Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 77 - 86)

4 .Chăm sóc ni dưỡng

5.4 .Bệnh do vi khuẩn gây ra

6.1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu

- Chia nhóm sinh viên (25 sinh viên/01 nhóm) - Phương tiện đi kiến tập: xe trường

67

- Máy ảnh, sổ tay, bút để chụp hình và ghi chép - Giáo trình mơn học Chăn ni động vật hoang dã

6.2. Phương pháp tiến hành

Sinh viên đến cơ sở nuôi chim trĩ để tham quan, học hỏi về kỹ thuật nuôi.

6.3. Nội dung thực hành

- Giảng viên liên hệ trước với cơ sở nuôi chim trĩ.

- Sinh viên chuẩn bị nội dung thực hành, tập trung đến cơ sở nuôi chim trĩ. - Ghi chép về kỹ thuật nuôi, chụp ảnh làm tư liệu viết bài thu hoạch.

6.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

- Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin.

- Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài thu hoạch

68

CHƯƠNG 7

KỸ THUẬT NUÔI VỊT TRỜI MH43-07

Giới thiệu:

Giúp người học nắm rõ phương pháp nuôi vịt trời phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

Mục tiêu:

- Ứng dụng được những kiến thức nuôi vịt trời vào thực tiễn sản xuất. - Nhận biết được những vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi vịt trời - Rèn luyện tính kiên trì, chịu khó trong học tập.

1. Đặc điểm sinh lý

Vịt trời có nhiều loại khác nhau, nhưng ở nước ta chủ yếu nuôi 2 loại là vịt trời châu Á và vịt trời Bắc Mỹ.

Vịt trời châu Á: Cơ thể dài trung bình 0,6 m. Giống vịt trời này đang được đầu tư phát triển nhiều nhất ở nước ta nhờ sức đề kháng tốt, chất lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt rất mắn đẻ.

Vịt trời Bắc Mỹ: Có chiều dài thân ngắn hơn vịt châu Á khoảng 2 cm. Loài này có thịt ngon, đậm đà, chất lượng dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng và đang dần được nhân rộng ở Việt Nam. Do mới được du nhập vào Việt Nam nên nguồn vịt giống và vịt thương phẩm cịn hạn chế, giá cao.

Ngồi 2 giống vịt trời được nuôi nhiều nhất kể trên, ở Việt Nam cịn có một số giống khác ít phổ biến hơn như vịt mốc, vịt cánh trắng…

Người nuôi cần căn cứ vào một số đặc điểm bên ngoài để lựa chọn được giống vịt trời tốt như: Mỏ có màu xám chì, đồng màu; có một vệt đen kéo từ cuối mỏ ra sau đầu, đỉnh đầu có màu nâu xám, chân màu hơi xám tro; rốn khô, lơng mượt, chân, mỏ bóng, nhanh nhẹn; trọng lượng, kích thước đảm bảo theo tiêu chuẩn giống.

Nên chọn mua vịt từ đàn vịt bố mẹ rõ nguồn gốc, sạch bệnh và nên mua ở các cơ sở cung cấp giống uy tín để tránh mua phải vịt giống cận huyết, vịt kém chất lượng.

69

Hình 7.1: Vịt trời 2.Thức ăn

Tùy vào hình thức ni là bán cơng nghiệp hay cơng nghiệp mà người ni có những chế độ cho ăn và thức ăn khác nhau cho đàn vịt. Ở giai đoạn vịt 1 - 5 ngày tuổi nên cho vịt ăn cám có kích cỡ nhỏ, vừa miệng vịt và có độ đạm khoảng 19%; vịt được 5 - 15 ngày tuổi có thể cho ăn cám của vịt loại 1 - 21 ngày tuổi. Ðối với vịt ở giai đoạn 15 ngày tuổi đến khi xuất bán, có thể cho ăn hồn tồn bằng cám cơng nghiệp của vịt hoặc có thể tận dụng các loại thức ăn có ở địa phương để cho vịt ăn như cám gạo, ngơ, bèo tây… nhằm tiết kiệm chi phí ni.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần thường xuyên bổ sung Vitamin B1 và B-complex nhằm phịng tránh các bệnh về đường tiêu hóa và hơ hấp đồng thời tăng sức đề kháng cho đàn vịt.

Khi thay đổi thức ăn của vịt nên thực hiện từ từ cho vịt quen dần: Ngày 1 trộn 2/3 thức ăn cũ và 1/3 thức ăn mới; ngày thứ 2 trộn 1/3 thức ăn cũ và 2/3 thức ăn mới; ngày thứ 3 mới cho ăn hoàn toàn thức ăn mới. Hoặc chia 4 phần và 4 ngày: ngày 1: 1/4 thức ăn mới và 3/4 thức ăn cũ; ngày 2 và 3: 1/2 thức ăn mới và 1/2 thức ăn cũ, ngày 4: 3/4 thức ăn mới và 1/4 thức ăn cũ.

70

3. Chuồng trại

Nhiệt độ: Cần bật bóng khoảng 3 - 5 tiếng trước khi bắt vịt về úm. Do vịt mới nở có sức đề kháng yếu. Vì vậy, cần nhiệt độ cao, nhiệt độ trong quây úm là 35 - 360C đối với vịt 1 ngày tuổi. Nhiệt độ giảm dần theo ngày, đến ngày thứ 5, nhiệt độ trong quây úm đảm bảo khoảng 32 - 330C. Sau đó giảm dần nhiệt độ thích hợp bằng cách quan sát hoạt động của vịt, nếu thấy vịt đứng tụm lại, co ro là nhiệt độ thấp; nếu vịt đứng tản ra thì do nhiệt độ cao.

Ðộ ẩm: Duy trì độ ẩm trong quây úm khoảng 70% là thích hợp.

Mật độ ni: Thơng thường, diện tích nhà úm khoảng 50 - 100 m2/vạn vịt. Căn cứ vào từng giai đoạn mà có mật độ thả vịt khác nhau, cụ thể: Trong tuần 1, úm vịt với mật độ 20 con/m2; tuần 2 là 5 con/m2; từ tuần thứ 3 trở đi tiến hành thả vịt ra ngoài.

Máng ăn, máng uống: Máng ăn phải rộng để vịt có thể tiếp xúc với thức ăn, chiều dài của máng đảm bảo 10 - 14 cm/con. Máng uống phải rửa hàng ngày, đảm bảo đủ chỗ cho vịt đứng, độ dài máng bình qn là 3 cm/con, máng phải ln có nước. Bố trí máng ăn, máng uống ở khu vực riêng, để chỗ nghỉ ngơi của vịt luôn được khô ráo.

71

4. Chăm sóc ni dưỡng

4.1. Vịt trời con từ 1 đến 3 ngày tuổi

Vịt trời khi mới nở được 1 ngày tuổi, bà con có thể cho vịt tập ăn bằng bột ngô hoặc tấm, nên cho Vịt trời con uống nước có pha thêm chất điện giải, vitamin B complex, vitamin C, nhu cầu về nước uống của Vịt trời con từ 1 đến 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ 2 trở đi, có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dành cho vịt loại cám viên nhỏ.

Lưu ý: nên phòng bệnh dịch tả cho vịt trời con lần thứ nhất, khi đạt 3 ngày tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phịng bệnh sớm có đáp ứng miễn dịch thấp và có thể gây trung hịa kháng thể do Vịt trời mẹ truyền sang.

4.2. Vịt trời con từ 4 đến 10 ngày tuổi

Cho Vịt trời con ăn thức ăn có bổ sung thêm đạm như: Bột cá nhạt;tôm; cua; giun… Nếu ni Vịt trời thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với bột gạo, bột ngô, bột mỳ. Những ngày đầu chỉ cho Vịt trời con tắm 5 đến 10 phút sau đó tăng dần lên, đến ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do. Bà con lưu ý nên tiêm phịng vacxin dịch tả vịt đơng khơ TW2 khi Vịt trời đến 7 đến 8 ngày tuổi.

4.3. Vịt trời con từ 11 – 20 ngày tuổi

Đến giai đoạn thời kỳ sinh trưởng nếu có điều kiện bà con nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp, không nên cho Vịt trời ăn đơn thuần cám tổng hợp hoặc tấm, cám trong giai đoạn này mà cần bổ sung thêm chất đạm như (tôm, cua, cá, các động vật nhỏ sống trong mơi trường tự nhiên có sẵn ngoài đồng ruộng khi chăn thả tự nhiên).

Khi Vịt trời đạt 15 ngày tuổi, bà con nên cho vịt ăn kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho Vịt trời kiếm thêm thức ăn ngồi tự nhiên vì Vịt trời vốn là lồi sống hoang dã từ thiên nhiên.

Từ 20 ngày tuổi trở đi có thể tập cho Vịt trời ăn thóc. Tiêm vacxin phịng bệnh dịch tả cho đàn Vịt trời lần thứ 2, lúc Vịt trời đến 21 ngày tuổi (sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2).

4.4. Vịt trời từ 20 – 80 ngày tuổi

Vịt trời khi đã đạt đến 30 ngày tuổi, vịt ăn được thóc và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này bà con có thể cho Vịt trời chạy đồng để tự chủ động và kiếm nguồn thức ăn từ thiên nhiên trong các cánh đồng, sông hoặc ao hồ. Khi Vịt trời đến khoảng gần 70 ngày tuổi, trong giai đoạn này bà con cần chọn lọc các con Vịt

72

trời đực, Vịt trời cái tốt, khỏe mạnh, đạt yêu cầu chất lượng để chuyển sang giai đoạn nuôi hậu bị. Các con nuôi để bán Vịt trời thịt, nên nuôi đến 80 ngày tuổi là có thể xuất chuồng.

Trong giai đoạn Vịt trời con và khi trưởng thành, lượng thức ăn bình quân (g/con/ngày) như sau:

+ Tuần tuổi thứ 1: 21 g/con/ngày. + Tuần tuổi thứ 2: 56 g/con/ngày. + Tuần tuổi thứ 3: 91 g/con/ngày. + Tuần tuổi thứ 4: 127 g/con/ngày. + Tuần tuổi thứ 6: 140 g/con/ngày. + Tuần tuổi thứ 8: 145 g/con/ngày.

4.5. Kỹ thuật nuôi Vịt trời hậu bị và Vịt trời cái sinh sản

Trong giai đoạn phát triển này cần lưu ý nuôi dưỡng để Vịt trời không quá béo và cũng không quá gầy. Lúc Vịt trời được 5 tháng tuổi lại tiếp tục chọn lọc một lần nữa để loại thải những con không đạt tiêu chuẩn làm giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật. Thơng thường, thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn nhiều so với thời điểm chọn Vịt trời hậu bị.

Vịt trời trống được chọn khắt khe hơn và ghép Vịt trời trống – mái theo tỷ lệ 1 : 5, 5 – 6. Khi Vịt trời sắp đẻ, vịt đã thay lơng xong, bộ lơng mượt trở lại. Nhìn bộ lơng có thể đánh giá tương đối chính xác chất lượng ni dưỡng của giai đoạn hậu bị.

Lúc Vịt trời được 20 đến 22 tuần tuổi bà con bắt đầu thay thức ăn từ loại thức ăn hậu bị sang thức ăn Vịt trời đẻ nhưng vẫn phải khống chế mức ăn hàng ngày cho đến khi Vịt trời đẻ 30 – 50% mới cho ăn tự do để tránh Vịt trời bị béo mập. Nếu vịt bị quá mập, tích mỡ nhiều ở khoang bụng, xung quanh buồng trứng sẽ hạn chế sự phát triển của buồng trứng, hậu quả là Vịt trời sẽ đẻ muộn hơn, tỷ lệ đẻ thấp và tỷ lệ trứng nhỏ, tỉ lệ trứng bị dị hình cao.

Khi ni đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tháng) là Vịt trời đẻ. Cần lưu ý là trong thời kỳ Vịt trời sinh sản, nhu cầu dinh dưỡng của chúng sẽ cao hơn nên cho Vịt trời ăn thêm thóc mầm sẽ giúp chúng đẻ tốt hơn.

Cũng giống như gà, Vịt trời cần rất nhiều canxi, vì vậy nên bổ xung thêm các chất bột khoáng, bột xương vào khẩu phần ăn trong mùa sinh sản để chất lượng đạt hiệu quả cao.

73

Nuôi chăn thả Vịt trời ra ngoài ao hồ, bãi chăn kết hợp cho ăn thêm thóc, cám gạo, hoặc cám ngơ nấu chín và trộn với rau bèo, cây chuối băm nhỏ hoặc rau khoai lang kết hợp trộn đều khi cho ăn. Nghĩa là những thứ mà gia đình tự có, tự kiếm được, tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có phù hợp với từng địa phương. Phương thức nuôi này phù hợp với các chủ hộ mà điều kiện kinh tế còn hạn chế.

Nuôi nhốt Vịt trời và sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên kết hợp cho ăn thêm các nguồn bổ sung khác như thóc, tơm, cua, cá … Tỷ lệ khoảng 70 – 70 đến 80% là thức ăn hỗn hợp dạng viên + 20 – 30% được thay bằng thóc và một số loại thức ăn tự nhiên khác như: rau, bèo bắm thái nhỏ. Cần lưu ý là các nguồn thức ăn tự nhiên thay đổi theo mùa vụ vậy nên bà con cần chủ động các loại thức ăn hợp lý theo từ địa phương, gia đình khi sản xuất nơng nghiệp.

Ni Vịt trời đẻ hồn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn dạng viên). Dùng thức ăn viên có chi phí thức ăn tương đối cao, nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn dành cho vịt đẻ. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa thức ăn cho vịt đẻ hướng trứng (thường có tỷ lệ protein thấp hơn) với thức ăn cho vịt đẻ hướng thịt.

Trong q trình ni, cần tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng xuất ăn, năng xuất vịt đẻ trứng. Nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

Cho Vịt trời đẻ ăn 2 bữa/ngày, nên cho Vịt trời ăn vào lúc trời mát. Trải rộng chỗ cho ăn bằng bạt tải đủ không gian rộng cho tổng số lượng đàn ăn, sau khi Vịt trời ăn xong, nên giặt sạch, quấn gọn và phơi khô để trải cho bữa ăn sau. Bà con lưu ý: Tránh để thức ăn ngoài mưa, nắng…, ảnh hưởng xấu đến chất lượng thức ăn. Những ngày nắng nóng, lượng thức ăn tiêu thụ giảm nhiều thì cần phải bổ sung thêm các chế phẩm bổ sung axít-amin và chất điện giải cho đàn Vịt trời.

Cần có đủ nước uống cho Vịt trời đẻ. Trước khi thả Vịt trời xuống ao hồ phải cho uống no nước ngọt, sạch. Có thể dùng máng uống tự chế bằng tôn, chậu sành hay máng uống tự động.

5. Thú y

Tùy theo lứa tuổi của vịt tương ứng từng chủng loại thức ăn phù hợp. Nước uống cho vịt cũng phải là thức uống sạch.

74

Nên bổ sung thêm B1, B-complex để phòng bệnh hơ hấp và tiêu hóa, đồng thời tăng sức đề kháng cho vịt.

Vịt trời cũng là một loại gia cầm nên cần chú ý tiêm phòng vaccine cúm gia cầm hay các loại vaccine về tụ huyết trùng, tiêu hóa...

6. Thực hành

Kiến tập tại cơ sở chăn ni Vịt trờingồi tỉnh thời gian 8 giờ 6.1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu

- Chia nhóm sinh viên (25 sinh viên/01 nhóm) - Phương tiện đi kiến tập: xe trường

- Máy ảnh, sổ tay, bút để chụp hình và ghi chép - Giáo trình mơn học Chăn ni động vật hoang dã 6.2. Phương pháp tiến hành

- Sinh viên đến cơ sở nuôi Vịt trời để tham quan, học hỏi về kỹ thuật nuôi. 6.3. Nội dung thực hành

- Giảng viên liên hệ trước với cơ sở nuôi Vịt trời.

- Sinh viên chuẩn bị nội dung thực hành, tập trung đến cơ sở nuôi Vịt trời. - Ghi chép về kỹ thuật nuôi, chụp ảnh làm tư liệu viết bài thu hoạch.

6.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

- Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin.

- Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài thu hoạch.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2006). “Kỹ thuật chăn nuôi một số

động vật quý hiếm”. NXB Lao Động – Xã Hôi.

2. Bộ Khoa Học, Công nghệ và Môi trường, (2000). “Sách đỏ Việt Nam”. Phần Động vật; Tập1. NXB Khoa học & Kỹ Thuật - Hà Nội.

3.Nguyễn Lân Hùng (2007). “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhiếm”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4. Võ Đình Sơn (1999) “Phịng ngừa và điều trị một số bệnh của các loài linh

trưởng và gấu” Phòng Giáo Dục Bảo tồn - Thảo Cầm Viên - TP.HCM.

5. Võ Đình Sơn, ChrisB.Banks (2000) “Chăm sóc và ni dưỡng các lồi bò

sát” Phòng Giáo Dục Bảo tồn - Thảo Cầm Viên - TP.HCM.

6. Các Thơng tư, Nghị định của chính phủ và các bộ ngành liên quan.

- Nghị định số 82 - 2006 - NĐ - CP của chính phủ ban hành ngày 10/8/2006 - Nghị định số 32 - 2006 - NĐ - CP ngày 30/3/2006

- Nghị định số 88/2003 NĐ/ CP ngày 30/7/2003

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)