Ở giai đoạn này có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con/m2. Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.
Nếu tốn kém trong việc chia chuồng ra nhiều ơ nhỏ thì có thể chọn phương án ni tập trung (quần thể). Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới
57
mắt cáo. Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp proximăng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao đảm bảo chim khơng thốt ra ngoài.
Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát, sử dụng loại cát vàng, để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần cịn lại có thể sự dụng bằng nền betông, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi.
Mái che bán phần và đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đơng. Khi có rét đậm rét vào mùa đông, hoặc sương muối, nên che chắn cẩn thận toàn bộ chuồng nuôi bằng vải bạt và thắp điện sưởi để tránh rét cho chim.
Nên lưu ý đến các đợt mưa tạt, gió lùa vì đây là những thời điểm chim rễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, cầu trùng, tụ huyết trùng, thương hàn,...
Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng Virkon S định kỳ 1 lần/tuần, tăng cường khi có dịch hoặc khí hậu ẩm ướt. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilon trong khu vực ni đề phịng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều, chết.
3.1.4. Làm chuồng cho chim lớn
Về kích thước chuồng có thể làm 1 trong 2 cách sau:
Cách 1 (áp dụng cho việc nuôi sinh sản): mỗi chuồng chỉ 1 trống và 3
mái. Diện tích sàn: 1.5x2m, cao 1.8-3m. Mỗi chuồng nên làm 1 cửa ra vào vừa đủ rộng và chiều cao phù hợp sao cho chúng ta ra vào mỗi chuồng dể dàng mà chim khơng bay ra ngồi. Vấn đề thức ăn và nước uống nên đặt bên ngoài mỗi chuồng để tối ưu hoá thời gian cho chim ăn, uống và ít làm ảnh hưởng đến sinh lý của chim
Cách 2 (áp dụng cho nuôi thịt và nuôi sinh sản): nuôi thả bầy (đàn) với
số lượng không hạn chế . Lưu ý: số lượng nên giảm dần theo độ tuổi sao cho phù hợp. Đối với nuôi sinh sản nên chọn tỷ lệ: 1 trống 3 mái. Ngược lại ni thịt, thì khơng quan trọng tỷ lệ trống mái. Diện tích sàn tùy thuộc vào số lượng chim, diện tích đất thực tế sao cho chim phù hợp. Chúng ta có thể kết hợp làm chuồng kết hợp với trồng cây ăn trái, cây kiểng...ở trong chuồng: cây vừa tạo bóng mát cho chim, vừa tiết kiệm được chi phí bón cây, cơng vệ sinh chuồng, diện tích đất,..
Ngồi ra, với 2 cách làm chuồng trên nên gác nhiều cây cho chim đứng, ngủ, ...đồng thời nên làm thêm vợt bắt chim, vợt lượm trứng khi cần thiết giảm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chim trĩ.
58
Cách 1 dể kiểm soát được chất lượng con giống, tỷ lệ trứng có trống cao, dể chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh, bệnh tật, khả năng sinh sản, con giống hơn cách 2. Ngược lại, cách 1 chi phí chuồng trại cao hơn, tốn diện tích sàn nhiều hơn cách 2. Do đó tùy theo điều kiện và định hướng phát triển chúng ta sẽ lựa chọn cách thức chuồng trại phù hợp.