Ba ba thuộc lớp bò sát thân thiện, thở bằng phổi, sống ở môi trường dưới nước và đẻ trứng trên cạn. Chúng sống được bả ở mực nước dưới đáy ao ni và thích chui rúc vào hàng hốc, bờ kè xung quanh. Bà con có thể xây bể xi măng để nuôi ba ba, tạo môi trường giống với một ao nuôi tự nhiên nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Vị trí: n tĩnh, khơng cớm rợp, có điều kiện cấp - tiêu thuận lợi. Ao ni
tốt nhất nên có hình chữ nhất.
Diện tích: 100 - 200m2, không nên xây dựng ao nuôi quá rộng trên 600m2
sẽ khó quản lý. Sâu khoảng 1,5 -2m, khơng nên để quá sâu.
Chất lượng đất bùn trong ao nuôi: Là đất thịt, đất cát pha hoặc đất thịt pha sét để đảm bảo môi trường trong ao nuôi không bị quá chua. Độ pH trong nước khoảng từ 7 - 8
Đáy: Nên có độ nghiêng nhất định về phía tiêu nước. Khoảng 20% diện
tích đáy ao có lớp cát mịn dày 0,15 - 0,2m
Bờ ao: Nên xây bằng gạch hoặc đá to chắc chắn, không bị sụt lún, nứt vỡ.
25
xây gờ rộng 10 - 15cm ngăn khơng cho chúng bị lên bên trên. Có thể đắp nền đất lên trên bờ, trồng cỏ hoặc đắp sỏi để khơng cho ba ba đẻ trứng.
Rìa bờ ao: Xây thêm 1 - 2 lậc thêm, đắp ụ nổi trong ao hoặc thả xuống
giữa ao bè tre, bè gỗ cho chúng nghỉ ngơi phơi nắng.
Chỗ đẻ trứng: bài đẻ rộng khoảng 1 - 1,5m2 cho khoảng 15 - 20 con đẻ
trứng. Xung quanh bãi đẻ trứng nên xây cao 0,5 - 0,6m2. Bãi đẻ trứng cho ba ba được tạo ngay cạnh ao bằng hình thức đào nhiều hố có lớp cát mịn tơi xốp thích hợp để chúng làm ổ. Bãi đẻ phải đảm bảo yên tĩnh, có bóng mát của cây xanh hoặc mái che để không bị nhập úng khi mưa.
Chất lượng nước: Nước trong ao nuôi ba ba phải sạch sẽ, đã được tiêu diệt
mầm bệnh trước khi thả. Bể nuôi từ năm thứ 2 phải được tẩy ao chuẩn bị lớp nền cát.
Nhiệt độ nước: Duy trì từ 25 - 30 độ C, nếu dưới 20 hoặc trên 32 độ sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe, khiến chúng ăn kém, sinh trưởng chậm.
Ngồi ra nếu ni ba ba sinh sản, nên xây riêng một bể xi măng nuôi ba ba con, ương ba ba mới nở đến 1 tháng tuổi.
Điều kiện bể nuôi:
Xây bằng xi măng, thành bể xây nhẵn mịn bằng gạch, hình chữ nhật.
Diện tích: 2 - 3m2, cao khoảng 80cm, đảm bảo mực nước sâu khoảng 10 - 30cm.
Đáy bể ni cũng phải có độ nghiêng về phía ống cống tiêu nước. Xung quanh bể nuôi phải được che chắn cẩn thận để tránh gió lùa.
Bà con có thể thả vào ao nuôi cây bèo để ba ba chui rúc, tạo bóng mát cho chúng.
4. Chăm sóc ni dưỡng
Ni ba ba sinh sản nên duy trì tỷ lệ đực cái trong ao nuôi là 1: 3. Không nên thả quá nhiều con đực vì chúng hung hăng tranh giành con cái sẽ gây ra xô xát, làm hỏng quá trình giao phối.
Chú ý thay nước ao nuôi vào mùa hè để nước ao luôn sạch sẽ. Người nuôi không nên thay một loạt nước sẽ khiến chúng khó thích nghi, hãy thay dần dần, mỗi ngày cho vào bể từ 20 - 50% lượng nước trong ao, đến 12 - 15 ngày thì thay hết nước, làm vệ sinh đáy bể nuôi. Xả nước vào từ từ. Đến mùa đơng thì mỗi tháng chỉ thay nước 1 lần.
26
Nếu có thức ăn thừa thì nên dọn dẹp tránh để sinh mầm bệnh.
Bà con nên làm giàn che nắng, che mưa cho ba ba. Ba ba ương nếu muốn thu hoạch xuất bán thì nên tháo cạn nước để bắt hoặc dùng lưới để vét, nên thu hoạch vào buổi sáng sớm mát trời. Khi bắt phải nhẹ nhàng tránh làm chúng bị thương.
Ba ba dễ bị câu trộm, vì vậy khi ni, bà con cần kiểm tra thường xuyên hoặc dùng chó để canh giữ ao ni.
ba ba ln ln tìm cách trốn thốt ra ngồi, vì vậy bờ kè ao cần được xây dựng chắc chắn, kiểm soát mực nước, đặc biệt là sau khi mưa.
Chú ý đến nhiệt độ nước để điều chỉnh lượng thức ăn cho chúng, cụ thể: Trên 30 độ C lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng thân.
25 – 29 độ C lượng thức ăn = 7 – 8% trọng lượng thân 20 – 25 độ C lượng thức ăn = 4 – 5% trọng lượng thân. Dưới 20 độ C ba ba rất ít ăn.
Từ 10 độ C trở xuống ba ba sẽ ngừng ăn. . Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở baba
Ba ba ngoài tự nhiên hoặc ni trong ao ni có mật độ thưa ít bị bệnh. Tuy nhiên khi nuôi thương phẩm với mật độ cao, nuôi trong bể xi măng, công tác quản lý không tốt, chúng rất dễ mắc bệnh, bệnh lây lan nhanh gây chết hàng loạt, thiệt hại vô cùng lớn.
5. Thú y
5.1. Phòng bệnh cho ba ba
Thay nước ao theo mùa để đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ không gây mầm bệnh.
Nhiều người khi bắt đầu nuôi ba ba con đến 3 tháng tuổi chết mà không rõ nguyên nhân. Thực chất là khi nở chúng bị hở rốn, nhiễm bệnh hoặc mật độ ni q dày. Cần phải kiểm sốt chặt chẽ khâu này.
Nếu trong ao ni có những con bị bệnh cần phải bắt lên, nuôi riêng biệt, sử dụng thuốc điều trị.
Một số nơi ni cịn dùng cây nghể dại vò ra và thả xuống khu vực ba ba thường xuyên đi lại nhằm phòng bệnh ỉa chảy và ghẻ lở.
27
Trước mỗi mùa vụ, ao ni phải được dọn dẹp sạch sẽ, có thể rắc thêm một lớp vôi sống từ 10 - 15kg/100m2 để khử trùng. Ngồi ra cũng có thể thay lớp cát củ ở đáy ao.
5.2. Một số bệnh thường gặp và các chữa trị
Bệnh sưng cổ:
Cổ ba ba bị sưng, không thể rụt vào bên trong mai.
Sử dụng thuốc Clorocid/ Sulfamid trộn với thức ăn. Ngày đầu tiên 0,2g thuốc/ 1 kg thức ăn, hai ngày sau 0,1 thuốc/ 1 kg thức ăn cho chúng ăn liên tục 3 ngày.
Bệnh ký sinh đơn bào
Bệnh này có thể nhìn bằng mắt thường nếu kí sinh phát triển nhiều, cịn nếu ngược lại thì chúng giống với bệnh nấm thủy mi rất dễ gây nhầm lẫn. Nuôi ba ba con dễ bị mắc bệnh này khiến cho chúng bị chết hàng loạt, thiệt hại rất lớn.
Sử dụng viên sủi TCCA liều lượng 1g/m3 nước để thả xuống ao nuôi.
Bệnh nấm thủy mi
Cổ và chân có những vùng bị xám trắng, ở khu vực đó có sợi nấm mềm. Khi phát triển mạnh, sợi nấm sẽ lên thành bụi trắng dễ quan sát. Bệnh này khiến chúng bị lở loét, lâu dần sẽ chết, tỷ lệ chết đến 40%.
Nấm thủy mi phát triển ở nhiệt độ nước 18 - 25 độ C, vào thời điểm mùa đông, mùa mưa xuân (miền Bắc)
Chữa trị bằng viên sủi TCCA (chlorine dạng viên TCCA 90. Với khả năng
diệt khuẩn cực mạnh nhờ hàm lượng clo hoạt tính cao, nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại sẽ là lựa chọn tốt nhất để xử lý nguồn nước)
Bệnh viêm loét do vi khuẩn gây ra:
Nguyên nhân do mật độ ni dày, nước ao bẩn.
Chúng có thể bị viêm loét ở cổ, chân, đầu, miệng. Một số con bị nặng thì vết lở lt cịn bị đóng kén, xuất huyết. Ngồi ra có biểu hiện kén ăn, cụt móng chân, mắt đỏ, cơ thể mềm nhũn, khi bị lật ngửa cũng khơng có đủ sức lật lại… Lâu ngày khơng được chữa trị thì ba ba sẽ chết.
Sử dụng thuốc kháng sinh Rifampicin trộn với mỡ lợn để bơi lên vị trí bị lở lt, giữ con bị bệnh đó trên cạn khoảng 30 - 60 phút để thuốc khơ lại sau đó thả xuống nước. Bơi thuốc khoảng 7 ngày: ngày đầu dùng 100mg/ 1kg, từ ngày 2 - 7 dùng 50mg/ 1kg.
28
6. Thực hành
Kiến tập tại cơ sở chăn nuôi ba ba trong tỉnh thời gian 4 giờ 6.1. chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu
- Chia nhóm sinh viên (25 sinh viên/01 nhóm) - Phương tiện đi kiến tập: xe trường
- Máy ảnh, sổ tay, bút để chụp hình và ghi chép - Giáo trình mơn học Chăn ni động vật hoang dã 6.2. Phương pháp tiến hành
- Sinh viên đến cơ sở nuôi ba ba để tham quan, học hỏi về kỹ thuật nuôi. 6.3. Nội dung thực hành
- Giảng viên liên hệ trước với cơ sở nuôi ba ba.
- Sinh viên chuẩn bị nội dung thực hành, tập trung đến cơ sở nuôi ba ba. - Ghi chép về kỹ thuật nuôi, chụp ảnh làm tư liệu viết bài thu hoạch.
6.4. Tổng kết nhận xét đánh giá
- Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin.
- Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài thu hoạch
29
CHƯƠNG 4
KỸ THUẬT NUÔI CÁ SẤU MH43-04
Giới thiệu:
Giúp người học nắm rõ phương pháp nuôi cá sấu phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.
Mục tiêu:
- Ứng dụng được những kiến thức nuôi cá sấu vào thực tiễn sản xuất. - Nhận biết được những vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi cá sấu - Rèn luyện tính kiên trì, chịu khó trong học tập.
Cá sấu nước ngọt (có tên khoa học là Crocodylus siamensis)
Đã được đưa vào nhóm IB Nghị định 48/2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công ước Cites . Cả hai văn bản này đều quy định cấm đánh bắt từ tự nhiên cá sấu nước ngọt vì mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu.
1. Đặc điểm sinh lý
Trường hợp muốn khai thác để gây nuôi sinh sản phải được phép của Thủ tướng Chính phủ (do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất).
Theo các quy định này, việc xuất khẩu cá sấu nước ngọt chỉ được thực hiện khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có trại ni sinh sản được đăng ký với chi cục kiểm lâm địa phương. - Có sản phẩm từ F2 trở lên (thế hệ F1 là con của cặp bố mẹ được đánh bắt từ tự nhiên (F0), ni trong trại ni có kiểm soát phối giống sinh ra.
- Thế hệ F2 là con của cặp bố mẹ F1, giao phối sinh ra trong trại ni có kiểm sốt).
Cá sấu là loài rất hung dữ, con nhỏ rất sợ những con lớn, nếu nuôi chung sấu lớn sẽ dành hết thức ăn của sấu nhỏ.
Lồi bị sát khơng có thân nhiệt nhất định mà có thể tự điều tiết thay đổi phù hợp theo môi trường.
Tuy nhiên đối với cá sấu sự thay đổi này có giới hạn, nhiệt độ thích hợp cho chúng từ 28 – 300C. Vì vậy chúng trầm mình dưới nước là cách làm giảm thân nhiệt và nằm phơi nắng là để tăng thân nhiệt.
30
Một hình ảnh quen thuộc của cá sấu là nằm bất động há rộng miệng bày đôi hàm răng kinh khiếp.
Đây khơng phải là hình thức đe dọa mà chỉ vì da cá sấu rất dày, khơng có tuyến mồ hơi nên chúng phải há miệng để bài tiết hơi nóng ra ngồi.
Do những đặc điểm trên mà chuồng nuôi cá sấu phải hội đủ 3 điều kiện: có hồ nước dốc thoai thoải, có chỗ nằm phơi nắng và có bóng mát.
Ngồi tác dụng làm hạ thân nhiệt, hồ nước cịn là mơi trường để cá sấu giao phối và giúp bảo vệ mắt cá sấu. Vì cá sấu khi lên cạn giác mạc rất dễ bị khơ
Nhìn hình dáng bên ngồi rất khó phân biệt sấu đực, cái nhất là lúc còn nhỏ. Cách hay nhất là khám bộ phận sinh dục bằng cách cột chặt và đặt sấu nằm ngửa.
Cá sấu nhỏ khi ấn tay dưới lỗ huyệt và đẩy đuôi sấu cong lên, nếu con đực dương vật sẽ lộ ra ngoài.
Đối với sấu lớn, ấn ngón tay vào trong lỗ huyệt và di động qua lại, nếu con đực ngón tay sẽ chạm chiều dài dương vật bên dưới da.
Hình 4.1: Cá Sấu (Crocodylus siamensis)
1.1. Sinh sản
Trong mùa giao phối của cá sấu (từ tháng 12 đến tháng 3) phải luôn giữ mức nước trong ao, bể ít nhất là 1m để cá sấu đực, cái có thể vườn nhau ghép
31
đôi. Trong thời kỳ này, thường có hiện tượng cá sấu đực đánh lộn lẫn nhau, thậm chí gây ra các vết thương có thể làm cho cá sấu chết;
Cần chuẩn bị nhiều rơm rác, đất ẩm để cá sấu làm gị tổ. Nếu khơng có kịp thời các điều kiện này thì cá sấu sẽ đẻ phân tán khắp chuồng hoặc cá sấu khơng đẻ.
Tổ đẻ phải ở gần nước, có thời gian xen kẽ râm và nắng để đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho trứng sau khi đẻ ra.
Chuồng trại cần đảm bảo yên tĩnh.
Trứng cá sấu đẻ ra được khoảng 65 - 75 ngày sẽ nở thành cá sấu con,
Việc thu nhặt trứng về ấp nhân tạo sẽ cho hiệu quả cao hơn. Muốn thế phải biết cách phát hiện ra tổ của cá sấu đẻ, cách chọn lựa và vận chuyển trứng, kỹ thuật ấp nhân tạo,...
Cá sấu đẻ lần đầu có thể cho 5 - 20 trứng; vào những năm sau có thể đẻ 40 trứng. Cá sấu đẻ quả nọ tiếp quả kia.
Trung bình 30 phút đẻ một quả cho đến quả trứng cuối cùng. Cá sấu thường đẻ từ nửa đêm đến gần sáng.
1.2. Ấp trứng
Cá sấu mẹ được nuôi ấp trứng thường không đạt được tỷ lệ cao như mong muốn. Do vậy cần chuyển sang một khu ấp trứng riêng biệt để theo dõi và kiểm tra.
Ấp trứng một cơng đoạn khó, tỷ lệ đậu cao hay khơng phụ thuộc vào khã năng chăm sóc của nhân các kỹ thuật viên.
32
Hình 4.3: Âp trứng nhân tạo:
33
Hình 4.5: Cho cá sấu ăn 2. Thức ăn
Phải cho cá sấu ăn thức ăn tươi, cắt thành các mảnh nhỏ để cá sấu dễ nuốt và không để ruồi nhặng bâu. Hai ngày cho cá ăn một lần.
Đặt thức ăn lên các tấm ván hoặc các miếng tôn để dễ dàng quét dọn, di chuyển.
Máng cho ăn nên dài và không quá 10cm láng xi măng nhẵn và dốc thoai thoải thông với mương tiêu.
Khi qt dọn máng ăn có thể dùng vơi nước để xối rửa và dùng chổi cán dài, để quét dọn.
Phía trên các máng ăn chừng 80 cm nên căng lưới và để không cho chim chóc sà xuống ăn và tranh thức ăn của cá sấu.
3. Chuồng trại
Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm thường là một khu vực ngoài trời được quây lại (cịn gọi là chuồng qy) có hệ thống rào chắc chắn, có bể chứa nước
34
(bể đất hoặc bể xi măng) có khu vực cho cá sấu ăn và nhiều cây bóng mát.
Hình 4.6: Khu ni nhốt cá sấu
Địa điểm làm chuồng quây cần chọn nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, kín gió (có thể trồng cây để chắn gió), chú ý là cây khơng được che khuất ánh sáng mặt trời buổi sáng và buổi chiều chiếu vào chuồng quây.
Có thể dùng gỗ, lưới kim loại, các tấm tôn để rào quây chuồng hoặc xây tường bao bằng gạch pa panh. Rào sâu ngập trong đất ít nhất 50cm để tránh cá dũi đất tẩu thoát. Tường rào xây cao khoảng 1,4m có thể ni cá sấu cỡ dài 2m an tồn.
Trong chuồng ni nhất thiết phải có nước cho cá sấu đầm mình vì vậy phải có ao hoặc bể xây.
Ao đất (hoặc bể đất) nếu đào nơng khó giữ nước, đào sâu cá sấu đã xuống nước sẽ khó lên bờ nên cần dùng các khúc gỗ, tảng đá hoặc tấm xi măng nhẵn xếp vào bờ hoặc kè ao giúp cho cá lên bờ dễ dàng. Ao có dịng nước chảy vào-ra nhưng vẫn giữ được mức nước ổn định là tốt nhất.
Bể xi măng chìm khơng sâu quá 75cm. Nếu cùng một chuồng các bể xây có độ cao thấp khác nhau, thì cá sấu có xu hướng tụ tập ở phía dưới.
Chuồng ni cá sấu kích thước 30x30m có hệ thống hai bể song song, thành bể có bờ thoải dốc, độ sâu trung bình ở giữa bể là 60cm. Khi cần cọ rửa vệ sinh cần tháo cạn nước ở một bể, tất cả cá sấu sẽ sang bể bên cạnh.