Phân loại cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 4 : HỆ CƠ

3.Phân loại cơ

Cơ được phân làm 3 loại cơ vân (cơ xương), cơ trơn, cơ tim. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, vị trí, cấu tạo và sự hoạt động:

Đặc điểm so sánh Cơ vân/ cơ xương Cơ trơn Cơ tim

Phân bố Phần lớn các cơ bám vào xương

Dưới da, thành các nội quan, ống tiêu hóa, niệu sinh dục, mạch quản.

Tim

Cấu tạo Tế bào cơ có hình trụ.

Có nhiều nhân nằm sát cạnh ngoài. Các tế bào cơ tạo thành tơ cơ có các đĩa sáng, đĩa tối nằm xen kẻ nhau. Các tơ cơ hợp thành sợi cơ

Hình thoi.

Nhân nằm ở giữa. Cơ thường có màu trắng

Hình trụ. Có nhiều nhân Có các sọc thang nối các tế bào tạo thành thể hợp bào.

Hoạt động Theo ý muốn (hoạt động tự chủ)

Không theo ý muốn

Không theo ý muốn

 Cơ vân (musculi skeleti): Có màu đỏ sậm, quan sát vi thể thấy có các vân sậm trên các tế bào cơ. Đây là nhóm cơ co rút theo ý muốn, liên hệ chặt chẽ với bộ xương tập hợp thàng những bắp cơ riêng biệt nên cịn gọi là nhóm cơ xương.

37

Trong các cơ vân người ta cịn có cách phân loại chi tiết hơn theo nhiều cách:

- Phân loại theo vị trí:

Một số ít cơ nằm dưới da, làm da cử động không liên hệ đến bộ xương gọi là nhóm cơ da.

Một số ít cơ vân có hiện diện trong các nội quan chủ yếu là các nút thắt của ống dẫn (hậu mơn, bàng quang…) để có thể điều khiển đóng mở các cửa cơ quan theo ý muốn, gọi là nhóm cơ nội quan.

Phần rất lớn các cơ quan hệ với xương gọi là nhóm cơ xương.

- Phân loại theo cách tác động lên xương:

Nhóm cơ đỏ: Là những cơ nằm trong cơ thể có sự hoạt động nhiều (như ở các chi) có màu đỏ sậm do lượng Myoglobin (sắc tố cơ) rất nhiều, phân tích thấy hàm lượng Glycogen dự trữ thấp. Các cơ này khi co, sinh ra một công không lớn nhưng lâu dài và bền bỉ.

Nhóm cơ trắng: Màu lợt hơn, nằm ở các vùng ít hoạt động (như lưng, mơng, đùi…), phân tích thấy hàm lượng Glycogen dự trữ rất cao, khi co cơ tạo một công

lớn nhưng chỉ một thời gian ngắn.  Nhóm cơ trơn: Cấu trúc vi thể rất khác biệt so với cơ vân, tế bào cơ màu

nhạt, các vân ít và mỡ. Tịan bộ các cơ trơn định vị trên các cơ quan nội tạng, hoạt động không theo ý muốn mà theo hệ thống thần kinh thực vật.

 Cơ tim: Trung gian giữa cơ vân và cơ trơn, cấu trúc vi thể giống như cơ vân nhưng hoạt động không theo ý muốn, chỉ hiện diện trên một cơ quan duy nhất là tim.

 Cấu tạo và hình dạng cơ vân

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 46 - 47)