Khớp bất động (Synarthroses)

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 3 : HỆ KHỚP

2. Khớp bất động (Synarthroses)

Các khớp này khơng hoạt động trong suốt q trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ở loại khớp này, các xương không di động với nhau, hoặc nếu có thì

23

ở mức độ rất nhỏ. Các xương được nối với nhau qua tổ chức liên kết, khơng có khoang khớp. Ví dụ: các khớp vùng sọ, vùng mặt.

Khớp bất động có cấu tạo đơn giản và được phân loại như

2.1. Phân loại các khớp bất động theo hình thể đường khớp

Là loại khớp thường thấy nhất như khớp giữa các xương đầu, hai mặt xương nối với nhau bởi một mô sợi rất mỏng. Tùy cấu tạo của bề mặt xương người ta phân biệt:

Khớp răng cưa: Đường khớp gãy như răng cưa, mặt khớp thẳng đứng, điển

hình là khớp giữa 2 xương trán, giữa xương lệ và xương gò má, khớp giữa xương đỉnh và xương trán.

Khớp vẩy: Mặt khớp cắt xiên hình lưỡi kéo, đường khớp phức tạp như hình

vẩy. (hay ngói lợp nhà), điển hình là khớp đỉnh – thái dương.

Khớp lưỡi cày: Đường khớp thẳng, nhưng một khớp là một khe dài, hẹp và

một bản mỏng giữ chặt lấy nhau như khớp giữa xương mũi và xương hàm trên.

Khớp thẳng: Đường khớp thẳng, nhưng mặt khớp gần như phẳng và thẳng

đứng, như khớp giữa xương ót và xương thái dương

Khớp nhịp: Đường khớp đều đặn, ăn nhịp vào nhau. Ví dụ: khớp giữa hai

xương mũi

Khớp mào: Mào của xương nọ lấp vào khe xương kia. Ví dụ: khớp liên hàm

và xương hàm trên.

2.2. Phân loại các khớp tính chất của tổ chức nối giữa hai xương

Khớp sụn (Cartilaginous Joint): Khớp sụn chỉ có tính chất tạm thời, mơ sụn

sẽ hóa cốt nhanh chóng và khớp sụn sẽ biến thành khớp hàn. Thí dụ: Khớp sụn ở các đầu xương dài, giữa xương bướm và xương ót, khớp giữa xương sườn 1 với xương ức, giữa thân các đốt sống.

Khớp sợi (Fibrous joint): mô trung gian là mơ sợi, khớp này đơi khi có tính

chất tạm thời, như khớp giữa xương trụ và xương quay, đôi khi không bao giờ hóa cốt như khớp giữa các phần của xương quai (xương thiệt cốt, xương lưỡi)

Khớp sụn sợi (Fibrocartilaginous joint): mô trung gian là sợi và sụn, như ở

khớp tọa mu, đây là một khớp bán động trên thú trẻ và trở thành bất động khi thú già.

24

Hình 3.1: Khớp bất động ở đầu (Nguyễn Bá Thử)

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ thể học động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)