Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nghiên cứu tổng kết tại trang trại

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63)

2 .Thức ăn

3. Chuồng trại

1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nghiên cứu tổng kết tại trang trại

- Tỷ lệ trứng có phơi (%) : 93 – 97%

- Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp bàng máy ấp trứng (%) : 90 – 95% - Tỷ lệ nuôi sống (%) : 90%

- Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ : 60g – 70g/con/ngày Chim Trĩ đỏ khoang cổ thương phẩm (nuôi 16 tuần tuổi)

53 - Tỷ lệ nuôi sống (%) : 95 - 100%

- Khối lượng cơ thể (kg) cả trống và mái: 1.0 – 1.4 g/con - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể (g): 4.8 – 5.0 kg 1.2. Dựa vào đặc điểm cơ thể để phân biệt chim trống , mái

Ở cùng lứa tuổi Chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái . Lúc cịn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình chim. Có thể phân biệt bằng mặt thường qua việc so sánh kích thước cở thể, chiều cao chân, hoặc lỗ huyệt.

Khi bước vào thời kỳ 2 - 3 tháng tuổi chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ nâu nhạt sang màu đỏ pha, lúc này trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái rõ rệt. Trên cổ chim trống hình thành tuyến lơng màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng. Kế tiếp xuất hiện 1 vịng lơng cổ màu trắng ( thường gọi là Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng ) Lơng đi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn với các vệt đen hoặc trắng nhạt .Trên má hình thành hai mào đỏ và hai chỏm lông sừng màu xanh thẫm. Chim Trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2 kg , lơng đi có thể đạt 0,4 – 0,6m, tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ ni thả.

Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống. Sau khi thay lông ở thời kỳ 3 - 5 tháng tuổi chim mái sẽ ổn định ở bộ lơng màu tối có những đốm đen, pha lẫn màu hạt dẻ, Chim mái có đi ngắn hơn chim trống, trọng lượng bình qn của một chim mái trưởng thành khoảng 0,7 – 1,3kg / con.

Trong môi trường tự nhiên một chim trĩ đực thường quản lý và giao phối với rất nhiều chim mái. Với bản năng sinh dục mạnh 1 chim trĩ trống có thể đạp liên hồi nhiều chim trĩ mái trong một thời gian ngắn. Với tốc độ và sự uy hiếp rất mạnh của chim trống nên việc nuôi ghép 1 trĩ trống và 1 chim mái để sinh sản là điều tối kỵ, chim mái sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn, bị dập trứng , hoặc lồi Zoom (tuột hậu mơn) đơi khi có vấn đề về tâm, sinh lý ảnh hưởng nghiêm trong đến thế hệ chim mới sinh ra. Tuy nhiên nuôi với tỷ lệ mái quá nhiều cũng không tốt cho chim trống và chất lượng phôi trứng. Qua nghiên cứu thực nghiệm đã ổn định đàn chim bố mẹ sinh sản theo tỷ lệ 1 trống + 3 mái.

Việc nuôi chim trĩ đỏ ở thời kỳ cịn nhỏ thường gặp một số khó khăn nhất định liên quan đến chế độ dinh dưỡng, điều kiện mơi trường đặc biệt là khâu vận chuyển. Vì vậy những người mới ni hoặc chưa có kinh nghiệm ni trĩ đỏ nên hạn chế việc đầu tư mua con giống size nhỏ. Người mua nên chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị.

54

Chọn chim trống có ngoại hình to, cao, đi dài, lơng mượt, trường chim dáng khỏe, mạnh, lanh lợi. Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống ln trong tư thế nghiêng mình sung trận

Chim mái: bầu chim, nở hậu, khơng dị hình, dị tật. Nên mua chim ở những cơ sở gây ni uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh, không bị đồng huyết, cũng như được tư vẫn về kỹ thuật gây nuôi.

Một điểm đáng lưu ý : hiện nay chim trĩ đỏ vẫn nằm trong danh mục động vật hoang dã nên việc gây ni vẫn phải có khai báo với chi cục kiểm lâm sở tại. Phần lớn các cở sở nhân giống tự phát trên cả nước hiện vẫn chưa được đăng ký gây nuôi. Đây cũng là một vấn đề khó khăn trong cơng tác quản lý đối với các cơ quan hữu quan cũng như việc vận chuyển, buôn bán cho các hộ dân. Bà con nên tìm đến các cơ sở gây ni được cấp phép để mua con giống với nguồn gốc hợp lệ. Tránh mua trơi lổi trên thị trường sẽ gặp phải khơng ít khó khăn trong khâu vận chuyển cũng như công tác nhân giống và tiêu thụ sản phẩm về sau.

2. Thức ăn

2.1. Thức ăn viên kết hợp với thóc và rau xanh

Sử dụng loại cám viên dùng cho gà con, thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc. Ngồi ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh : rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ .

Cũng như chăn ni các lồi gia cầm, chăn ni chim cũng như vậy. Thức ăn của trĩ là cám tổng hợp (loại khơng có tăng trọng), ngơ xay, thóc, đậu tương, rau xanh, cỏ,... Ngồi 2 tháng có thể cho trĩ tập ăn thóc bằng cách trộn 10 – 20 % vào khẩu phần ăn. Ở giai đoạn 5 – 8 tháng có thể trộn đến 50 % thóc vào khẩu phần ăn.

Việc chăm sóc, ni dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt nhanh đến khối lượng giết mổ càng sớm càng tốt.

2.2. Thức ăn hổn hợp

Thức ăn hổn hợp được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của chim trong từng giai đoạn.

Khẩu phần ăn có thể phối chế đa nguyên liệu, sử dụng thức ăn bổ sung động vật, thực vật, Premix khoáng vi lượng và Vitamin. Không sử dụng các nguyên liệu bị mốc, nhiễm độc tố Afratoxin hoặc bột cá mặn (có hàm lượng muối cao). Khẩu phần thức ăn được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu

55

cầu phát triển trong giai đoạn nuôi, thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc động vật, thực vật, Premix Vitamin, khoáng vi lượng v.v.

3. Chuồng trại

Vị trí chuồng ni phải chọn nơi cao ráo, thống mát, cách xa các trại ni gia súc, gia cầm khác nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo.

Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh, rải chất độn chuồng bằng phơi bào hoặc trấu có thể trộn với cát được phơi khơ đã được phun khử trùng. Mặt khác phải đảm bảo thực hiện được biện pháp an toàn sinh học.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ninong trong khu vực ni đề phịng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều, chết.

Cách thiết kế chuồng trại thường theo phương thức chia nhiều ơ với kích thước rất nhỏ, môi ô chỉ nuôi từ 1 - 4 cá thể (ghép bộ). Cách làm này tuy hạn chế được việc chim đánh, mổ nhau nhau nhưng lại tốn kém rất nhiều trong khâu thiết kế chuồng trại, máng ăn cũng như cơng chăm sóc.

Mơ hình ghép cặp chỉ thích nghi với điều kiện ni kiểng, hoặc diện tích đất nhỏ.Tuỳ mục đích, quy mơ sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim

3.1. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi

Trước khi đưa chim vào nuôi dù quy mô lớn hay nhỏ cần phải chuẩn bị mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: lồng úm, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi.

Chim 0 – 30 ngày tuổi :40 - 15 con /m2 Chim 30 – 60 ngày tuổi : 12 – 6 con / m2 Chim 60 – 90 ngày tuổi : 4 – 2 con /m2

Sau 90 ngày tuổi : đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con /m2 3.1.1. Lồng úm nuôi giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi

Lồng úm và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa chim vào nuôi 15 – 20 ngày và phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phịng dịch, tường, nền được qt nước vơi đặc nồng độ 40%.

56

Sau đó để khơ phun tiêu độc bằng xút 2% (NaOH) với liều 1 lít/m2 hoặc bằng các loại thuốc sát trùng khác như Foocmol 3% phun 2 – 3 lần.

Trước khi thả chim Trĩ vào nuôi 1 – 2 ngày phun tẩy uế lại bằng Formalin 3% và đóng kín cửa.

Sau khi phun 5h mở cửa cho thơng thống bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả chim. Nếu như chuồng trại xây mới thì có thể chỉ dùng thuốc sát trùng Virkon của hãng Bayer: pha 100g với 10 lit nước, phun 300ml/m2, phun toàn bộ trại bao gồm nền, tường, bồn ăn uống, khơng khí, giày ủng.

Hầu hết các kiểu úm gia cầm đều phù hợp cho việc úm chim Trĩ.Trong thời gian úm gột, để nguồn nhiệt một phía, tránh gió lùa sử dụng lồng úm với chiều cao 40 – 50 cm; chiều dài 1,0 – 1,2 m; chiều rộng 0,7 – 0,9 m.

Xung quanh được đóng bằng gỗ ép hoặc cót ép, phía trên làm bằng lưới ô nhỏ để tránh chim bay, cửa lồng có thể nằm ở phía trên tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Lồng này dùng để úm chim non trong 28 – 30 ngày đầu, mỗi lồng như vậy có thể úm từ 50 – 80 chim.

3.1.2. Chuồng nuôi giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi

Giai đoạn này chim Trĩ được nuôi thả ra nền chuồng bê tông để rải trấu hoặc phôi bào với độ dày 5 – 8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát. Chim Trĩ được thả ra ngoài nhằm cho chim vận động, nhưng phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi. Bên ngoài lớp lưới của sân chơi có thể phủ lên những cành cây giúp cho môi trường sống giống với các điều kiện tự nhiên. Giai đoạn này một chim cần 0,5 m2 tổng diện tích sàn bên trong chuồng ni, và 2 m2 diện tích nền bên ngồi được dùng cho việc vận động. Sau q trình ấp, chim trĩ có thể được ni khép kín, nhưng cần thiết phải có nơi cư trú đầy đủ. Sân chơi được rào kín bằng lưới để ngăn chim thốt ra ngồi. Để ngặn chặn việc bay mất, kẹp lông cánh khi chúng 4 tuần tuổi hoặc cắt lông cánh ngay ban đầu.

Chim trĩ rất dễ kích thích và bay rất tốt, vì vậy chúng nên được nhốt trong chuồng nuôi hoặc các bãi rào được bao bọc cẩn thận. Nếu chúng có thể thốt ra ngồi sau khi sợ hãi, chúng có thể bay và mất.

3.1.3. Giai đoạn sau 12 tuần tuổi

Ở giai đoạn này có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con/m2. Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.

Nếu tốn kém trong việc chia chuồng ra nhiều ơ nhỏ thì có thể chọn phương án ni tập trung (quần thể). Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới

57

mắt cáo. Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp proximăng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao đảm bảo chim khơng thốt ra ngoài.

Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát, sử dụng loại cát vàng, để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần cịn lại có thể sự dụng bằng nền betông, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi.

Mái che bán phần và đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đơng. Khi có rét đậm rét vào mùa đông, hoặc sương muối, nên che chắn cẩn thận tồn bộ chuồng ni bằng vải bạt và thắp điện sưởi để tránh rét cho chim.

Nên lưu ý đến các đợt mưa tạt, gió lùa vì đây là những thời điểm chim rễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, cầu trùng, tụ huyết trùng, thương hàn,...

Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng Virkon S định kỳ 1 lần/tuần, tăng cường khi có dịch hoặc khí hậu ẩm ướt. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilon trong khu vực ni đề phịng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều, chết.

3.1.4. Làm chuồng cho chim lớn

Về kích thước chuồng có thể làm 1 trong 2 cách sau:

Cách 1 (áp dụng cho việc nuôi sinh sản): mỗi chuồng chỉ 1 trống và 3

mái. Diện tích sàn: 1.5x2m, cao 1.8-3m. Mỗi chuồng nên làm 1 cửa ra vào vừa đủ rộng và chiều cao phù hợp sao cho chúng ta ra vào mỗi chuồng dể dàng mà chim khơng bay ra ngồi. Vấn đề thức ăn và nước uống nên đặt bên ngoài mỗi chuồng để tối ưu hố thời gian cho chim ăn, uống và ít làm ảnh hưởng đến sinh lý của chim

Cách 2 (áp dụng cho nuôi thịt và nuôi sinh sản): nuôi thả bầy (đàn) với

số lượng không hạn chế . Lưu ý: số lượng nên giảm dần theo độ tuổi sao cho phù hợp. Đối với nuôi sinh sản nên chọn tỷ lệ: 1 trống 3 mái. Ngược lại ni thịt, thì khơng quan trọng tỷ lệ trống mái. Diện tích sàn tùy thuộc vào số lượng chim, diện tích đất thực tế sao cho chim phù hợp. Chúng ta có thể kết hợp làm chuồng kết hợp với trồng cây ăn trái, cây kiểng...ở trong chuồng: cây vừa tạo bóng mát cho chim, vừa tiết kiệm được chi phí bón cây, cơng vệ sinh chuồng, diện tích đất,..

Ngồi ra, với 2 cách làm chuồng trên nên gác nhiều cây cho chim đứng, ngủ, ...đồng thời nên làm thêm vợt bắt chim, vợt lượm trứng khi cần thiết giảm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chim trĩ.

58

Cách 1 dể kiểm soát được chất lượng con giống, tỷ lệ trứng có trống cao, dể chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh, bệnh tật, khả năng sinh sản, con giống hơn cách 2. Ngược lại, cách 1 chi phí chuồng trại cao hơn, tốn diện tích sàn nhiều hơn cách 2. Do đó tùy theo điều kiện và định hướng phát triển chúng ta sẽ lựa chọn cách thức chuồng trại phù hợp.

4. Chăm sóc ni dưỡng

4.1. Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng 4.1.1. Nuôi chim con ( giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi ) 4.1.1. Nuôi chim con ( giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi )

Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo, sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đám bảo nhiệt độ 25 -27 độ C. Khơng ni chim con tại nơi có gió lùa , mưa tạt , che đậy cẩn thận để đảm bảo an tồn cho chim khỏi các vật ni khác tấn cơng : Chó ,mèo , chuột . Khu vực ni thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15- 20 ngày/ lần .

Thức ăn : sử dụng loại cám viên dùng cho gà con , sử dụng loại máng ăn , uống tự chế hoặc máng dùng cho gà miễn sao đảm bảo vệ sinh. Nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới, tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2. Với chim nhỏ sức đề kháng yếu ta sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống .

4.1.2. Nuôi chim trưởng thành

Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc. Tỉ lệ pha tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của chim : có thể dùng tới 60% thóc trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh : rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ ..vv. Hạn chế cho các loại thức ăn lạ : tơm, cua, cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy.

Trong quá trình ni đàn thường sảy ra hiện tượng chim cắn , mổ nhau : Vị trí mổ thường tập chung vào mắt ,đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt. Để hạn chế việc này ta có thể sử dụng 1 số phương thức sau :

Tách riêng cá thể chim bị đánh, hoặc chim đánh ra khỏi chuồng nuôi từ 3-5 ngày. Sau đó thả lại bình thường.

Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất : Ca , Zn . Có thể sử dụng loại thuốc chống cắn, mổ bán tại các tiệm thú y để pha vào thức ăn cho chim.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63)