - 7. Các đốt sống cổ 8 - 9. Các đốt sống hông 10 - 11. Các đốt sống đuôi 12. Xương bả vai 13. Xương cánh tay 14. Xương quay 15. Xương trụ 16. Các xương cổ tay 17. Các xương bàn tay 18. Các xương ngón tay 19 - 20. Các xương sườn 21 - 22. Xương ức 23. Xương chậu 24. Xương đùi 25. Xương ống quyển 26. Xương trâm cài 27. Các xương cổ chân 28. Các xương bàn chân 29. Các xương ngón chân 30 – 31. Xương bánh chè

20

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25 - 30)