Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích thực trạng chiến lược phát triển tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 32 - 34)

2. Các yếu tố tác động từ môi trường vi mô 1 Người cung ứng và khách hàng

2.2 Sản phẩm thay thế

Đối với ngân hàng, sản phẩm thay thế có tính năng gần giống sản phẩm mà ngân hàng đang cung ứng hoặc sản phẩm sẽ được phát triển trong tương lai. Nếu số lượng sản phẩm thay thế trên thị trường ít thì sản phẩm hiện có của ngân hàng sẽ ít bị cạnh tranh và có cơ hội thắng trên thị trường. Ngược lại, sản phẩm thay thế đa đạng, người sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ có thêm lựa chọn, khi đó ngân hàng sẽcó thêm áp lực cạnh tranh, đối mặt với nguy cơ thu hẹp thị phần.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây thị trường bảo hiểm nhân thọ xuất hiện nhiều công ty nước ngoại với sản phẩm tiết kiệm - tích lũy - bảo hiểm đã phần nào chia sẻ thị phần nguồn tiết kiệm của người dân. Thêm vào đó, các kênh đầu tưthơng qua sàn giao dịch bất động sản, thị trường chứng khốn cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cạnh tranh của ngân hàng. Mức vốn hoá thị trường bắt đầu từ con số khiêm tốn chiếm chưa đến 0,5%GDP, sau 10 năm đạt 40% GDP. Khối lượng giao dịch trung bình tăng từ 55 tỉ đồng/phiên lên 3.000 tỉ đồng/phiên. Chỉ riêng mức huy động vốn trung và dài hạn thị trường trong 6 tháng đầu năm 2010 lên đến 40 ngàn tỉ đồng gấp đơi so với năm 2009.

Chính điều đó cho thấy một lượng nguồn vốn lớn của dân chúng thay vì gửi tiết kiệm thì họ đầu tư vào thị trường chứng khốn. Điều này làm gia tăng đáng kể chi phí huy động vốn của các ngân hàng và giảm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp (do doanh nghiệp tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu) nhưng cũng đồngthời mở rộng kênh cho các nhà đầutư vay thế chấp bằng chứng khoán (nghiệp

vụrepo chứng khốn). Theo các chun gia, Chính phủ cần đẩy nhanh q trình cổ phần hố, tái cấu trúc doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Đặc biệt, sự phát triển của nền kinh tế khơng chính thức, trong đó có thị trường chứng khốn, chiếm đến khoảng chừng 50% của nền kinh tế Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nguy cơ bị thay thế

Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại:

• Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…) • Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)

• Là nơi thực hiện các chức năng thanh tốn • Là nơi cho vay tiền

• Là nơi hoạt động kiều hối

Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng.

Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm.

Ngay ở các siêu thị, người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh tốn. Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.

Ngồi hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam cịn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khốn, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là chưa kể các hình thức khơng hợp pháp như “chơi hụi”. Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Chẳng hạn như thời điểm này, giá vàng đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tự do cũng biến động thì lãi suất tiết kiệm của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 7-8% một năm.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích thực trạng chiến lược phát triển tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 32 - 34)